Xét nghiệm protein huyết thanh là kỹ thuật sử dụng điện trường để tách protein thành các nhóm có tính chất tương tự nhau về hình dạng, kích thước hay điện tích. Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số này.
1. Điện di protein huyết thanh
Protein là những chất được tạo thành từ các thành phần nhỏ hơn gọi là axit amin. Protein mang điện tích dương hoặc điện tích âm và chúng di chuyển trong chất dịch khi được đặt trong điện trường.
a. Khái niệm
Điện di protein huyết thanh được biết đến là một phương pháp tách các loại protein trong cơ thể dựa trên kích thước và điện tích. Khi đó sẽ tạo thành những dải đặc biệt có chiều rộng cũng như độ đậm khác nhau, từ đó phản ánh sự hiện diện của những thành phần trong hỗn hợp protein.
Xét nghiệm phản ánh sự hiện diện của những thành phần trong hỗn hợp protein.
Sử dụng phương pháp xét nghiệm điện di protein huyết thanh có thể tách hỗn hợp thành 5 dải nhỏ, bao gồm:
- Albumin: Giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và chữa lành mô tổn thương, tham gia vận chuyển các chất.
- Alpha-1 globulin: Được sản xuất tại gan, phổi và có xu hướng tăng lên khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
- Alpha-2 globulin: Một protein gọi là haptoglobin, liên kết với hemoglobin, được bao gồm trong phần globulin alpha-2. Góp mặt trong phản ứng viêm và giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
- Beta globulin: Đảm nhiệm chức năng di chuyển các chất như sắt qua máu và hỗ trợ tế bào miễn dịch hoạt động.
- Gamma globulin: Những protein này còn được gọi là kháng thể, góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động, tăng mạnh khi gặp các bệnh lý tự miễn như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hay chứng đa u tủy xương.
b. Nguyên lý
Người ta sử dụng dòng điện một chiều nhằm dịch chuyển các phân tử protein trên môi trường gel dựa trên lực Lorentz ( lực Lorentz là lực tổng hợp của lực điện và lực từ tác dụng lên một điện tích điểm chuyển động trong điện trường).
Ta có thể quan sát được sự dịch chuyển trên điện di đồ của những phân tử khác nhau với tốc độ dịch chuyển khác nhau. Có 3 yếu tố quyết định đến tốc độ di chuyển của phân tử, đó là: Điện tích, kích thước và khối lượng phân tử.
c. Trị số bình thường
Các giá trị bình thường được gọi là phạm vi tham chiếu. Tuy nhiên, các khoảng tham chiếu này có thể khác nhau ở các phòng xét nghiệm. Cụ thể:
- Total protein: 64,0 - 83,0 g/L.
- Albumin (người lớn): 3,8 – 5.0 g/dL (38 - 50 g/L đơn vị SI).
- Chỉ số alpha globin có 2 giá trị:
- Alpha-1 globulin: 0,1 - 0.3 g/dL (1 - 3 g/L đơn vị SI).
- Alpha-2 globulin: 0,6 - 1,0 g/dL (6 - 10 g/L đơn vị SI).
- Beta globulin: 0,7 - 1,4 g/dL (7 - 14 g/L đơn vị SI).
Mẫu bệnh phẩm của người bệnh chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng không vi phạm các luật của quy trình.
2. Những sai sót có thể gặp trong xét nghiệm
Trong quá trình thực hiện xét nghiệm có thể xảy ra một số sai sót, cụ thể:
- Trước phân tích:
Dụng cụ không đảm bảo sạch, chưa có chất chống đông, không được bảo quản ở 2-8 độ C.
Thông tin trên mẫu bệnh phẩm không khớp với các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm.
- Trong phân tích:
Mẫu bệnh phẩm của người bệnh chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra chất lượng không vi phạm các luật của quy trình kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhầm lẫn nhân viên y tế không kiểm tra lại các thông số kỹ thuật máy gây ra sai sót
- Sau phân tích:
Kết quả xét nghiệm không phù hợp với chẩn đoán lâm sàng. Khi đó cần tiến hành kiểm tra lại thông tin trên mẫu bệnh phẩm, chất lượng mẫu, kết quả kiêm tra chất lượng máy, phân tích lại mẫu bệnh phẩm.
Có trường hợp kết quả xét nghiệm không phù hợp với chẩn đoán lâm sàng.
Trên đây là những thông tin cần biết về xét nghiệm điện di protein huyết thanh. Tuy nhiên, bạn đọc không cần quá lo lắng nếu chưa hiểu rõ vì thông thường sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh nhân đều được giải thích kỹ lưỡng về những con số. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi tại trang web, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn giải đáp.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.