Nội dung chính
  • 1. Ung thư vòm họng là gì? 
  • 2. Những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng 
  • 3. Những dấu hiệu cần tầm soát ung thư vòm họng ngay
  • 4. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không? 
  • 5. Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng 
Nội dung chính
  • 1. Ung thư vòm họng là gì? 
  • 2. Những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng 
  • 3. Những dấu hiệu cần tầm soát ung thư vòm họng ngay
  • 4. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không? 
  • 5. Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu chứng hay biểu hiện đặc thù. Việc xét nghiệm máu ung thư vòm họng giúp sàng lọc, tầm soát bệnh và giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tính mạng người bệnh. 
Nội dung chính
  • 1. Ung thư vòm họng là gì? 
  • 2. Những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng 
  • 3. Những dấu hiệu cần tầm soát ung thư vòm họng ngay
  • 4. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không? 
  • 5. Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng 

1. Ung thư vòm họng là gì? 

Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là một loại ung thư vùng đầu cổ. Ung thư bắt đầu ở vòm họng (phần phía trên của cổ họng phía sau mũi), do các tế bào phát triển quá mức mà thành. 

Trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ, ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ khác cao. Hầu hết bệnh nhân có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hoá. 

Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là một loại ung thư vùng đầu cổ.

Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là một loại ung thư vùng đầu cổ.

Bệnh không có những triệu chứng hay biểu hiện đặc thù, do đó thường được phát hiện muộn khi ở giai đoạn cuối. Khi bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, kích thước khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan đến các cơ quan khác. Vì vậy, điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và tiên lượng xấu. 

Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, chỉ có 40% người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm khi có phương pháp điều trị hợp lý và tích cực. 

2. Những nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng 

Có một số nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm họng như: 

  • Người bệnh nhiễm virus EBV (Epstein Barr). 
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học: Người thường xuyên ăn các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn lên men, các loại thực phẩm ướp muối mặn,…
  • Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh ung thư vòm họng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. 
  • Người thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… 

•	Người thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá…

Người thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên được xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. 

3. Những dấu hiệu cần tầm soát ung thư vòm họng ngay

Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm với bệnh viêm họng, viêm amidan, cảm cúm… Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau kéo dài, bạn cần tiến hành tầm soát sớm: 

  • Cổ sưng, góc hàm nổi hạch có thể sờ thấy được và gây đau. 
  • Ngạt mũi một bên, ngạt mũi từng lúc và có thể kèm chảy máu mũi. 
  • Thường xuyên ho khan, ho dai dẳng kéo dài, thậm chí ho khạc đờm dính máu. 
  • Khó nghe, tai ù tiếng trầm như ve kêu, cảm giác vọng tiếng. 
  • Cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau hốc mắt, thậm chí tê bì mặt…
  • Mệt mỏi, sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân 

Cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau hốc mắt, thậm chí tê bì mặt…

Cảm thấy đau nửa đầu hoặc đau hốc mắt, thậm chí tê bì mặt…

4. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không? 

Xét nghiệm máu có biết ung thư vòm họng không? Đó là câu thắc mắc của rất nhiều người gửi về cho IVIE - Bác sĩ ơi. Trên thực tế, xét nghiệm máu không được chỉ định để chẩn đoán ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để xác định mức độ lây lan của ung thư vòm họng. Đồng thời, xét nghiệm chỉ số EBV, chỉ số SCC cũng có vai trò chỉ điểm gợi ý nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu giúp xác định sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Thông qua các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,… giúp bác sĩ chẩn đoán vè các vấn đề dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh lý liên quan chức năng gan, thận. Qua đó, bác sĩ có thể dự đoán khả năng di căn của ung thư vòm họng đến gan hoặc xương trước khi làm các xét nghiệm chuyên sâu khác. 

Xét nghiệm nồng độ kháng thể virus EBV: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng bằng chỉ số EBV được thực hiện trước và sau khi điều trị. Điều này giúp bác sĩ xác định hiệu quả điều trị. 

Xét nghiệm SCC: Xét nghiệm nhằm xác định nồng độ kháng nguyên ung thư tế bào vảy. 

5. Những xét nghiệm chẩn đoán ung thư vòm họng 

Xét nghiệm máu ung thư vòm họng chỉ có vai trò phát hiện các chất chỉ điểm ung thư,… giúp định hướng và theo dõi điều trị. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ cần chỉ định thêm các xét nghiệm như: 

a. Nội soi tai mũi họng

Vòm họng nằm sâu bên trong đầu và không thể nhìn thấy được. Vì vậy, nội soi giúp bác sĩ kiểm tra xem tình trạng niêm mạc có bất thường, chảy máu hay các dấu hiệu bệnh khác không.

Nội soi có 2 kỹ thuật là nội soi trực tiếp và nội soi gián tiếp. Nội soi gián tiếp sử dụng gương nhỏ đặc biệt và đèn sáng để soi vòm họng, các vùng lân cận. Còn nội soi vòm họng trực tiếp là sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera và đèn đưa qua mũi để quan sát niêm mạc mũi họng. 

b. Chẩn đoán hình ảnh 

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp tìm ra vị trí nghi ngờ ung thư, tình trạng di căn hoặc xác định hiệu quả sau điều trị. Có thể sử dụng các phương pháp như: 

Chụp Xquang ngực: kiểm tra nếu ung thư vòm họng có di căn đến phổi. 

Chụp CLVT (Cắt lớp vi tính): giúp xác định vị trí, kích thước, hình dạng khối u. Đồng thời phương pháp này còn mở rộng tìm kiếm các hạch bạch huyết bị ung thư. Chụp CT còn có giá trị trong việc xác định di căn và xâm lấn của ung thư vòm họng với xương đáy sọ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xác định ung thư vòm họng có xâm lấn vào các mô mềm gần vòm họng hay không.

Chụp cắt lớp phát xạ (PET): Phương pháp này có tác dụng xác định ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hay chưa. Kết hợp với Xquang phổi để xác định hình ảnh bất thường trên Xquang phổi có phải ung thư không. 

c. Sinh thiết 

Có thể nói, sinh thiết là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán, sàng lọc và tầm soát ung thư vòm họng. Các loại sinh thiết khác nhau có thể được thực hiện tùy thuộc vào từng khu vực. Tế bào khối u sẽ được lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi. 

Sinh thiết nội soi: Mẫu mô tế bào vòm họng được lấy ra ngoài qua ống nội soi. 

Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ: Được thực hiện khi có khối u đáng ngờ ở trong hoặc gần cổ. Vùng da chọc kim có thể gây tê tại chỗ hoặc không. Kỹ thuật viên sẽ dùng một cây kim rất mỏng, rỗng và được gắn ống tiêm để lấy một lượng rất nhỏ dịch và các mảnh mô rất nhỏ của khối u. 

Trên đây là những thông tin về ung thư vòm họng và những trường hợp cần xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng sớm. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý và trả lời cho câu hỏi: “Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không”. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy để có kết quả xét nghiệm có độ chính xác nhất. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

Icon thời gian
25/05/2022
3047 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tầm soát ung thư vòm họng hết bao nhiêu tiền?

Ung thư vòm họng nếu phát hiện trong giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, để nâng cao cơ hội điều trị thành công của bệnh, việc tầm soát ung...

Icon thời gian
24/04/2022
1603 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

Icon thời gian
24/04/2022
3653 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây được xem là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất nhằm khảo sát huyết học. Hầu như...

Icon thời gian
23/04/2022
1176 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG