Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn
  • 2. Các hình thái rối loạn giấc ngủ biểu hiện ở người bệnh:
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn
  • 2. Các hình thái rối loạn giấc ngủ biểu hiện ở người bệnh:
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: bệnh lý hay gặp ở người thức đêm nhiều?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng rối loạn giấc ngủ không do nguyên nhân thực thể, chủ yếu là về mặt cảm xúc, tâm lý gây ra. Người bệnh sẽ thường mất ngủ, ngủ nhiều,... kèm theo đó là sự căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt của người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn
  • 2. Các hình thái rối loạn giấc ngủ biểu hiện ở người bệnh:

1. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn trên lâm sàng biểu hiện ở người bệnh:

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có nhiều thể khác nhau.

  • Mất ngủ. 
  • Ngủ nhiều.
  • Rối loạn nhịp thức ngủ. 
  • Giấc ngủ thất thường: đi trong lúc ngủ, hoảng sợ khi ngủ, ác mộng. 
  • Các rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác.
  • Rối loạn giấc ngủ không thực tổn, không biệt định.

2. Các hình thái rối loạn giấc ngủ biểu hiện ở người bệnh:

a. Mất ngủ (Notorganic insomnia) (F51.0).

Mất ngủ là tình trạng:

Bệnh nhân khó có thể đi vào giấc ngủ.

Bệnh nhân khó có thể đi vào giấc ngủ.

- Than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém.

- Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất ba lần trong một tuần tồn tại trong một thời gian ít nhất một tháng.

- Có bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó.

- Số lượng và chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

- Đến giờ ngủ, người bệnh có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền và đường như tư duy của họ trải dài ra. Họ nghiền ngẫm về cách để đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn để cá nhân, trạng thái sức khoẻ và cả cái chết.

- Buổi sáng thức giấc, người bệnh cảm giác mệt mỏi, uể oải về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu kinh.

b. Ngủ nhiều không trực tổn (No organic luypersonnia) (F51.1)

Ngủ nhiều không thực tổn là tình trạng:

- Một trạng thái ngủ ban ngày quá mức hoặc những cơn ngủ, không thể giải thích được bằng số lượng không thích hợp của giấc ngủ hoặc một sự chuyển tiếp kéo dài sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn vào lúc thức giấc.

- Rối loạn giấc ngủ xảy ra hằng ngày, trên một tháng hoặc những thời kỳ tái diễn ngắn hơn, gây ra đau khổ rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghỉ nghiệp.

- Không có triệu chứng phụ của chứng ngủ rũ (mất trường lực, liệt khi ngủ, ảo giác lúc giờ thức giờ ngủ) hoặc là bằng chứng lâm sàng của ngừng thở (ngừng thở ban đêm, tiếng khịt mũi từng cơn điển hình,...).

- Không có tình trạng bệnh thần kinh hoặc nội khoa nào mà trạng thái buồn ngủ ban ngày có thể là triệu chứng.

Các cơn ngủ không thực tổn cần phân biệt với chứng ngủ rũ. Trong chứng ngủ rũ thực tổn, người bệnh có các biểu hiện: mất trường lực, liệt khi ngu, ảo giác lúc giở thức giờ ngủ hoặc có cơn ngừng thở ban đêm, tiếng khịt mũi từng cơn. Thêm vào đó, trong chứng ngủ nhiều thực lổn người bệnh có tăng cử động và ra mồ hôi đầm đìa ban đêm, đau đầu buổi sáng và mất điều hoà vận động.

Chứng ngủ nhiều không thực tổn thường gặp trong các trạng thái rối loạn cảm xúc lưỡng cực - trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn hoặc giai đoạn trầm cảm nặng. 

c. Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn (Nonorganic disorder of the sleep - wake schedule) (F51.2).

Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn là sự thiếu tính đồng bộ giữa nhịp thức ngủ của cá nhân và nhận thức ngủ mong muốn đổi với môi trường, hậu quả là gây ra mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

Rối loạn này thường gặp ở những người có những nét rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc không ổn định

Rối loạn này thường gặp ở những người có những nét rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc không ổn định.

- Chu kỳ thức ngủ của cá nhân không đồng thời với nhịp thức ngủ ngày đêm gọi là bình thường đối với xã hội mà mọi người trong cùng môi trường văn hoá đều có.

- Người bệnh mất ngủ trong thời gian ngủ chính và ngủ nhiều trong thời gian thức xảy ra gần như hằng ngày, tồn tại ít nhất một tháng hoặc tái diễn từng thời kỳ ngăn hơn.

- Không thỏa mãn về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ gây ra đau buồn rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

d. Đi trong lúc ngủ (chứng miên hành) (Sleep Walking) (F51.3)

Đi trong lúc ngủ là một tình trạng biến đổi ý thức, trong đó hiện tượng ngủ và thức kết hợp nhau. 

- Triệu chứng ưu thế là một hoặc nhiều cơn đứng dậy, đi khỏi giường, đi lại, xảy ra trong phần ba đầu của giấc ngủ đêm,

- Trong cơn, người bệnh có bộ mặt ngây dại, cố định, không đáp ứng được với người khác muốn thay đổi trạng thái hoặc muốn tiếp xúc với họ và khó khăn lắm mới thức tỉnh được bệnh nhân.

- Khi thức dậy (hoặc sau cơn) bệnh nhân không còn nhỏ được cơn.

- Sau cơn không có suy giảm gì về tâm thần và hành vi, mặc dù có thể có lúc ban đầu một thời kỳ lú lẫn và mất định hướng ngăn.

- Không có bằng chứng của một rối loạn tâm thần thực tổn như mất trí, động kinh.

Chứng miên hành cần phân biệt với cơn động kinh tâm thần vận động và cơn trốn nhà phân ly. Cơn động kinh tâm thần vận động ít xảy ra ban đêm. Trong cơn động kinh, bệnh nhân hoàn toàn không đáp ứng với kích thích môi trường và có các động tác định hình phổ biến như nuốt và xoa tay. Điện não đồ có sóng động kinh. Trong trốn nhà phân ly, các cơn lãi hơn nhiều, trong cơn bệnh nhân tỉnh táo, có khả năng làm được các thành vi phức tạp và có mục đích: cơn điển hình chỉ xảy ra bắt đầu vào các giờ thức giấc.

e. Hoảng sợ khi ngủ (loãng sợ ban đêm) (Sleep Terrors) (F51.4)

Hoảng sợ khi ngủ là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm, kết hợp với phát âm to, vận động mạnh và hoạt động thần kinh tự trị tăng cường

- Triệu chứng cụ thể là một hay nhiều cợn thức giấc, bắt đầu bằng tiếng kêu thét, hoảng sợ và đặc trưng bằng lo âu nhiều, cử động cơ thể, tăng hoạt động thần kinh tự trị như mạch nhanh, thở gấp, đồng tử giãn, vã mồ hôi.

- Cơn tái diễn điển hình kéo dài 1- 10 phút và thường xảy ra ở phần ba đầu của giấc ngủ đêm.

- Không đáp ứng đối với những tác động của người khác lên hiện tượng hoảng sợ khi ngủ và những tác động này hầu như gây ra mất định hướng cùng với động tác định hình trong vài phút,

- Nhớ lại sự kiện nếu có, chỉ tối thiểu vào một vài hình ảnh tâm thần rời rạc. 

- Không có bằng chứng về một rối loạn cơ thể, như u não, động kinh..

Cơn hoảng sợ khi ngài cần phân biệt với ác mộng. Trong ác mộng, chủ yếu là “giấc mơ xấu” với tiếng kêu và vận động cơ thể có giới hạn. Trong cơn hoảng sợ khi ngủ, ác mộng xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong đêm và bệnh nhân hoàn toàn tỉnh lại, nhớ lại chi tiết các sự kiện đã xảy ra.

Hoảng sợ khi ngủ và chứng miện hành có liên quan chặt chẽ với nhau và cả hai trạng thái này đều có chung những đặc tính sinh lý bệnh học và làm sáng. Do vậy, gần đây hai trạng thái này được coi là thành phần của cùng một đơn thế bệnh liên tục. 

f. Ác mộng (Nightmares) (FS1.5) 

Ác mộng là những giấc mơ đầy lo âu và sợ hãi

- Thức dậy trong giấc ngủ đêm hoặc giấc ngủ trưa và kể lại chi tiết, đầy đủ các giấc mơ đầy đe dọa đến sự an toàn tính mạng, đến giá trị bản thân, thức giấc có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong lúc ngủ đêm, điển hình là nửa sau giấc ngủ đêm.

- Vào lúc thức giấc khỏi giấc mơ đe dọa, bệnh nhân nhanh chóng trở nên nhanh nhẹn và định hướng được.

- Bản thân nhận cảm giấc mơ và rối loạn do hậu quả của giấc ngủ gây ra đau buồn rõ rệt đối với bệnh nhân.

Ác mộng khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi.

Ác mộng khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi.

Phân biệt ác mộng với hoảng sợ ban đêm. Trong khoảng sợ ban đêm, các cơn xảy ra ở phần ba đầu của giấc ngủ đêm và lo âu dữ dội, kêu thét hoảng sợ, vận động cơ thể quá mức, rối loạn thần kinh tự trị rõ rệt. Hơn nữa, trong hoảng sợ ban đêm, không nhớ được chi tiết giấc mơ ngay sau cơn hoặc khi thức giấc vào buổi sáng. 

Khi gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn người bệnh cần đến khám chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện cận lâm sàng và được điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng về sau. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/02/2022 - Cập nhật 21/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3054 Lượt xem

4 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

28/03/2022

862 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6539 Lượt xem

6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1092 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG