Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường xuyên được chỉ định nhằm chẩn đoán hoặc tầm soát một số bệnh lý có liên quan đến hệ tuần hoàn. triglycerid trong máu tăng cao sẽ được phát hiện sớm nếu chúng ta chú ý đến các dấu hiệu ngầm cảnh báo dưới đây.
1. Mục đích của xét nghiệm Triglycerid máu
Xét nghiệm máu Triglyceride là một trong 4 xét nghiệm mỡ máu được chỉ định nhằm mục đích chẩn đoán- tầm soát hoặc điều trị bệnh.

Tầm soát hoặc điều trị bệnh.
Triglyceride là một dạng chất béo, sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non để phân tách ra và kết hợp với cholesterol để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Lượng dư thừa sẽ được tích trữ chủ yếu ở gan và tế bào mỡ. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Triglyceride trong máu tăng cao sẽ tạo nên các mảng mỡ bám trên thành động mạch làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Như vậy, xét nghiệm mỡ máu Triglyceride được thực hiện nhằm mục đích định lượng hàm lượng mỡ lưu thông trong máu để:
- Tầm soát bệnh lý về tim mạch, bệnh nhồi máu não.
- Dự phòng bệnh ở người có nguy cơ cao.
- Theo dõi điều trị bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu.
2. Khi nào cần xét nghiệm chỉ số Triglyceride?
Vì xét nghiệm mỡ máu, đặc biệt là định lượng Triglyceride giúp đánh giá nguy cơ các bệnh tim mạch, do đó các chuyên gia khuyến cáo với người bình thường khỏe mạnh nên làm xét nghiệm 4-6 năm/ lần. Người có dấu hiệu Triglyceride tăng cao như: Cung giác mạc, ban vàng, u vàng da… thì cần làm xét nghiệm ngay để phát hiện sớm các rối loạn mỡ máu (nếu có).
Đối với một số đối tượng có nguy cơ cao, khoảng thời gian này nên được rút ngắn lại, khoảng 1-2 năm/lần:
- Nghiện một số chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá

Nghiện một số chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá
- Người thừa cân, béo phì
- Đái tháo đường
- Người bị tăng huyết áp
- Người lớn tuổi trên 65
- Người có tiền bị các bệnh lý về tim mạch…
3. Trả kết quả xét nghiệm chỉ số Triglycerid
a. Chỉ số Triglycerid bình thường
- Triglyceride< 150 mg/dL (<1.69 mmol/L): Hàm lượng mỡ máu ổn định, chưa có nguy cơ hoặc nguy cơ mắc bệnh rất thấp.
Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao để mỡ máu luôn nằm trong giới hạn an toàn.
b. Chỉ số Triglycerid tăng cao
Đánh giá chỉ số Triglyceride trong máu tương ứng với mức độ nguy hiểm như sau:
- Từ 150- 199 mg/dL ( 1.7- 2.25 mmol): Mỡ trong máu tăng nhẹ, đây là ngưỡng cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.
- 200- 499 mg/dL (2.26- 5.65 mmol): Triglyceride tăng cao, nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm.
- > 500 mg/dL (> 5.56 mmol): Mỡ trong máu tăng rất cao, đồng nghĩa với vấn đề người bệnh rất dễ mắc các bệnh về tim mạch nếu không được can thiệp đúng cách.
4. Biện pháp dự phòng mỡ máu tăng cao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng hàm lượng mỡ, đặc biệt là tăng chỉ số Triglyceride trong máu. Biện pháp để dự phòng mỡ máu cao là kiểm soát các nguyên nhân gây tăng mỡ máu có thể thay đổi được.
Một số nguyên nhân dưới đây phần lớn đều là thói quen sống không lành mạnh dẫn đến làm giảm nồng độ của các loại mỡ tốt (mỡ bảo vệ cơ thể tránh khỏi yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như HDL-C) và đồng thời làm tăng “mỡ xấu” LDL-C gây bệnh tim mạch.
- Hút thuốc lá
- Ít vận động thể dục thể thao
- Uống nhiều bia rượu

Uống nhiều bia rượu
- Thừa cân, béo phì
- Suy giáp, đái tháo đường
- Chế độ ăn nhiều chất béo, mỡ động vật.
Với một vài nguyên nhân làm tăng chỉ số mỡ trong máu, hy vọng quý độc giả sẽ rút ra cho mình những lựa chọn sáng suốt để dự phòng bệnh hiệu quả.
Triglycerid tăng cao là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh về hệ tuần hoàn nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, mỡ máu… Chính vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ triglycerid tăng cao, bạn cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám, trung tâm xét nghiệm uy tín để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với IVIE - Bác sĩ ơi qua hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.