Nội dung chính
  • 1. Viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng (Crohn) khác nhau như thế nào?
  • 2. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không? 
  • 3. Viêm loét đại tràng có lây không? 
  • 4. Viêm loét đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? 
Nội dung chính
  • 1. Viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng (Crohn) khác nhau như thế nào?
  • 2. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không? 
  • 3. Viêm loét đại tràng có lây không? 
  • 4. Viêm loét đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có lây không? Bệnh có thể điều trị được không? Hay người bệnh viêm đại tràng cần ăn gì, kiêng gì?... Những câu hỏi xoay quanh bệnh lý sẽ được ISOFHCARE trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng (Crohn) khác nhau như thế nào?
  • 2. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không? 
  • 3. Viêm loét đại tràng có lây không? 
  • 4. Viêm loét đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? 

1. Viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng (Crohn) khác nhau như thế nào?

Viêm loét đại tràng (UC) và viêm ruột từng vùng (Crohn) là những dạng phổ biến nhất của viêm ruột (IBD). Chúng được cho là kết quả của một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Cả hai đều có biểu hiện một số triệu chứng tương tự nhau như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt cả 2 bệnh lý thông qua những khác biệt về: 

Bệnh lý đại tràng

Bệnh lý đại tràng

a. Vị trí

Bệnh Crohn gây bệnh ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá, từ miệng tới hậu môn. Bệnh thường tìm thấy ở trong ruột non. 

Còn viêm loét đại tràng xảy ra ở đại tràng và trực tràng. 

b. Mức độ tổn thương

Crohn gây mức độ tổn thương sâu, xuyên thành và ngắt quãng. 

Viêm loét đại tràng thường gây tổn thương bề mặt ruột và xảy ra liên tục. 

c. Đáp ứng điều trị

Phẫu thuật là một trong những lựa chọn để điều trị cả 2 bệnh lý nếu tình trạng bệnh diễn tiến xấu đi. Tuy nhiên, những người mắc bệnh Crohn có nhiều khả năng phải phẫu thuật hơn những người viêm loét đại tràng. 

Để nhận định chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tiến hành nội soi đại tràng và tiếp nhận kết luận của bác sĩ. Từ đó mới có thể tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

2. Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không? 

Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không ?

Viêm loét đại tràng có chữa khỏi được không ?

Điều trị viêm loét đại tràng hiện tại vẫn chưa được tối ưu và chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm mục đích giảm thiểu tối đa triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh biến chứng. 

Đối với những người viêm loét đại tràng nặng, phẫu thuật là một phương pháp điều trị có thể được chỉ định. Bác sĩ sẽ loại bỏ ruột già (cắt toàn bộ đại tràng) để chấm dứt các triệu chứng bệnh. Sau đó tạo một túi bên ngoài cơ thể để dẫn chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, túi này có thể bị viêm và gây ra tác dụng phụ. 

Với những người phẫu thuật cắt bỏ một phần, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ruột kết bị ảnh hưởng bởi bệnh. Mặc dù phương pháp này có thể giảm bớt hoặc chấm dứt triệu chứng bệnh nhưng chúng có tác dụng phụ và các biến chứng lâu dài có thể xảy ra.

Bệnh lý đại tràng của bạn đang ở mức độ nào? Hãy thông tin đến Bác sĩ qua tổng đài 1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được hỗ trợ sớm nhất

3. Viêm loét đại tràng có lây không? 

Đây là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Tuy nhiên, câu trả lời là không! Bệnh viêm loét đại tràng không phải bệnh có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người với người hay trong môi trường sống. 

Mặc dù vậy, một số nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể lây nhiễm, ví dụ như vi khuẩn, virus…

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét đại tràng tại đây

4. Viêm loét đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? 

Không có một chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho người bệnh viêm loét đại tràng bởi mỗi người sẽ có những phản ứng với thức ăn, đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, một số lời khuyên dinh dưỡng hữu ích cho người bệnh là: 

Thực phẩm dành cho người viêm loét đại tràng

Thực phẩm dành cho người viêm loét đại tràng

a. Các thực phẩm nên ăn

  • Ăn nhiều rau quả: Rau quả xanh tốt cho bệnh nhân đại tràng như rau muống, rau cải, rau ngót… Các loại rau này có tác dụng nhuận tràng, giảm cảm giác đau đớn khi đi vệ sinh. 
  • Ăn nhiều loại quả dòng bí: Trong bí có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp duy trì vi sinh vật đường ruột và làm lành các tổn thương viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng các loại bí xanh, bí đao, bí ngô… trong thực đơn ăn uống hàng ngày. 
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ ruột, tăng tốc độ chữa lành vết thương do viêm và phục hồi nhanh. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cải bó xôi, quả mọng…

b. Các thực phẩm nên tránh 

  • Chế độ ăn nhiều chất béo: Các thực phẩm giàu chất béo thường gây tiêu chảy, đặc biệt ở những người viêm loét đại tràng. Do đó, ăn nhiều thực phẩm ít chất béo có thể làm chậm quá trình bùng phát bệnh. Nếu cần bổ sung chất béo, nên bổ sung những loại chất béo lành mạnh như dầu oliu, omega 3,…
  • Chất kích thích: Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà… Những loại đồ uống này có khả năng khiến cho vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. 
  • Đồ ăn chua: Các thực phẩm chua lên men như dưa muối, hành muối, kim chi,… hay các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi… có thể làm vết loét ở niêm mạc đại tràng tổn thương và khó lành hơn. 
  • Thực phẩm khô cứng: Thực phẩm khô cứng cũng làm niêm mạc tổn thương nặng hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. 
  • Đồ ăn tươi sống: Các loại đồ ăn tươi sống sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng sigma nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Mặc dù viêm loét đại tràng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị từ sớm thì có thể hạn chế tối đa những triệu chứng từ bệnh. Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nếu nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý, nên trực tiếp thăm khám tại các cơ sở y tế, liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được đặt khám ngay.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xuất huyết đại tràng – Bệnh lý nguy hiểm có thể biến chứng...

Xuất huyết đại tràng – Bệnh lý nguy hiểm có thể biến chứng...

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng lại đang là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của người trẻ tuổi như chế độ ăn ...

15/06/2022

1151 Lượt xem

6 Phút đọc

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm loét đại tràng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có lây không? Bệnh có thể điều trị được không? Hay người bệnh viêm đại tràng cần ăn gì, kiêng gì?... Những câu hỏi xoay quanh bệnh lý sẽ...

14/06/2022

740 Lượt xem

5 Phút đọc

Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét...

Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh viêm loét...

Viêm loét đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, vi sinh vật, chế độ ăn uống,... Bệnh lý ngày càng phổ biến và ảnh hưởng không...

13/06/2022

689 Lượt xem

4 Phút đọc

Viêm loét đại tràng – Bệnh lý dễ tái phát, khó điều trị dứt ...

Viêm loét đại tràng – Bệnh lý dễ tái phát, khó điều trị dứt ...

Viêm loét đại tràng đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, dễ tái phát và khó điều trị dứt...

13/06/2022

789 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG