Nội dung chính
  • 1. Bệnh cầu thận và thai kỳ là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh cầu thận trong những tháng thai kỳ
  • 3. Các thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cầu thận và thai kỳ là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh cầu thận trong những tháng thai kỳ
  • 3. Các thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguy cơ của sản phụ có bệnh cầu thận đối với thai kỳ

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Hiện nay, khi tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính tăng lên và phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao hơn, việc kiểm soát các bệnh lý trong thai kỳ trong đó có bệnh lý thận là một thách thức với các nhà lâm sàng. Ngoài bệnh lý thận, những bệnh lý kèm theo trong thai kỳ như bệnh tự miễn, đái tháo đường đặt ra sự cần thiết phải có một hệ thống chăm sóc sức khỏe đa chuyên khoa để đảm bảo kết quả tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh cầu thận và thai kỳ là gì?
  • 2. Cơ chế bệnh cầu thận trong những tháng thai kỳ
  • 3. Các thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ

1. Bệnh cầu thận và thai kỳ là gì?

Bệnh cầu thận trong thai kỳ, đặc biệt là phụ nữ trẻ có bệnh thận mạn mang thai là mối quan ngại cho cả bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng, đồng thời, vì sự không đồng nhất trong nhóm các bệnh lý cầu thận thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ nên lĩnh vực này ngày càng được quan tâm ở mức cao độ. Mặc dù có thể nói rằng phần lớn phụ nữ trẻ mắc bệnh cầu thận sẽ có ca sinh thuận lợi, vẫn có những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sinh đẻ của bệnh nhân.

Khi mang thai, bệnh thận mạn tính làm tăng cả nguy cơ của mẹ và thai nhi. Những kết quả bất lợi trên mẹ bao gồm sự xấu đi về chức năng thận trên nền một bệnh thận tiềm ẩn, gia tăng protein niệu, tăng huyết áp; trong khi đó, đối với thai, đó là nguy cơ sảy thai, sinh non và làm thai chậm phát triển.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu hoặc chuyên khoa sản phụ khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Bệnh thận mạn tính làm tăng cả nguy cơ của mẹ và thai nhi

Bệnh thận mạn tính làm tăng cả nguy cơ của mẹ và thai nhi

2. Cơ chế bệnh cầu thận trong những tháng thai kỳ

Do những tài liệu hiện có cực kỳ lỗi thời và tất cả các nguyên tắc quản lý thai kỳ được ngoại suy chủ yếu từ nghiên cứu trong viêm thận lupus và bệnh tiểu đường, thế nên, những nghiên cứu về kết cục thai sản và chiến lược quản lý trong những bệnh hiếm gặp đòi hỏi một sự quan tâm sâu rộng hơn.

Thai kỳ là một stress sinh lý, có thể dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi. Việc giãn mạch hệ thống và mạch thận làm giảm sức cản mạch thận, dẫn đến tăng lưu lượng lọc cầu thận, kết cục cuối cùng là tăng gần 50% mức lọc cầu thận. Tuy nhiên, hiện tượng sinh lý này lại không xảy ra đầy đủ ở những bệnh nhân mắc tăng huyết áp hoặc bệnh thận mạn tiềm ẩn.

Nói chung, tăng huyết áp càng kháng trị và giai đoạn suy thận càng muộn làm gia tăng nhiều nguy cơ hơn của việc tiến triển bệnh lý thận, sinh non và hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Thai kỳ là một stress sinh lý, có thể dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi

Thai kỳ là một stress sinh lý, có thể dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi

Dữ liệu từ Ý ước tính rủi ro cho suy giảm chức năng thận là 7.6%, 12.6%, 16.2% và 20% ở giai đoạn 1 đến 4 . Đồng thời, tỉ lệ thai sinh non trước 37 tuần tuổi cũng tăng từ 24% ở bệnh thận mạn giai đoạn 1 lên 89% ở giai đoạn 4 và 5. Cân nặng sơ sinh giảm khoảng 1300 g giữa hai nhóm (cân nặng khi sinh trung bình là 2966 ± 659 g với bà mẹ bị bệnh thận mạn giai đoạn 1 và chỉ đạt 1639 ± 870 g với bà mẹ mắc bệnh thận giai đoạn 4-5).

Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ có 16% bệnh nhân trong nghiên cứu có bệnh lý cầu thận và những người mắc bệnh thận ở giai đoạn tiến triển (giai đoạn 3 đến 5) trong số trên, chỉ có 11/45 bệnh nhân đạt được ngưỡng protein trong nước tiểu là 1 g/L.

Bệnh cầu thận trong thai kỳ (thai kỳ ở phụ nữ trẻ mắc bệnh thận mạn) là mối quan tâm không chỉ cho bệnh nhân mà cả đối với các bác sĩ lâm sàng, và vì có rất nhiều bệnh lý cầu thận khác nhau ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ, nên đây là một lĩnh vực cần được tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

3. Các thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ

Mặc dù thiếu dữ liệu trong các bệnh cầu thận nguyên phát, bằng chứng gần đây từ nghiên cứu PROMISSE (Predictors of Pregnancy Outcome in Systemic Lupus Erythematosus and Antiphospholipid Syndrome) và các nghiên cứu nhỏ khác về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và thậm chí viêm mạch cho thấy kết quả tốt hơn nhiều ở phụ nữ với bệnh được kiểm soát đầy đủ trước khi mang thai.

Bệnh cầu thận trong thai kỳ

Bệnh cầu thận trong thai kỳ

Chuẩn bị tối ưu hóa được định nghĩa là ổn định giai đoạn tiến triển nhanh chóng khi có thể, giảm thiểu protein nước tiểu bằng ức chế miễn dịch tương thích với thai kỳ, và kiểm soát tăng huyết áp với các thuốc chống tăng huyết áp an toàn khi mang thai, đồng thời chủ động trì hoãn việc mang thai khi những điều kiện này không thể được đáp ứng.

Trong khi mang thai, giám sát cẩn thận để phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của sự hòa hợp giữa mẹ và thai nhi là rất quan trọng, trong khi chăm sóc sau sinh, cần có sự phối hợp giữa điều trị bệnh lý cầu thận nền và hỗ trợ về mặt cảm xúc để các bà mẹ trẻ đối phó với một căn bệnh mãn tính trong khi nuôi dạy một đứa trẻ. Bảng sau bao gồm các thuốc được chấp nhận có thể được sử dụng trong thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và điều trị biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường

Các trị liệu được chấp thuận sử dụng trong thai kỳ và khi cho con bú

Mục đích

Thuốc và liệu pháp




 

Kiểm soát 

huyết áp

  • Methyldopa
  • Labetalol
  • Nifedipine tác dụng kéo dài
  • Hydralazine
  • Amlodipine (được sử dụng ở châu Âu, nhưng hiện tại dữ liệu an toàn được công bố hạn chế)
  • Thuốc lợi tiểu thiazide (thường tránh, nhưng có thể được sử dụng trong tăng huyết áp khó kiểm soát)
  • Thuốc ức chế hệ RAS chống chỉ định nghiêm ngặt trong thai kỳ, nhưng enalapril, captopril, và quinalapril không truyền qua sữa mẹ và có thể được sử dụng sau sinh để kiểm soát tăng huyết áp và protein niệu



 

Ức chế 

miễn dịch

  • Prednisone
  • Methylprednisolone đường tĩnh mạch
  • Azathioprine
  • Ức chế Calcineurin
  • Rituximab (có thể được xem xét dùng sớm trong thai kỳ, nhưng không có dữ liệu an toàn lâu dài đối với trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm)
  • Trao đổi huyết tương

Ngăn ngừa tiền sản giật

  • Aspirin liều thấp (75 - 81 mg/ngày)
  • Bổ sung canxi và vitamin D (ở những phụ nữ bị thiếu)

Điều trị hội chứng thận hư

  • Lợi tiểu quai Furosemide
  • Heparin trọng lượng phân tử thấp

RAS: hệ renin – angiotensin – aldosteron

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/08/2022 - Cập nhật 26/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các khuyến cáo về điều trị các biến chứng của bệnh cầu thận

Các khuyến cáo về điều trị các biến chứng của bệnh cầu thận

Bệnh cầu thận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý thận mạn tính, đặc biệt ở quần thể người châu Á (trong đó có Việt Nam). Việc điều trị...

24/10/2022

528 Lượt xem

6 Phút đọc

Nguy cơ của sản phụ có bệnh cầu thận đối với thai kỳ

Nguy cơ của sản phụ có bệnh cầu thận đối với thai kỳ

Hiện nay, khi tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính tăng lên và phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao hơn, việc kiểm soát các bệnh lý trong thai kỳ trong đó có bệnh lý thận là ...

22/08/2022

387 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG