Nội dung chính
  • 1. Điều trị rối loạn giấc ngủ
  • 2. Dự phòng rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Nội dung chính
  • 1. Điều trị rối loạn giấc ngủ
  • 2. Dự phòng rối loạn giấc ngủ không thực tổn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn về lâu dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày của người bệnh. Người bệnh cảm thấy bản thân không ngủ đủ giấc, không ngủ sâu, không thoải mái khi thức giấc. Điều này là trở ngại khiến chất lượng học tập, công việc, sinh hoạt giảm đi đáng kể.
Nội dung chính
  • 1. Điều trị rối loạn giấc ngủ
  • 2. Dự phòng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn trên lâm sàng biểu hiện ở người bệnh:

  • Mất ngủ. 
  • Ngủ nhiều.
  • Rối loạn nhịp thức ngủ. 
  • Giấc ngủ thất thường: đi trong lúc ngủ, hoảng sợ khi ngủ, ác mộng. 
  • Các rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác.
  • Rối loạn giấc ngủ không thực tổn, không biệt định.

1. Điều trị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm sinh.

Đặc biệt rối loạn cảm xúc là nhân tố được coi là nguyên phát.

Đặc biệt rối loạn cảm xúc là nhân tố được coi là nguyên phát.

Do vậy, trong điều trị có hai nhóm lớn: tâm lý (nhận thức-hành vi) và dược lý và hai nhóm này có thể kết hợp với nhau:

a. Điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn về tâm lý

Các biện pháp tâm lý chủ yếu là giáo dục người bệnh chú ý vệ sinh giấc ngủ tốt: 

- Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ. 

- Tập thức ngủ đúng giờ.

- Hằng sáng phải thức dậy vào một giờ nhất định, không phụ thuộc vào thời lượng đã ngủ đêm trước.

- Không dùng cà phê, thuốc lá đặc biệt là vào buổi tối. 

Thiết lập chế độ dinh dưỡng, luyện tập sức khỏe hợp lý.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng, luyện tập sức khỏe hợp lý.

- Thiết lập chế độ tập luyện thể dục thể thao hằng ngày. 

- Không uống rượu, vì rượu phá vỡ nhịp thức ngủ. 

- Hạn chế sử dụng đồ uống vào buổi tối.

- Sử dụng kỹ thuật thư giãn luyện tập. 

b. Điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn về thuốc men

Khi điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn cần chú ý

  • Các thuốc có tác dụng ngắn, như Triazolam, Zolpidem (Stilnox) có thể dẫn đến những pha mất nhớ nếu dùng thường xuyên.
  • Các thuốc có tác dụng kéo dài, như Flurazepam có thể tích luỹ ở người nhiều tuổi dẫn đến nhận thức chậm chạp, thất điều, ngã và buồn ngủ.
  • Các thuốc giải lo âu Benzodiazepines, khi sử dụng khởi đầu bằng liều thấp và chi dùng trong một thời gian ngắn, không nên sử dụng kéo dài vì sẽ gây lệ thuộc thuốc.
  • Có thể sử dụng các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm trong điều trị mất ngủ, vì mất ngủ liên quan mật thiết với lo âu và trầm cảm.

2. Dự phòng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

  • Tránh các căng thẳng tâm lý mạnh trong cuộc sống. 
  • Chủ động giải quyết những sang chấn tâm lý cá nhân có khả năng gây ra rối loạn cảm xúc lo âu trầm cảm hoặc các rối loạn liên quan đến stress. 
  • Phát hiện sớm và điều trị sớm các rối loạn tâm sinh nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ. 
  • Ngoài ra, cần thiết lập chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, khoa học.
  • Tránh làm việc quá mức và không dùng thuốc, các chất kích thích thần kinh trung ương.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm. Vì vậy khi điều trị bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Vì vậy bạn cần tìm kiếm các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín với các bác sĩ có chuyên môn cao. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch cùng bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/02/2022 - Cập nhật 23/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3054 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6542 Lượt xem

6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1092 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tâm thần

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tâm thần

Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay có những bệnh mà căn nguyên đã rõ ràng nhưng vẫn còn một số bệnh mà căn nguyên chưa xác...

27/03/2022

2412 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG