Nội dung chính
  • 1. Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nổi hạch ở tai?
  • 3. Cách phân biệt nổi hạch sau tai lành tính và ác tính?
  • 4. Cách xử lý nổi hạch sau tai ở trẻ?
Nội dung chính
  • 1. Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nổi hạch ở tai?
  • 3. Cách phân biệt nổi hạch sau tai lành tính và ác tính?
  • 4. Cách xử lý nổi hạch sau tai ở trẻ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ: Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Hạch bạch huyết giúp kiểm soát lưu thông hệ thống dịch bạch huyết, bảo vệ cơ thể bởi các tác nhân có hại bên ngoài. Hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ khá phổ biến, chúng thông báo cơ thể trẻ đang bị tấn công bởi virus hay vi khuẩn và hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức nên mới nổi lên. 
Nội dung chính
  • 1. Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân trẻ bị nổi hạch ở tai?
  • 3. Cách phân biệt nổi hạch sau tai lành tính và ác tính?
  • 4. Cách xử lý nổi hạch sau tai ở trẻ?

Bình thường, kích thước hạch khá nhỏ, chỉ tương đương hạt đậu xanh. Nếu bố mẹ không quan sát kỹ, có thể nhầm với mụn trứng cá trẻ và bỏ qua theo dõi sát tình trạng trẻ.

1. Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là hiện tượng cảnh báo hạch bạch huyết vùng tai của cơ thể đang hoạt động quá tải để loại bỏ tác nhân gây hại xâm nhập như vi khuẩn hay virus (chức năng bảo này của hạch chủ yếu nhờ sở hữu lượng bạch cầu tương đối lớn có khả năng loại trừ tác nhân có hại). Khi kích thước hạch sau tai tăng rõ, bố mẹ nên thận trọng vì đây là dấu hiệu bất thường, có thể là vi khuẩn hay virus tích tụ nhiều gây các bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng và cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý ác tính.

Bố mẹ dễ dàng nhìn và sờ thấy hạch nổi sau tai ở trẻ nhỏ

Bố mẹ dễ dàng nhìn và sờ thấy hạch nổi sau tai ở trẻ nhỏ

Về bản chất của hạch bạch huyết là mang lại lợi ích cho cơ thể nhưng nếu xuất hiện hạch là dấu hiệu cảnh báo để bậc bố mẹ phát hiện bệnh sớm. 

Trẻ nhỏ có nguy cơ nổi hạch bạch huyết cao, vị trí nào cũng có khả năng xuất hiện hạch và phổ biến ở các vị trí như: sau tai, cổ hay nách, bụng … Dù hạch nổi ở vị trí nào, bố mẹ đều cần đặc biệt lưu ý và chủ động theo dõi, xử trí kịp thời cho trẻ. 

Hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ phổ biến, thường có kích thước tương đương hạt đậu xanh và dễ bỏ sót vì dễ nhầm lẫn với các nốt mụn trứng cá sau tai. 

2. Nguyên nhân trẻ bị nổi hạch ở tai?

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bố mẹ nên trang bị thêm kiến thức để biết được một số lý do phổ biến gây nổi hạch tai ở trẻ, để có kế hoạch chăm sóc, phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời giúp trẻ tránh ảnh hưởng tiêu cực và hệ quả nguy hiểm.

Một số nguyên nhân gây nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ:

  • Do suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ: làm cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hơn và tạo cơ hội cho vi trùng tấn công và gây sưng hạch bạch huyết, thấy rõ trên lâm sàng. Vì vậy, bố mẹ cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe khoa học và tăng cường hệ miễn dịch trẻ, giúp kiểm soát tốt sự phát triển của hệ bạch huyết;

  • Vi khuẩn hay virus xâm nhập và trú ngụ lâu ngày trong cơ thể: (khi đó cơ thể phản ứng bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến chống lại tác nhân gây hại gây phù nề, tụ dịch và sau đó là nổi hạch ở khu vực này). Ngoài phát hiện ra hạch bạch huyết sưng (viêm hạch bạch huyết), trẻ có thể biểu hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh HIV, sởi, thủy đậu, cúm, viêm amidan, viêm họng hay bệnh răng miệng ... Bố mẹ cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời và khoa học. 

Khi các tế bào bạch cầu đến chống lại tác nhân gây hại gây hại gây phù nề tụ, tế bào bạch cầu tích lại tạo lớp mủ dày có chất lỏng trắng chảy ra ngoài gọi là áp xe. Vùng da có hiện tượng áp xe chạm vào thường ấm, có cảm giác đau nhiều và cũng có hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa cũng là một dạng của nhiễm trùng khiến cho trẻ bị nổi hạch sau tai

Viêm tai giữa cũng là một dạng của nhiễm trùng khiến cho trẻ bị nổi hạch sau tai

  • Viêm tai giữa: Bệnh viêm tai giữa với các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ cũng là một dạng của nhiễm trùng khiến cho chất lỏng bị tích tụ lại gây ra sưng, đau nhức và khiến cho trẻ bị nổi hạch sau tai;

  • Ung thư: đặc biệt không được chủ quan, tuy ít hơn nhưng đây có thể là báo hiệu bệnh ung thư. Trong giai đoạn ung thư tiềm tàng khởi phát, hạch khá nhỏ và trẻ không cảm thấy đau hay khó chịu, điều này khiến bố mẹ không kịp thời phát hiện để điều trị sớm cho con;

  • Bệnh lý ác tính: theo thời gian hạch tăng về kích thước, lúc đầu hạch khá di động nhưng sau đó dính hẳn vào vùng tai ấn vào cảm thấy cứng và đau. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình khác: khàn tiếng hay có u giáp ở cổ di động theo nhịp nuốt; sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; sụt cân, mệt mỏi và đổ mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu của một bệnh lý ác tính;

  • Giai đoạn sau của bệnh lao: cũng là một nguyên nhân khiến trẻ nổi hạch sau tai. Hay các khối u mỡ (hạch lipoma) ở bên dưới lớp da vùng tai và vô hại, khi chúng to lên và dùng tay cảm nhận được;

Như vậy, dù hạch bạch huyết thuộc dạng lành tính hay ác tính, chúng ta cũng nên quan tâm và điều trị để ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Đặt lịch khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


3. Cách phân biệt nổi hạch sau tai lành tính và ác tính?

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ, đó có thể là hạch lành tính hay hạch ác tính. Bố mẹ có thể dựa vào một số đặc điểm dưới để định hướng phân biệt là hạch lành tính hay ác tính:

  Hạch lành tính Hạch ác tính
Kích thước Thường do bị viêm nhiễm, hạch có kích thước nhỏ (dưới 1cm) và giảm dần, nếu mọc hạch do lao thì kích thước có thể lớn hơn Thường kích thước lớn (>=25mm, hạch có kích thước càng lớn càng dễ ác tính), thường cứng, không đau và phát triển nhanh
Vị trí Hạch nhỏ sau tai xuất hiện (không xuất hiện thêm ở vị trí khác) Nếu hạch do lao có thể xuất hiện thêm hạch ở cổ, hay hạch mọc thêm nhiều vị trí trên cơ thể
Thời gian tiến triển Hạch lành tính tồn tại khoảng vài ngày, kéo dài nhất là 3 đến 4 tuần hạch kéo dài và giảm không đáng kể sau 1 tháng thì bố mẹ cần để ý vì cơ thể có thể mắc bệnh mãn tính hay tiền ung thư
Di động Hạch lành tính có khả năng di động cao, không bị dính vào các tổ chức xung quanh và di chuyển cùng các mô xung quanh khi chạm vào

Còn hạch ác tính khi nhỏ (giai đoạn đầu) như hạch lành tính nhưng 1 thời gian ngắn, hạch phát triển nhanh cứng và cố định vì hạch ác tính đã xâm lấn vào các mô xung quanh.

Cảm giác Sờ vào sẽ thấy mềm Sờ vào sẽ thường thấy cứng và chắc
Yếu tố Hạch xuất hiện khi vùng lân cận có tình trạng viêm nhiễm, nếu tình trạng cải thiện thì hạch giảm dần kích thước và biến mất Xuất hiện bất thường

Hiện tượng nổi hạch sau tai kèm hạch ở các vị trí khác ở trẻ nhỏ

Hiện tượng nổi hạch sau tai kèm hạch ở các vị trí khác ở trẻ nhỏ

Nhìn chung việc phân biệt giữa hạch lành tính và ác tính không phải dễ dàng, bởi thực tế tùy từng trường hợp bệnh tính chất hạch sẽ khác nhau. Vì vậy bố mẹ chăm sóc trẻ cần đặc biệt lưu ý toàn diện và xử lý kịp thời từng trường hợp bệnh, nếu hạch nổi bất thường cùng dấu hiệu bất thường sức khỏe trẻ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. 

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ bệnh viện, phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động đưa con đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường: 

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi

1900 3367

Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

Bên cạnh đó bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị ,chăm sóc trẻ hiệu quả. 

IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;

  • Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín.

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ.

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi đến từ các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội

4. Cách xử lý nổi hạch sau tai ở trẻ?

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ là triệu chứng ban đầu cảnh báo sự bất thường sức khỏe trẻ, vì vậy bố mẹ cần quan sát kỹ để tổng hợp các triệu chứng và định hướng các nguyên nhân gây bệnh, từ đó xử trí hiệu quả. 

Nếu chỉ nổi hạch nhỏ thông thường, không đau thì bố mẹ có thể sử dụng những biện pháp tại nhà dưới. 

  • Chườm ấm cho trẻ: có khả năng giảm sưng, giúp lưu thông và tránh ứ đọng máu, dịch bạch huyết tại vị trí nổi hạch. Bố mẹ dùng khăn mềm rồi nhúng nước ấm, vắt khô và đắp vào vùng nổi hạch sau tai của trẻ nhỏ, giữ  đến khi khăn nguội. Cần thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày để kích thước hạch giảm đi rõ rệt. 

  • Massage vùng tai nổi hạch: giúp giảm mỏi cơ, căng cứng cơ, lưu thông tuần hoàn máu, bạch huyết và góp phần giảm nổi hạch sau tai. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng dùng tay massage sau tai (ở cả 2 bên) theo chiều kim đồng hồ. Tuyệt đối không nắn hay bóp hạch vì dễ làm vỡ các mạch máu bên trong gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C tăng sức miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng

Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C tăng sức miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin C và tăng sức đề kháng cho trẻ: Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, phục hồi thể trạng (đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng giảm). Hiện tượng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ thường cảnh báo cơ thể đang cần một lượng lớn vitamin C để tăng sức miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Vì nên bố mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm như ổi, cam, chanh, quýt, táo… (hay cụ thể có thể cho trẻ 1 ly nước cam ép mỗi ngày…)

  • Đưa trẻ đi khám: khi hạch nổi sau tai cùng dấu hiệu bất thường sức khỏe trẻ (như tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn 3-5 ngày không cải thiện, ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ), bố mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ (đặc biệt hạch kích thước lớn >2cm) là hiện tượng cảnh báo bất thường sức khỏe trẻ. Phát hiện hạch sưng, bố mẹ cần quan sát thêm tính chất hạch có đau hay di động kèm toàn trạng sức khỏe trẻ (khó chiu, quấy khóc, đau hay nhiễm trùng khác) để xử lý phù hợp, và đến gặp bác sĩ kịp thời tránh để hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Bố mẹ có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/04/2023 - Cập nhật 04/05/2023
5/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có sao không? Cách xử lý

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có sao không? Cách xử lý

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải điều trị. Để ...

Icon thời gian
25/07/2024
14 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng là bị gì? Cách xử lý

Da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng là bị gì? Cách xử lý

Việc phát hiện da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải điều trị. Để...

Icon thời gian
24/07/2024
14 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả

Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả

Bệnh thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, gây ra bởi virus Varicella-zoster. Dù thường tự khỏi, nhưng việc chăm sóc đúng...

Icon thời gian
23/07/2024
39 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
7 Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em dễ nhận biết nhất

7 Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em dễ nhận biết nhất

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh phổ biến nhưng cũng đem lại nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần quan tâm để phát hiện sớm và có biện pháp...

Icon thời gian
23/07/2024
94 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG