Tràn khí màng phổi là thể bệnh cấp cứu, ngày nay tình trạng bệnh diễn ra khá phổ biến. Bệnh thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây nên, Tùy vào tràn khí màng phổi tự phát hay tràn khí màng phổi tái phát. Trong quá trình chẩn đoán thì bệnh cần thực hiện những phương pháp chính xác tối ưu và bên cạnh đó là thực hiện phân biệt với những bệnh lý khác để thực hiện sớm quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
1. Phân loại theo nguyên nhân

Tràn khí màng phổi tự phát
Là tràn khí màng phổi xảy ra tự nhiên, không có bất cứ tác động nào, tràn khí màng phổi tự phát được chia làm hai loại:
- Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: Tràn khí màng phổi xuất hiện ở những người khỏe mạnh, trước đó không có các bệnh lý ở phổi. Một số yếu tố nguy cơ được ghi nhận như tiền sử hút thuốc lá, những người có thể hình cao gầy, hoặc tiền sử gia đình có người tràn khí màng phổi cùng loại. Nguyên nhân được cho rằng do vỡ các bóng giãn phế nang dưới màng phổi. Những bóng giãn phế nang này được quan sát thấy qua soi màng phổi, chụp C.T scanner lồng ngực và qua phẫu thuật mở ngực.
- Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: Tràn khí màng phổi xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh phổi trước đó, tràn khí màng phổi xuất hiện như là một biến chứng của bệnh. Gần như tất cả các bệnh lý phổi có thể dẫn đến biến chứng tràn khí màng phổi thứ phát, thường gặp nhất là bệnh phổi tắc nghẽn (COPD) gây ra khoảng 50-60% số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Lao phổi chiếm 1-3% nguyên nhân liên quan đến vỡ các hang lao vào khoang màng phổi. Viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do PCP (pneumocystis jirovece) ở những người nhiễm HIV, những nguyên nhân ít gặp khác có thể như hen phế quản, bệnh mô bào X, viêm phổi kẽ, hội chứng Marfan, viêm khớp dạng thấp...

Tràn khí màng phổi do nguyên nhân cơ học, hoặc liên quan đến các thủ thuật, can thiệp y tế
Là tràn khí do chấn thương, vết thương lồng ngực. Nguyên nhân thủ thuật y khoa thường gặp tại các đơn vị điều trị tích cực, nguyên nhân hàng đầu liên quan tới thở máy, các thủ thuật đặt tĩnh mạch trung tâm, chọc màng phổi và các thủ thuật khác như: ép tim, bóp bóng, sinh thiết phổi, màng phổi. Phát hiện tràn khí màng phổi liên quan tới thủ thuật y tế khi xuất hiện các triệu chứng khó thở, suy hô hấp sau khi thực hiện những thủ thuật có nguy cơ. Hoặc trên bệnh nhân thở máy khi tình trạng lâm sàng xấu đi, kèm theo tình trạng tăng áp lực định hoặc áp lực bình nguyên với chế độ thở kiểm soát thể tích hoặc giảm thể tích cặn nếu bệnh nhân thở chế độ thở kiểm soát áp lực, những trường hợp này sau khi phát hiện cần được đặt sonde dẫn lưu màng phổi sớm tránh tình trạng tràn khí màng phổi có áp lực.
2. Phân loại theo định khu tràn khí trên Xquang phổi
- Tràn khí màng phổi toàn bộ: Khi màng phổi lá tạng tách hoàn toàn với màng phổi lá thành bởi một khoảng sáng vô mạch trên phim Xquang.
- Tràn khí màng phổi khu trú: Có thể gặp tràn khí màng phổi khu trú vùng đỉnh phổi, vùng nách, rãnh liên thuỳ, tràn khí màng phổi hoành và đặc biệt là tràn khí màng phổi trung thất (rất khó chẩn đoán).
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Phân loại theo biến chứng
- Tràn khí - tràn dịch màng phổi: Tràn dịch màng phổi thường xuất hiện sau khoảng 1 đến 2 ngày do sự xuất hiện của khí trong khoang màng phổi, dịch màng phổi có thành phần tế bào ái toan chiếm tỷ lệ cao.
- Tràn khí - tràn mủ màng phổi: Do biến chứng của áp xe phổi vỡ vào màng phổi.
- Tràn khí - tràn máu màng phổi: Do chấn thương, vết thương lồng ngực, gãy xương sườn, gần đây gặp nhiều tràn khí – tràn máu màng phổi do đứt dây chằng ở vùng đỉnh phổi.
- Tràn khí trung thất, tràn khí dưới da: Có thể xuất hiện tràn khí trung thất vô căn lành tính hoặc ác tính nguyên phát hoặc thứ phát. Tràn khí màng phổi trung thất thường hay đi kèm với tràn khí dưới da, đặc biệt thường gặp vùng nền cổ, ngực, bụng.
Cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi

- Chụp X Quang phổi
- Đo áp lực trong khoang màng phổi
- Siêu âm màng phổi
- Soi màng phổi
- Chụp cắt lớp ngực
- Một số xét nghiệm khác: Điện tim, xét nghiệm đờm, xét nghiệm công thức máu.
Tràn dịch màng phổi thường để lại di chứng nặng nề nếu bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn. Vậy nên cần thực hiện quá trình thăm khám và điều trị theo phác đồ, thực hiện thủ thuật y tế sớm và chính xác, nhằm giảm tối đa hậu quả đem lại cho người bệnh. Cùng với bác sĩ, về phía gia đình cần hỗ trợ, động viên giúp đỡ nâng cao người bệnh về mặt thể chất lẫn tinh thần, để quá trình khám chữa bệnh được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả tối đa.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.