Nội dung chính
  • 1. Viêm dạ dày là gì? Loét dạ dày – tá tràng là gì?
  • 2. Nguyên nhân của loét dạ dày – tá tràng
  • 3. Loét dạ dày – tá tràng có điều trị được không?
  • 4. Một số điều lưu ý khi điều trị loét dạ dày tá tràng
Nội dung chính
  • 1. Viêm dạ dày là gì? Loét dạ dày – tá tràng là gì?
  • 2. Nguyên nhân của loét dạ dày – tá tràng
  • 3. Loét dạ dày – tá tràng có điều trị được không?
  • 4. Một số điều lưu ý khi điều trị loét dạ dày tá tràng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phân biệt viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng

Viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế chúng được dùng với một thuật ngữ chung là “ Viêm loét dạ dày tá tràng”. Vì sao lại có tên gọi chung như vậy? Điểm khác nhau giữa hai bệnh lý này là gì?
Nội dung chính
  • 1. Viêm dạ dày là gì? Loét dạ dày – tá tràng là gì?
  • 2. Nguyên nhân của loét dạ dày – tá tràng
  • 3. Loét dạ dày – tá tràng có điều trị được không?
  • 4. Một số điều lưu ý khi điều trị loét dạ dày tá tràng

1. Viêm dạ dày là gì? Loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm dạ dày hay loét dạ dày – tá tràng là những bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ mắc cao ở nước ta.

Tuy nhiên trên thực tế, viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng đều có những triệu chứng lâm sàng cũng như phương thức điều trị giống nhau. Vì vậy mới có tên gọi chung là viêm loét dạ dày tá tràng.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Bên cạnh những điểm chúng thì bạn cũng có thể phân biệt hai bệnh này dựa trên các điểm khác biết dưới đây:

Về mặt mô bệnh học viêm và loét là những mức độ tổn thương khác nhau.

Về mặt mô bệnh học viêm và loét là những mức độ tổn thương khác nhau.

a. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tổn thương lớp phủ biểu mô niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này có thể là sưng nề, xung huyết, lấm tấm xuất huyết hoặc các xây xước nhẹ. Viêm có thể thấy ở toàn bộ dạ dày hoặc chỉ khu trú ở một khu vực. Tuy nhiên trên thực tế, viêm thường gặp ở thân vị dạ dày và hang vị dạ dày.

Triệu chứng của viêm dạ dày là những cơn đau thượng vị âm ỉ, đau không lan và có liên quan tới bữa ăn. Đây là điểm khác biệt so với loét dạ dày tá tràng. Loét có những cơn đau thượng vị nhiều hơn, có thể lan ra sau lưng nếu có biến chứng. Tuy nhiên điểm này cũng rất ít có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biết. Loét và viêm chủ yếu được chẩn đoán dựa trên nội soi và mô bệnh học.

Đau có thể trước hoặc sau ăn kèm theo cảm giác đầu bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… Đau thường giảm khi sử dụng các loại thuốc như kháng toan, kháng H2… Đặc biệt những cơn đau tăng dần khi có các yếu tố nguy cơ tác dụng như uống rượu bia, hút thuốc lá…

b. Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là những tổn thương sâu hơn so với viêm. Niêm mạc dạ dày bị ăn mòn sâu xuống lớp cơ.

Loét dạ dày – tá tràng thường gặp ở vùng hành tá tràng ( đoàn đầu tiên hơi phình to của ruột non, gần ngay sát lỗ môn vị). Do đó bệnh nhân thường có các triệu chứng của hẹp môn vị như buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ. Đây là điểm khác biệt có ý nghĩa chẩn đoán loét ở tá tràng.

Đôi khi có thể dẫn tới thủng dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Đôi khi có thể dẫn tới thủng dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.

2. Nguyên nhân của loét dạ dày – tá tràng

Nguyên nhân loét dạ dày - tá tràng là gì?

Bình thường dạ dày được một lớp chất nhầy bao phủ trên bề mặt niêm mạc để chống lại sự phát hủy của dịch acid. Tuy nhiên, khi mất sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công sẽ gây nên các tổn thương tại niêm mạc. Những yếu tố làm thay đổi cân bằng tiết dịch tại dạ dày chính là nguyên nhân gây bệnh. Viêm hay loét dạ dày – tá tràng đều cùng xuất phát từ những nguyên nhân giống nhau. Chúng chỉ khác ở mức độ tổn thương nhẹ hoặc nặng.

Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

- Nhiễm vi khuẩn H.pylori: Các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa vi khuẩn HP với các tổn thương tại dạ dày. Đầu tiên vi khuẩn HP gây viêm sau đó tiến triển tới teo niêm mạc, loạn sản và cuối cùng dẫn tới ung thư hóa.

- Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích như cafe, đồ uống có ga…

- Các loại thuốc kháng viêm không steroid, corticoid..

- Một số yếu tố thuận lợi như sử dụng thực phẩm cay nóng, có vị chua, chất  béo xấu…

- Tình trạng stress, căng thẳng quá mức.

- Thói quen thức khuya, ăn đêm.

3. Loét dạ dày – tá tràng có điều trị được không?

Để điều trị loét dạ dày – tá tràng rất khó. Bởi nó chịu tác động của nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân, tình trạng loét, sự hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị…Vì vậy hầu hết loét dạ dày – tá tràng điều trị nhằm mục đích:

- Làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

- Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

- Phục hồi các tổn thương loét cũ.

- Dự phòng để tránh loét tái phát hoặc xuất hiện thêm những ổ loét mới

Trên thực tế, hiện nay ở nước ta điều trị loét dạ dày – tá tràng bằng phương pháp nội khoa với các loại thuốc đặc hiệu. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng những phác đồ khác nhau như:

- Loét dạ dày – tá tràng không nhiễm HP chỉ cần sử dụng các loại thuốc điều trị như kháng tiết, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI)...

- Loét dạ dày – tá tràng có nhiễm HP thì điều trị tương tự loại không nhiễm HP. Song cần điều trị đồng thời với các loại thuốc diệt HP. Hiện tại nước ta đang sử dụng phác đồ diệt HP với 4 thuốc chứa bismuth.

- Trường hợp có biến chứng thủng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị…cần cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Có thể nội soi can thiệp hoặc mổ hở tùy theo từng trường hợp.

4. Một số điều lưu ý khi điều trị loét dạ dày tá tràng

Để điều trị loét dạ dày tá tràng đạt kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Không nên làm dụng thuốc điều trị bừa bãi. Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tình trạng khác thuốc.

- Cần tuân thủ thời gian, liều lượng theo đúng chỉ định.

- Loét dạ dày tá tràng có nguy cơ ung thư ác tính nên cần tầm soát sớm theo chỉ định của bác sĩ.

- Không nên làm dụng quá nhiều việc nội soi. Vì nội soi là một kỹ thuật xâm nhập bên cạnh ưu điểm cũng có những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe.

-  Trước khi thực hiện các xét nghiệm tìm HP cần đảm bảo bạn đã ngưng thuốc giảm tiết acid ít nhất 2 tuần và kháng sinh ít nhất 4 tuần. Điều này để tránh tình trạng âm tính giả của xét nghiệm.

Thực hiện xét nghiệm tìm HP.

Thực hiện xét nghiệm tìm HP.

Trên đây là những thông tin về bệnh loét dạ dày – tá tràng mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ. Qua đây giúp các bạn đọc hiểu hơn về một bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại nước ta. Nếu bạn quan tâm với các gói khám sức khỏe có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được nhân viên tư vấn.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9848 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3107 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3033 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4470 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG