Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
  • 2. Những yếu tố nguy cơ làm viêm loét đại tràng
  • 3. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? 
  • 4. Phòng chống viêm loét đại tràng 
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
  • 2. Những yếu tố nguy cơ làm viêm loét đại tràng
  • 3. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? 
  • 4. Phòng chống viêm loét đại tràng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, vi sinh vật, chế độ ăn uống,... Bệnh lý ngày càng phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân, biến chứng giúp bác sĩ lên phương án điều trị phù hợp nhất. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các vấn đề về bệnh lý viêm loét đại tràng thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng
  • 2. Những yếu tố nguy cơ làm viêm loét đại tràng
  • 3. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? 
  • 4. Phòng chống viêm loét đại tràng 

1. Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là điều vô cùng quan trọng, giúp định hướng điều trị và ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Một số nguyên nhân gây viêm loét đại tràng phổ biến như: 

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng

a. Viêm loét do di truyền

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, có 30 gen có thể làm tăng tính nhạy cảm di truyền trong viêm loét đại tràng. Vì vậy, nếu trong gia đình có bố mẹ bị bệnh, con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. 

b. Viêm loét do nhiễm vi sinh vật 

Các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể rồi tấn công đại tràng gây bệnh. Chúng có thể tồn tại trong môi trường xung quanh, trong thực phẩm mà người bệnh ăn phải. Một số vi sinh vật có khả năng gây bệnh là: 

  • Ký sinh trùng: Lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim… 
  • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn tả (Vibro cholerae), vi khuẩn Ecoli, vi khuẩn lao…
  • Siêu vi: Rota virus.
  • Nấm: Candida

c. Viêm loét do chế độ ăn uống 

Với những người ăn uống không điều độ, ăn quá no, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích… sẽ khiến hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng. Đồng thời, nó cũng làm giảm tiết nhầy trên niêm mạc đại tràng. Trong rượu bia chứa các chất gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá. Dần dần, các tổn thương tích tụ lâu ngày sẽ dẫn tới các ổ viêm, vết loét. 

d. Viêm loét do tác dụng phụ của thuốc 

Một số người viêm loét đại tràng do uống nhiều thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng cũng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong đường ruột. Điều này tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, gây viêm loét đại trực tràng chảy máu. 

Bên cạnh đó, một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giảm đau Ibuprofen, Naproxen, Aspirin… cũng có khả năng gây viêm trong ruột. 

e. Viêm loét do căng thẳng kéo dài 

Những người thường xuyên căng thẳng, stress, lo lắng kéo dài… sẽ tác động không tốt tới đại tràng làm tăng nguy cơ viêm, loét. 

Để có thể đưa ra nhận định chính xác nhất tình trạng bệnh lý về đại tràng mà bệnh nhân đang gặp phải, bệnh nhân cần nội soi đại tràng và nhận kết luận chuyên môn của bác sĩ.

2. Những yếu tố nguy cơ làm viêm loét đại tràng

Nguyên nhân gây viêm loét đại tràng được xác định xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ làm viêm loét đại tràng có thể gia tăng như: 

  • Tuổi tác: Viêm loét đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường bắt đầu trước tuổi 30 hoặc trong số những người trên 50. 
  • Chủng tộc: Bệnh thường phổ biến ở người da trắng tại các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, người Do Thái Ashkenazi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn 30% nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh này.

3. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? 

Viêm loét đại tràng thường tiến triển trong thời gian dài và từ từ, do đó nhiều người thường có tâm lý chủ quan. Bệnh diễn tiến lâu dần có thể trầm trọng và chuyển sang giai đoạn biến chứng nguy hiểm như: 

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng

  • Xuất huyết đại tràng: Viêm loét đại tràng chảy máu xảy ra khi vết loét lan rộng và ăn sâu vào lớp cơ của thành đại tràng. Lúc này, bệnh nhân sẽ chảy máu nhiều, thậm chí ồ ạt khiến người bệnh bị mất máu cấp. 
  • Thủng đại tràng: Thủng đại tràng gây ra những cơn đau dữ dội và cần được cấp cứu kịp thời. 
  • Mất nước nghiêm trọng: Tình trạng mất nước và chất điện giải kéo dài có thể gây trụy tim mạch. 
  • Ung thư đại tràng: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét đại tràng. Khoảng 10% bệnh nhân viêm loét toàn bộ đại tràng sau 20 năm có nguy cơ biến chứng thành ung thư đại tràng.

Viêm loét đại tràng thực sự rất nguy hiểm, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được Bác sĩ hỗ trợ sớm nhất

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, biểu hiện viêm đại tràng cấp và mãn tính tại đây 

4. Phòng chống viêm loét đại tràng 

Một số lời khuyên giúp bạn giảm thiểu diễn tiến bệnh và phòng ngừa bệnh: 

Phòng chống viêm đại tràng

Phòng chống viêm đại tràng

  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, mỗi ngày uống từ 1.5 – 2 lít nước. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá no để giảm áp lực cho hệ tiêu hoá. 
  • Hạn chế các thực phẩm từ bơ sữa, các thực phẩm đậm gia vị hay các đồ uống có chất kích thích. 
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể. 
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
  • Giảm thiểu căng thẳng, stress, lo lắng… giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. 
  • Duy trì các hoạt động thể chất lành mạnh để tăng cường sức khỏe 
  • Uống thuốc và điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ. 
  • Nội soi đại tràng định kỳ, tầm soát bệnh và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. 

Hy vọng với những thông tin trên, người bệnh đã phần nào hiểu thêm về bệnh lý viêm loét đại tràng. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Có nên nội soi đại tràng ở trẻ em? Những lưu ý bố mẹ cần...

Có nên nội soi đại tràng ở trẻ em? Những lưu ý bố mẹ cần...

Nội soi đại tràng được xem là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao trong chẩn đoán bệnh lý được tiêu hoá dưới. Tuy nhiên nội soi đại tràng ở trẻ em có nguy ...

20/06/2022

915 Lượt xem

5 Phút đọc

Xuất huyết đại tràng – Bệnh lý nguy hiểm có thể biến chứng...

Xuất huyết đại tràng – Bệnh lý nguy hiểm có thể biến chứng...

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại đang là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người trẻ tuổi như chế độ ăn ...

15/06/2022

1149 Lượt xem

6 Phút đọc

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm loét đại tràng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có lây không? Bệnh có thể điều trị được không? Hay người bệnh viêm đại tràng cần ăn gì, kiêng gì?... Những câu hỏi xoay quanh bệnh lý sẽ...

14/06/2022

738 Lượt xem

5 Phút đọc

Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét...

Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét...

Viêm loét đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, vi sinh vật, chế độ ăn uống,... Bệnh lý ngày càng phổ biến và ảnh hưởng không...

13/06/2022

687 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG