Nội dung chính
  • 1. Viêm loét dạ dày là gì?
  • 2. Những ai dễ bị viêm loét dạ dày?
Nội dung chính
  • 1. Viêm loét dạ dày là gì?
  • 2. Những ai dễ bị viêm loét dạ dày?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao, dễ bị viêm loét dạ dày?

Loét dạ dày có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người trung niên và người lớn tuổi. Viêm loét dạ dày còn tăng lên gấp nhiều lần nếu chúng ta có những thói quen không tốt dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Viêm loét dạ dày là gì?
  • 2. Những ai dễ bị viêm loét dạ dày?

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày có một lỗ thủng có kích thước từ vài milimet đến vài cm và có thể xâm nhập đến lớp cơ niêm.

Dạ dày gồm 5 lớp được sắp xếp theo thứ tự từ trong lòng dạ dày ra ngoài: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ niêm, lớp thanh mạc và dưới thanh mạc.

Loét dạ dày- bệnh tiêu hóa có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người trung niên và người lớn tuổi. Do một trong hai nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét là lạm dụng nhiều thuốc NSAID, mà thời gian người lớn dùng thuốc nhiều hơn so với trẻ nhỏ.

Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí loét và tuổi của người bệnh. Người bệnh lớn tuổi, có ít hoặc không có triệu chứng gì và đau là triệu chứng phổ biến nhất.  Đau ở vùng thượng vị và giảm sau ăn. Viêm loét dạ dày là bệnh lý dễ tái phát.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

2. Những ai dễ bị viêm loét dạ dày?

Đối tượng viêm loét dạ dày có thể gặp ở:

a. Người thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu

Chất nicotin có trong khói thuốc lá khi hít vào đường hô hấp sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol - tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP trước đó.

Từ bỏ rượu bia chắc có lẽ còn khó hơn việc phải loại bỏ dạ dày ra khỏi cơ thể đối với những người nghiện rượu. Mặc dù biết rượu bia kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết acid dịch vị nhưng nhiều người bị bệnh thà chịu đau chớ không chịu bỏ rượu. Điều này làm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc điều trị và làm ổ loét ngày một nghiêm trọng hơn.

 Có một số cách giúp đau cho người không thể làm lơ trước sự cám dỗ của rượu bia hoặc những người viêm loét dạ dày nhưng uống rượu bia vì đặc thù của công việc:

- Ăn trước khi uống rượu bia

- Uống nước nhiều

- Uống trà xanh, trà bạc hà trong ngày.

Thuốc lá gây ảnh hưởng bệnh nhân nghiêm trọng

Thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh viêm loét dạ dày

b. Mất cân bằng giữa làm việc nghỉ ngơi

Mất cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thường xuyên sống và làm việc trong môi trường căng thẳng kéo dài rất dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều yếu tố tác động lên dạ dày và xuất hiện những vết loét:

- Căng thẳng thường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.

- Làm việc và không có cảm giác đói, quên ăn.

- Rối loạn tiêu hóa.

- Ăn thức ăn khó tiêu hóa và hấp thụ: Đồ ăn nhanh, coffee…

c. Thói quen ăn uống sai cách

Một số thói quen ăn uống tưởng chừng không gây hại cho dạ dày nhưng lại gây hại không tưởng.

- Ngủ quá giờ và bỏ bữa ăn sáng

- Ăn quá vội

- Ăn uống không đúng giờ giấc

- Ăn khuya

- Ăn quá no vào buổi tối.

- Ăn uống không hợp vệ sinh

- Nằm ngay sau khi ăn xong.

Ăn uống không điều độ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày

Thực hiện ăn uống điều độ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày

d. Thói quen sinh hoạt

- Thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi quá sức

- Dạ dày bị lạnh: Uống nước lạnh hoặc không giữ ấm cho cơ thể.

- Thường xuyên thức khuya, dậy muộn.

- Những cú đêm chính hiệu.

e. Người lạm dụng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc tây vừa có tác dụng lên cơ quan đích nhưng đồng thời cũng tác dụng lên cơ quan “không cần tác dụng” như dạ dày và làm tổn hại đến lớp niêm mạc. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng có thể gây viêm loét hoặc thủng dạ dày.

Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và tốt nhất nên uống sau khi ăn hoặc uống cùng với thuốc có tác dụng bảo vệ dạ dày như sucralfat.

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức

Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức

Các yếu tố thuận lợi làm dễ phát sinh ổ viêm loét trong dạ dày và đây cũng là  điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn HP (nếu trước đó có vi khuẩn cư trú trong dạ dày). Do đó, ngay ngày hôm nay, sau khi tiếp cận những thông tin về những yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên bỏ ngay để được sống khỏe sống thọ bên những người thân yêu.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/02/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Điều trị viêm loét dạ dày ở đâu uy tín đang là thắc mắc của đa số bệnh nhân và gia đình. Bài viết dưới đây,  IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gửi đến bạn danh sách 9 bệnh...

21/07/2023

468 Lượt xem

14 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

10025 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3131 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3049 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG