Nội dung chính
  • Triệu chứng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có sao không? 
  • Nguyên nhân làm môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Cách xử lý môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng nhanh khỏi
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh môi bị rộp trắng
Nội dung chính
  • Triệu chứng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có sao không? 
  • Nguyên nhân làm môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Cách xử lý môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng nhanh khỏi
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh môi bị rộp trắng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có sao không? Cách xử lý

Bé sơ sinh bị rộp trắng ở miệng gây đau đớn khiến trẻ quấy khóc. Điều này làm cho các bậc cha mẹ lo lắng không biết nên xử lý như thế nào? Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là do bé bị nấm miệng. Triệu chứng rộp miệng, nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này sẽ được giải đáp ở bài viết này.
Nội dung chính
  • Triệu chứng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có sao không? 
  • Nguyên nhân làm môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng
  • Cách xử lý môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng nhanh khỏi
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh môi bị rộp trắng

Rộp trắng môi ở trẻ sơ sinh

Rộp trắng môi ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Bé sơ sinh bị rộp trắng ở môi dùng mắt thường rất dễ nhận biết. Khi cha mẹ thấy lưỡi của trẻ có mảng trắng thì có thể dùng gạc rơ lưỡi để làm sạch. Trong trường hợp mảng trắng trong miệng không thể làm sạch, kèm theo đó là có dấu hiệu như:

  • Mảng trắng bám trên nhiều vị trí như: Môi, lưỡi, vòm miệng, lợi, cổ họng,... 
  • Các mảng trắng này khó có thể làm sạch bằng nước muối sinh lý,
  • Trẻ đau miệng, quấy khóc khi ăn. Một số trường hợp miệng bé bị chảy máu  trong miệng.
  • Ngoài ra, rộp trắng kèm vết nứt khóe miệng của trẻ có thể do chứng phát ban do bị nấm men.

Nếu cha mẹ thấy các triệu chứng trên thì nên cho trẻ thăm khám tại các trung tâm y tế hoặc thăm khám online để được tư vấn kịp thời.

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có sao không? 

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, theo các Bác sĩ Nhi khoa thì phần lớn trẻ sơ sinh đều bị hiện tượng này. Thông thường, tình trạng rộp trắng ở miệng của trẻ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Trong trường hợp bé quấy khóc liên tục kèm theo sốt cao, bỏ ăn, vết rộp trắng lan rộng,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị đúng cách.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bị rộp miệng

Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bị rộp miệng

Nguyên nhân làm môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở môi có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ vào mức độ mà các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng đó là:

  • Bé tổn thương môi do ti mẹ quá mạnh. Bé sơ sinh sẽ sử dụng nướu và môi để ti mẹ. Do đó, trong quá trình cọ sát môi, lợi dễ bị tổn thương, gây rộp môi.
  • Bé bị nhiễm nấm Candida - một loại nấm miệng phổ biến ở trẻ.
  • Chế độ ăn của bé chứa nhiều đồ ngọt, đồ ăn gây nóng trong dễ làm bé bị rộp trắng.
  • Vệ sinh miệng cho bé chưa đúng cách hoặc không thường xuyên vệ sinh dễ khiến trẻ mắc nấm, rộp trắng môi.

Rộp trắng ở miệng bé sơ sinh có thể xảy ra do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Chủ yếu vẫn là do nấm gây nên.

Cách xử lý môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng nhanh khỏi

Khi trẻ bị rộp trắng môi thì nên xử lý như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Cách xử lý môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng có 2 cách. Một là áp dụng cách tự nhiên, hai là sử dụng thuốc đặc trị.

Trường hợp hiện tượng rộp trắng nhẹ thì xử lý bằng phương pháp tự nhiên vừa an toàn vừa đạt hiệu quả cao. Một số nguyên liệu tự nhiên chữa rộp trắng cho trẻ đó là:

Xử lý rộp trắng bằng rau ngót

Rau ngót chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và còn có tác dụng chống viêm, kháng nấm. Dân gian thường sử dụng nước cốt rau ngót để tưa lưỡi cho trẻ.

Cách dùng nước rau ngót chữa rộp trắng rất đơn giản. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch rau ngót, xay nhuyễn, lấy nước cốt. Sau đó, sử dụng gạc rơ lưỡi thấm nước cốt để vệ sinh phần rộp trắng cho bé. Làm liên tục trong thời gian từ 5 đến 7 ngày.

Lá trà xanh chữa rộp trắng

Trà xanh có tính sát khuẩn rất cao. Dân gian dùng nước trà xanh để trị mụn, dưỡng da, chống nắng, chữa nấm lưỡi cho trẻ,... rất hiệu quả. 

Cách thực hiện: Cha mẹ rửa sạch nắm lá trà xanh, đun lấy nước để tắm ngoài da cho bé. Kết hợp với dùng nước trà xanh đề rơ miệng chữa rộp trắng cho bé. Cha mẹ nên để nước trà xanh thật nguội tránh tình trạng làm tổn thương khoang miệng bé.

Nước lá trà xanh cải thiện môi bị rộp trắng

Nước lá trà xanh cải thiện môi bị rộp trắng

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý thường dùng vệ sinh cho trẻ sơ sinh là loại 0.9%. Nước muối có khả năng sát trùng, diệt nấm miệng hiệu quả. Cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh miệng cho con thường xuyên, làm giảm tình trạng rộp trắng của trẻ.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa cũng có tính sát khuẩn cao, dầu thiên nhiên vô cùng lành tính. Cách dùng dầu dừa chữa môi trẻ sơ sinh bị rộp như sau: 

Cha mẹ lấy 1 ít dầu dừa nguyên chất thấm vào gạc rơ lưỡi để bôi lên vùng da rộp trắng của bé. Thực hiện nhiều lần trong ngày để làm dịu vết rộp và làm mềm môi cho trẻ.

Dùng sữa non của mẹ chữa rộp trắng cho trẻ

Sữa non của mẹ chứa rất nhiều kháng thể sống, giàu dinh dưỡng. Nếu dùng sữa non của mẹ để bôi vào vết rộp trắng ở miệng trẻ sẽ giúp trẻ khỏi nhanh hơn rất nhiều. Đây cũng là biện pháp an toàn, làm giảm nhiễm trùng khoang miệng cho bé.

Dùng sữa non của mẹ chữa môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Dùng sữa non của mẹ chữa môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh môi bị rộp trắng

Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề dễ dàng, nhất là khi bé đang bị rộp trắng ở miệng. Trẻ sẽ quấy khóc thường xuyên hoặc không hợp tác khi mẹ vệ sinh miệng cho bé. Một số cách giúp mẹ chăm sóc trẻ bị rộp miệng dễ dàng hơn đó là:

  • Không cạy lớp vảy trắng, vết rộp trắng trên miệng bé. Tránh tình trạng vết rộp chảy máu, nhiễm trùng và làm cho trẻ đau hơn.
  • Kiên nhẫn đợi bé mở to miệng mới cho bé bú. Mục đích để bé có thể ngậm trọn đầu ti vào miệng, tránh để bé dùng môi và nướu gây tổn thương niêm mạc miệng.
  • Với trẻ sơ sinh bị rộp trắng ở giai đoạn đang ăn dặm thì mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng. Đảm bảo bé nuốt thức ăn dễ dàng, không chạm vào vết rộp, làm vết rộp nặng hơn.
  • Vệ sinh miệng bé sạch sẽ sau khi bú hoặc ăn. Kết hợp vệ sinh bình sữa, đầu ti mẹ để tránh tình trạng vi khuẩn lây lan. Rơ lưỡi cho trẻ bằng các biện pháp tự nhiên trên để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Tuyệt đối không hôn hoặc thơm trẻ trong bất kỳ trường hợp nào. Khi bé đang bị rộp trắng, người lớn thơm trẻ có thể lây bệnh từ trẻ và làm tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.
  • Đưa trẻ đến thăm khám tại trung tâm y tế hoặc đặt lịch khám online qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi nếu thấy trẻ có các biểu hiện: Miệng bé bị loét, tấy đỏ, bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn, sốt kéo dài, phân có chất nhầy hoặc có máu,...

Đặt lịch khám trên IVIE - Bác sĩ ơi mang lại nhiều lợi ích cho cha mẹ như:

  • Đặt lịch khám linh động,
  • Được lựa chọn bác sĩ tư vấn, khám bệnh,
  • Được bác sĩ tư vấn 24/24,
  • Được cung cấp thông tin bác sĩ, lịch khám, phí khám bệnh công khai trên ứng dụng,
  • Được cung cấp phác đồ điều trị, kê đơn online bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Nhi Trung Ương như: Thạc sĩ Bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức, Thạc sĩ Bác sĩ nội trú Đỗ Anh Tuấn, Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Duyên,...

Khám Nhi khoa Online với ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Khám Nhi khoa Online với ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là một bệnh lý hay xuất hiện ở trẻ. Bệnh có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhiễm nấm. Với tình trạng nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà với các biện pháp tự nhiên. Trường hợp nặng hơn, cha mẹ hãy liên hệ tổng đài của IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn, đặt lịch khám kịp thời.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng với bác sĩ nhi uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/07/2024 - Cập nhật 16/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
112 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
281 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
177 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
443 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG