Nội dung chính
  • 1. Rifampicin
  • 2. Isoniazid
  • 3. Pyrazinamid
  • 4. Streptomycin
  • 5. Ethambutol
  • 6. Thiacetazon
Nội dung chính
  • 1. Rifampicin
  • 2. Isoniazid
  • 3. Pyrazinamid
  • 4. Streptomycin
  • 5. Ethambutol
  • 6. Thiacetazon
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số thuốc chống lao thiết yếu được sử dụng trong Chương trình Chống lao quốc gia

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao ở nước Việt Nam, mục tiêu hàng đầu trong Chương trình Chống lao quốc gia là giảm tỷ lệ số người mắc, người chết do lao hàng năm. Việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho người mắc lao cũng được đặt lên hàng đầu. Mỗi người tùy vào tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Việc tuân thủ thuốc điều trị lao rất quan trọng, quyết định sự khỏi bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Rifampicin
  • 2. Isoniazid
  • 3. Pyrazinamid
  • 4. Streptomycin
  • 5. Ethambutol
  • 6. Thiacetazon

Phân loại các thuốc chống lao

Theo nguồn gốc

  • Chiết xuất từ nấm
  • Thuốc bán tổng hợp 
  • Thuốc hóa chất

Theo tác dụng của thuốc với vi khuẩn

  • Thuốc diệt khuẩn
  • Thuốc tiệt khuẩn
  • Thuốc kìm khuẩn

Các thuốc chống lao thiết yếu

Hiện nay Tổ chức chống lao quốc tế quy định 6 thuốc chống lao thiết yếu là RMP, INH, SM, PZA, EMB và thiacetazon.

1. Rifampicin

Thuốc được trình bày dưới dạng viên nang, hàm lượng 150mg và 300mg

  • Viết tắt: RMC, ký hiệu R
  • Tác dụng: diệt trùng và tiệt trùng. Ngoài vi khuẩn lao thuốc còn có tác dụng với các vi khuẩn gram khác và tác dụng với cả vi khuẩn lao không điển hình Mycobacterium atypique.
  • Nồng độ và tỷ lệ thuốc: với vi khuẩn lao nồng độ ức chế tối thiểu trong huyết thanh thấp. Tỷ lệ đột biến kháng thuốc thấp. Thuốc khuyếch tán trong tổ chức tốt.
  • Thuốc được trình bày dưới dạng viên nang, hàm lượng 150mg và 300mg. Hiện nay đã có viên hỗn hợp RH hàm lượng 150/100mg và hàm lượng 300/150mg. Hoặc viên hỗn hợp RHZ hàm lượng 150/75/400mg
  • Liều dùng hàng ngày là 10mg, 8-12 mg/kg thể trọng cho trẻ em và người lớn. Liều cách quãng dùng 2-3 lần trong tuần cũng giống liều dùng hàng ngày, không dùng quá liều 12mg/kg cân nặng
  • Uống lúc đói, xa bữa ăn ít nhất 2 giờ.

Độc tính của thuốc

  • Kích thích đường tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy…
  • Viêm gan nhiễm độc: hay dùng ở liều cao, ở bệnh nhân suy gan, ở trẻ nhỏ tuổi.
  • Các tai biến khác: hội chứng giả cúm, nổi ban trên da, choáng phản vệ, suy thận cấp, thiếu máu huyết tan, xuất huyết giảm tiểu cầu.

2. Isoniazid

Isoniazid

  • Viết tắt: INH, ký hiệu H
  • Tác dụng: diệt vi khuẩn lao trong và ngoài tế bào
  • Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén, hàm lượng 5mg, 100mg, 150mg, 300mg, riêng biệt hoặc kết hợp với rifampicin.

Độc tính của thuốc

  • Đối với gan: có thể gây viêm gan, tai biến này gặp nhiều hơn ở người có tiền sử viêm gan, ở người già, người nghiện rượu và trẻ nhỏ tuổi. Tai biến tăng lên khi phối hợp isoniazid với rifampicin.
  • Với thần kinh: Isoniazid làm tăng quá trình đào thải vitamin B6 qua đường tiết niệu gây nên viêm thần kinh ngoại biên.
  • Những tai biến khác: rối loạn tâm thần- hội chứng trầm cảm, viêm da, rối loạn nội tiết- vú to ở nam giới.

3. Pyrazinamid

  • Viết tắt: PZA,ký hiệu Z.
  • Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén, hàm lượng 250mg, 500mg.

Độc tính của thuốc

  • Gây viêm gan, trước đây pyrazinamid được điều trị với liều cao nên gặp nhiều tai biến. Ngày nay liều lượng thuốc phù hợp nên biến chứng viêm gan ít gặp
  • Đau các khớp: hội chứng gút khoảng 33%. Do pyrazinamid được bài tiết qua thận, làm giảm quá trình đào thải acid uric của thận, gây ứ đọng acid uric trong máu.
  • Đôi khi pyrazinamid gây ra các phản ứng ngoài da như ngứa, nổi mề đay.

Lao

4. Streptomycin

  • Viết tắt SM, ký hiệu S.
  • Là kháng sinh chữa lao đầu tiên.
  • Tác dụng: diệt vi khuẩn lao ngoài tế bào, không có tác dụng với các vi khuẩn lao trong tế bào. Rất cần thiết trong giai đoạn điều trị tấn công và điều trị các thể lao có hang- ở phổi, thận.
  • Thuốc được trình bày dưới dạng bột trong lọ chân không, hàm lượng 1g. Hòa với nước cất trước khi tiêm; 1g tương đương 1.000.000 đơn vị.
  • Thuốc đào thải chậm qua thận. Sau 72 giờ thuốc vẫn còn trong cơ thể.

Độc tính của thuốc

  • Streptomycin gây viêm dây thần kinh số VIII; với nhánh tiền đình gây chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng khi nhắm mắt, có thể hồi phục được; với nhánh ốc tai gây điếc không hồi phục.
  • Streptomycin gây dị ứng ở nhiều mức độ: nổi mẩn và sốt có các ban đỏ ngứa. Nặng hơn như phù quanh hốc mắt, viêm giác mạc. sốt cao rét run, ban đỏ toàn thân. Nặng nhất là sốc phản vệ có thể gây tử vong: phải thử phản ứng trước khi tiêm streptomycin.
  • Streptomycin gây tê quanh môi, cảm giác như kiến bò sau tiêm.
  • Có thể gây suy giảm chức năng thận nên phải giảm liều khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và người có chức năng thận kém.
  • Streptomycin độc cho thai nhi nên không dùng cho bệnh nhân có thai.

5. Ethambutol

  • Viết tắt: EMB, ký hiệu E
  • Tác dụng: khi mới phát minh, thuốc này được coi là có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng ngày nay qua nhiều công trình nghiên cứu người ta kết luận ethambutol chỉ có tác dụng kìm khuẩn, được phối hợp với các thuốc chống lao khác như rifampicin, isoniazid để tránh hiện tượng đột biến kháng thuốc.

Độc tính của thuốc

  • Viêm thần kinh thị giác làm giảm thị lực, rối loạn nhận cảm màu sắc.

6. Thiacetazon

  • Viết tắt Tb1, ký hiệu T.
  • Tác dụng: kìm sự phát triển của vi khuẩn lao, thường kết hợp với isoniazid trong cùng một viên thuốc.
  • Thuốc thường được sử dụng phổ biến ở châu Phi vì người châu Phi dung nạp thuốc tốt, ít có tai biến xảy ra, ngược lại ở nước ta tai biến của thuốc rất nhiều có khi rất nặng. Vì vậy Hiệp hội chống lao quốc tế khuyến cáo dùng 6 thuốc thiết yếu nhưng Việt Nam chỉ sử dụng phổ biến 5 thuốc trong Chương trình Chống lao quốc gia.
  • Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 50mg, 100mg, hoặc kết hợp với INH trong cùng một viên dưới dạng 100/50mg hay 300/100mg H và T.

Độc tính của thuốc

  • Thuốc có thể gây một số tai biến về gan, tiêu hóa, máu, ngoài da như nổi, mẩn, ngứa, trày da tróc vảy.

Bệnh nhân khi điều trị cần nghiêm túc tuân thủ 6 nguyên tắc điều trị lao cơ bản

Bệnh nhân khi điều trị cần nghiêm túc tuân thủ 6 nguyên tắc điều trị lao cơ bản, nhằm giảm sự đe dọa mà biến chứng do bệnh lý gây nên.

 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

Icon thời gian
28/11/2021
1529 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

Icon thời gian
28/11/2021
1355 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Để điều trị bệnh lao cho người lao nhiễm HIV/AIDS ngoài việc sử dụng thuốc chống lao còn phải làm tốt công tác tư tưởng tư vấn và chăm sóc nguời bệnh toàn...

Icon thời gian
28/11/2021
1775 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

Icon thời gian
28/11/2021
1498 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG