Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của người mắc bệnh cơ tim giãn
  • 3. Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của người mắc bệnh cơ tim giãn
  • 3. Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân và chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý thường gặp dẫn tới suy tim ứ trệ dịch hay còn được gọi là suy tim sung huyết với nguyên nhân do giãn buồng thất và giảm chức năng tâm thu 2 tâm thất, nhất là tâm thất trái. Bệnh có dấu hiệu điển hình trên siêu âm tim bởi giãn và rối loạn chức năng tâm thu một hoặc hai tâm thất mà không phải do các nguyên nhân như bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim, đau ngực không ổn định,…), tăng huyết áp, bệnh van tim(hẹp hở van hai lá, van động mạch chủ,…) Bệnh chiếm tỷ lệ 5-8/100.000
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn
  • 2. Triệu chứng lâm sàng của người mắc bệnh cơ tim giãn
  • 3. Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

1. Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn

Nhờ có sự phát triển khoa học kĩ thuật nói chung và ngành y nói riêng, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên người bệnh thông qua giải phẫu bệnh học, sinh thiết tổ chức cơ tim, đánh giá các yếu tố tự miễn,…và xác định được bệnh cơ tim giãn là một bệnh có nguyên nhân rõ ràng, và do đó có thể điều trị được, thay vì quan điểm như trước đây là bệnh lý vô căn. Yếu tố di truyền, nhiễm trùng chủ yếu do virus và các yếu tố tự miễn đã được chứng minh là góp phần trong quá trình hình thành tổn thương cơ tim trong căn bệnh này.

Bệnh cơ tim giãn với đặc trưng giãn các buồng tim, thấy rõ ở 2 tâm thất

Bệnh cơ tim giãn với đặc trưng giãn các buồng tim, thấy rõ ở 2 tâm thất

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Triệu chứng lâm sàng của người mắc bệnh cơ tim giãn

Người mắc bệnh cơ tim giãn thường nhập viện trong tình trạng của đợt cấp suy tim có ứ trệ tuần hoàn như: mệt, giảm khả năng gắng sức, khó thở khi nằm, khó thở kịch phát về đêm, chân tay lạnh ẩm. Các triệu chứng của sung huyết như: đau tức vùng gan, buồn nôn, chán ăn phù chân, tràn dịch màng phổi. 

Khi chức năng tim giảm nặng thì người bệnh luôn có triệu chứng suy tim và phải nhập viện nhiều lần, liên tục, khoảng thời gian giữa các lần nằm viện ngày càng ngắn, khi đó tiên lượng của người bệnh rất nặng nề và sự phụ thuộc vào các thiết bị, thuốc hỗ trợ tim là gần như bắt buộc.

Người bệnh có các triệu chứng của cả suy tim trái và suy tim phải

Người bệnh có các triệu chứng của cả suy tim trái và suy tim phải

Đôi khi người bệnh nhập viện trong bệnh cảnh rất nặng nề như: thuyên tắc mạch hệ thống, ngất, thậm chí đột tử trước khi được đưa tới bệnh viện. Đây là một dấu hiệu tiên lượng nặng và cần can thiệp, xử trí sớm, thậm chí có thể cần đặt các thiết bị chống rối loạn nhịp cho người bệnh.

Ngất là một dấu hiệu tiên lượng nặng, nguyên nhân có thể do những rối loạn nhịp nguy hiểm

Ngất là một dấu hiệu tiên lượng nặng, nguyên nhân có thể do những rối loạn nhịp nguy hiểm

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn dựa vào thăm khám lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng:

- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh có triệu chứng của suy tim và sung huyết tại các cơ quan. Đôi khi có thể là các triệu chứng nặng và đột ngột ngay lần đầu nhập viện.

- Điện tâm đồ: có thể có rối loạn nhịp tim như: ngoại tâm thu, rung nhĩ. Các dấu hiệu tăng gánh và giãn các buồng tim, block nhánh và phân nhánh,….

- Xquang ngực: trên phim người bệnh có bóng tim to và dấu hiệu của ứ dịch tại phổi như: tăng đậm nhánh phế quản, tràn dịch màng phổi,…

- Siêu âm tim:

  • Hiện là công cụ phổ biến và là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thất.
  • Người bệnh thường có giãn cả 4 buồng tim, 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất kèm chức năng thất trái và thất phải cùng giảm. Ngoài ra có một số tổn thương thứ phát do suy tim và giãn buồng tim như: hở van tim do giãn dây chằng và cột cơ, tăng áp lực động mạch phổi,…
  • Siêu âm tim giúp đánh giá huyết khối buồng tim, biến chứng thường gặp trong bệnh cơ tim giãn.
  • Siêu âm tim còn đóng vai trò quan trọng trong phát hiện các dấu hiệu để loại trừ các bệnh lý có thể gây suy tim và giãn buồng tim như: nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim, …

Hình ảnh thất trái lớn (đường kính 73mm (bình thường 48-52mm)) của một người bệnh mắc bệnh cơ tim giãn

Hình ảnh thất trái lớn (đường kính 73mm (bình thường 48-52mm)) của một người bệnh mắc bệnh cơ tim giãn

- Holter điện tâm đồ 24h: giúp xác định các rối loạn nhịp tim, đặc biệt là các rối loạn nhịp nguy hiểm như nhịp nhanh thất, rung thất có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Đây cũng là công cụ giúp xác định khả năng hình thành rung nhĩ, một rối loạn nhịp thường gặp trong bệnh cơ tim giãn nhưng có cách điều trị và xử trí hoàn toàn khác so với các rối loạn nhịp tim thông thường.

Holter điện tâm đồ giúp theo dõi mọi biến đổi nhịp tim trong 24h, từ đó xác định được các biến đổi nhỏ nhất của nhịp tim người bệnh

Holter điện tâm đồ giúp theo dõi mọi biến đổi nhịp tim trong 24h, từ đó xác định được các biến đổi nhỏ nhất của nhịp tim người bệnh

- Chụp động mạch vành qua da: giúp xác định chính xác hệ động mạch vành của người bệnh có bị tổn thương hay không, giúp tìm đúng nguyên nhân suy tim.

Chụp động mạch vành qua da giúp xác định chính xác tổn thương hệ động mạch vành của người bệnh

Chụp động mạch vành qua da giúp xác định chính xác tổn thương hệ động mạch vành của người bệnh

Tuy nhiên, bệnh cơ tim giãn là một chẩn đoán loại trừ. Do đó cần loại trừ hết tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới tổn thương tim của người bệnh như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, điều trị ung thư, lạm dụng rượu, dinh dưỡng kém,… Đây đều là các nguyên nhân có thể thay đổi được, và nếu điều trị đúng sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng cho người bệnh sau này.

Cần loại trừ các nguyên nhân gây suy tim có thể đảo ngược được trước khi nghĩ đến bệnh cơ tim giãn

Cần loại trừ các nguyên nhân gây suy tim có thể đảo ngược được trước khi nghĩ đến bệnh cơ tim giãn

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/09/2022 - Cập nhật 19/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

5 phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn

5 phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn

Điều trị bệnh cơ tim giãn chủ yếu giải quyết các triệu chứng suy tim và sung huyết nhờ thuốc lợi tiểu, giảm nguy cơ nhập viện và tăng tiên lượng lâu dài cho...

14/09/2022

435 Lượt xem

5 Phút đọc

Nguyên nhân và chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Nguyên nhân và chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý thường gặp dẫn tới suy tim ứ trệ dịch hay còn được gọi là suy tim sung huyết với nguyên nhân do giãn buồng thất và giảm chức năng...

14/09/2022

608 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG