Nội dung chính
  • 1. Móng tay có sọc đen nhỏ là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen nhỏ
  • 3. Cách xử lý móng tay có sọc đen nhỏ
  • 4. Mẹo chăm sóc móng tay khỏe đẹp bạn nên biết
Nội dung chính
  • 1. Móng tay có sọc đen nhỏ là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen nhỏ
  • 3. Cách xử lý móng tay có sọc đen nhỏ
  • 4. Mẹo chăm sóc móng tay khỏe đẹp bạn nên biết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Sản phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ
Quan tâm và chăm sóc móng tay không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn là cách theo dõi tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể người. Đôi khi, các thay đổi bất thường ở móng tay lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vậy, móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Cách điều gì ra sao? Hãy cùng IVIE- Bác sĩ ơi tìm hiểu về tình trạng sọc đen ở móng tay nhé!
Nội dung chính
  • 1. Móng tay có sọc đen nhỏ là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen nhỏ
  • 3. Cách xử lý móng tay có sọc đen nhỏ
  • 4. Mẹo chăm sóc móng tay khỏe đẹp bạn nên biết

1. Móng tay có sọc đen nhỏ là như thế nào?

Trước khi giải đáp câu hỏi móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì, Ở một người khỏe mạnh bình thường, móng tay thường có màu hồng nhạt đều đặn, dưới gốc móng tay (phần dưới cùng của móng) là phần bán nguyệt màu trắng hồng, khi sờ vào móng tay, bạn sẽ thấy móng tay trơn nhẵn, không nổi gờ rãnh bất thường.

Móng tay có sọc đen là tình trạng nổi các vạch đen hay nâu trên móng, các đường vạch này chạy dọc, dài từ cuối móng tay lên đến trên cùng. Móng tay có thể nổi gờ rãnh hoặc không. Sọc đen trên móng tay có thể ở tất cả các ngón, xuất hiện ở một hoặc nhiều móng khác nhau.

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì?

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì?

2. Nguyên nhân khiến móng tay có sọc đen nhỏ

Mọi người thường thắc mắc, móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì? Sau đây, IVIE - Bác sĩ ơi xin tổng hợp lại một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Móng tay xuất hiện sọc dọc đen, nguyên nhân móng tay có sọc đen nhỏ có thể do các tế bào sắc tố, hay còn gọi là melanin gây ra. Melanin tích tụ trong cơ thể thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương: Nếu bạn bị chấn thương vào móng tay, có thể gây ra sọc đen ở móng tay. Đặc biệt, ngón tay cái thường xuyên bị chấn thương, gây ra sọc đen trên móng tay cái.

  • Tăng sản xuất melanin: Sọc đen nhỏ có thể là kết quả của việc tăng sản xuất melanin, chẳng hạn như trong trường hợp bị tăng huyết áp hoặc dùng thuốc.

  • Nấm móng: Nếu bị nhiễm nấm móng, móng tay có thể xuất hiện sọc đen nhỏ hoặc màu đen.

  • Sử dụng thuốc hoặc hóa chất gây hại cho móng tay: Làm móng tần suất quá dày hay sử dụng loại sơn móng kém chất lượng cũng có thể gây ra các sọc đen trên móng tay.

Móng tay có sọc đen có thể do bệnh lý nội tiết gây nên

Móng tay có sọc đen có thể do bệnh lý nội tiết gây nên

  • Bệnh lý nội tiết như tiểu đường hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, thiếu máu

  • Ung thư da: Trong trường hợp hiếm, sọc đen nhỏ có thể là biểu hiện của ung thư da, nhưng điều này cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác với sức khỏe, do đó cần được khám bác sĩ để đưa ra chẩn đoán chính xác.

  • Tổn thương do cắn móng tay: Cắn móng tay là một thói quen xấu gây nhiều tác hại thường gặp như: móng tay cụt, mòn răng…., đồng thời nó cũng có thể gây ra các sọc đen ở móng tay.

  • Bệnh vẩy nến: Vẩy nến là bệnh ngoài da có liên hoan đến hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền. Người bị vẩy nến có thể biểu hiện bằng các mảng vảy đỏ, da khô, ngứa và các sọc đen trên móng tay.

  • Hội chứng Cushing: Cushing là một rối loạn liên quan đến tuyến yên. Người bệnh sẽ có biểu hiện mặt tròn như mặt trăng, bụng to, chân tay nhỏ, gầy yếu.

  • Cơ thể thừa nhiều sắt: Trong cơ thể, sắt được thải ra ngoài qua phân, nước tiểu, mồ hôi, tóc và móng. Nếu lượng sắt trong cơ thể thừa quá nhiều, có thể biểu hiện bằng việc móng tay có sọc đen dọc.

Cơ thể thừa nhiều sắt có thể là nguyên nhân xuất hiện sọc đen nhỏ ở móng tay

Cơ thể thừa nhiều sắt có thể là nguyên nhân xuất hiện sọc đen nhỏ ở móng tay

  • Tiếp xúc với tia X quá mức: Công việc phải tiếp xúc với tia X quá nhiều hoặc sau quá trình xạ trị, trên móng tay có thể xuất hiện các sọc đen nhỏ.

  • Thuốc hóa trị liệu: Người bị bệnh ung thư thường phải được điều trị bằng phương pháp hóa trị, các thuốc trong quá trình hóa trị liệu dễ gây ra các sọc đen trên móng tay.

  • Do vi khuẩn: Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, móng tay có thể xuất hiện các sọc dọc màu đen hoặc màu xanh đậm.

  • Do thuốc nhuộm tóc: Thuốc nhuộm tóc cũng là kẻ thù của da bàn tay và cả móng tay. Nếu tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc thường xuyên, đặc biệt là không đeo bao tay thì móng tay sẽ dễ xuất hiện các sọc đen, nhỏ, chạy dọc.

3. Cách xử lý móng tay có sọc đen nhỏ

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì đã được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp phía trên và đối với trường hợp nhẹ như bị chấn thương lành tính, sọc đen trên móng tay có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu các sọc đen kéo dài có màu đậm hơn đi kèm các triệu chứng như:

  •  Hình dạng móng tay bị thay đổi

  •  Ngứa ngáy hoặc chảy máu ở xung quanh móng

  • Các sọc đen trên móng đậm màu, rõ ràng, kèm theo đó có những vết loét, sùi với đường viền không đều, kích thước có thể vài mm hoặc hơn, không đối xứng.

Nếu nguyên nhân là chấn thương lành tính, sọc đen trên móng tay có thể biến mất sau vài ngày

Nếu nguyên nhân là chấn thương lành tính, sọc đen trên móng tay có thể biến mất sau vài ngày

Sọc đen trên móng tay kèm các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của ung thư hắc tố da. Ung thư hắc tố da là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh và gây di căn sớm. Điều trị ung thư ở giai đoạn nặng cũng rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả thấp. Vì vậy, để chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên về da liễu hoặc khám online để được tư vấn về bệnh.

 Sau đây, IVIE- Bác sĩ ơi sẽ gợi ý cho các bạn một số cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín:

  • Bệnh viện da liễu Trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

  • Bệnh viện da liễu Hà Nội: 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội.

  • Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc: 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội

  • Bệnh viện E: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Tổ hợp y tế MEDIPLUS: 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

  • Phòng khám ĐK QT Thanh Chân: Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội

Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín


Ngoài ra, bạn có thể khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online sẽ xem tình trạng da, hỏi về lối sống, sinh hoạt, từ đó chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc trực tuyến ngay trên ứng dụng.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số bác sĩ khám da liễu online tiêu biểu như:

- Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;

- Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;

- Thạc sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;

- Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác

Bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ 

Tải app

Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

4. Mẹo chăm sóc móng tay khỏe đẹp bạn nên biết

Để có một bộ móng tay vừa khỏe vừa đẹp, bạn cần quan tâm và chăm sóc nó thật tốt. Sau đây IVIE - Bác sĩ ơi xin chia sẻ mẹo chăm sóc móng tay khỏe đẹp tại nhà:

  •  Uống nhiều nước: Như bạn đã biết, uống nhiều nước đem lại rất nhiều tác động tích cực cho cơ thể: đẹp da, cân bằng hệ đệm trong cơ thể và còn giúp móng tay khỏe, không bị giòn và dễ gãy.

  • Ăn uống khoa học: Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng đủ các nhóm chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và móng tay chắc khỏe.

  • Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là biotin: Biotin là vitamin quan trọng với hệ thần kinh, tóc và móng. Để bổ sung biotin cho cơ thể bạn nên ăn nhiều cá hồi, trứng và các loại đậu. Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng giúp tóc và móng khỏe.

Hạn chế làm móng để móng tay được khỏe đẹp

Hạn chế làm móng để móng tay được khỏe đẹp

  • Hạn chế làm móng: Các hóa chất và đèn chiếu UV trong quá trình làm móng gây hại cho sức khỏe và móng tay của bạn, làm móng mỏng, yếu và dễ gãy. Vì vậy, bạn nên hạn chế làm móng hết sức có thể để bảo vệ bộ móng tự nhiên.

  • Dùng kem dưỡng da tay thường xuyên: Các loại kem dưỡng da tay không chỉ có tác dụng giúp da tay mịn màng, đủ ẩm mà còn giúp cho móng tay bóng, khỏe hơn.

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất: Các hóa chất thường gặp hàng ngày như nước rửa bát, chất tẩy rửa bồn cầu hay nước rửa tay chứa nhiều cồn khiến tay bạn bị khô, nhăn nheo và thô ráp. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với hóa chất, chọn loại nước rửa tay chứa ít hoặc không có cồn.

  • Không để móng tay quá dài: Móng tay dài sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương như nứt, gãy. Vì vậy, bạn nên cắt móng tay ngắn vừa đủ để tránh bị tổn thương.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời: Tia UV trong ánh sáng mặt trời không chỉ làm cho da tay bị lão hóa, đồi mồi, đốm nâu mà còn khiến móng tay giòn hơn.

Tránh để bàn tay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài

Tránh để bàn tay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài

Móng tay có sọc đen nhỏ là bệnh gì đã được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp phía trên, cùng với những thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng tránh để có một bộ móng khỏe đẹp. Và IVIE - Bác sĩ ơi cũng muốn nhắn nhủ đến các bạn thông điệp rằng: Bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình, ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/05/2023 - Cập nhật 06/07/2023
4.9/5 - (115 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

25/10/2023

2213 Lượt xem

8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

24/10/2023

641 Lượt xem

9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

24/10/2023

517 Lượt xem

9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

24/10/2023

5876 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG