Nội dung chính
  • 1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: nguyên nhân mắc bệnh

Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tỉnh do áp lực của đời sống hiện đại. Thống kê những năm gần đây, cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám được phát hiện rối loạn giấc ngủ liên quan đến sự căng thẳng trong cuộc sống. Biểu hiện chủ yếu là mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng, .... Trong số đó 5 - 6,7% bệnh nhân mất ngủ nặng có trầm cảm - lo âu, 14,6% trong trầm cảm cơ thể.
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý như thế nào?

a. Giấc ngủ là gì?

- Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại.

Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp.

Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp.

Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng và thời gian ngủ; và khi ngủ dậy, người ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu về thể chất và tâm thần. Giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

- Giấc ngủ bao gồm hai trạng thái riêng biệt, thể hiện rõ trên điện não đồ:

Thứ nhất, trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (rapid eye movement . REM), còn gọi là giấc ngủ mơ. Trong trạng thái giấc ngủ có REM, có hiện tượng tăng hoạt động thần kinh tự trị giao cảm ngoại vi, tần số nhịp thở, nhịp tim tăng, huyết áp tăng nhẹ, các cơ bắp bắt đầu giãn mềm, thường có kèm theo sự cương cứng dương vật ở nam và cương cứng âm vật ở nữ. Trong trạng thái giấc ngủ có REM thưởng có các giấc mơ, đó là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường của cơ thể.

Thứ hai, trạng thái ngủ không có cử động nhân cầu nhanh (Non-rapid eye movement-NREM), còn gọi là giấc ngủ giai đoạn (có bốn giai đoạn). Trong trạng thái giấc ngủ N-REM, hoạt động thần kinh tự trị giảm, giảm tần số nhịp thở, nhịp tim, huyết áp giảm nhẹ, các cơ bắp giãn mềm, thân nhiệt giảm (giấc ngủ liên quan đến sự giảm nhiệt độ của thân thể). Như vậy, giấc ngủ có liên quan chặt chẽ và có vai trò quan trọng đến các chức năng sinh học của cơ thể.

Giấc ngủ diễn ra có tính chu kỳ.

Giấc ngủ diễn ra có tính chu kỳ.

Trong một đêm có khoảng 4-5 chu kỳ luân phiên kể tiếp nhau, mỗi chu kỳ khoảng 80-120 phút. Giấc ngủ bắt đầu bằng trạng thái N-REM và kết thúc bằng trạng thái giấc ngủ REM. Giai đoạn giấc ngủ REM thứ nhất kéo dài khoảng 10 phút, những giai đoạn REM tiếp sau kéo dài hơn (15-40 phút) và xuất hiện ở những giờ cuối trước khi thức dậy. Hầu hết giấc ngủ sâu ở giai đoạn bồn, xuất hiện trong vài giờ đầu của thời gian ngủ, Giấc ngủ không có REM phục hồi lại mọi chức năng sống cho cơ thể, giấc ngủ có REM phục hồi lại chức năng cho não.

b. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn (No organic sleep disorders)

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn nhằm chỉ các rối loạn giấc ngủ liên quan đến các nhân tố tâm sinh. Các rối loạn cảm xúc được coi là nhân tố nguyên phát: rối loạn trầm cảm, hưng cảm, phân liệt cảm xúc hoặc các rối loạn liên quan đến stress,... 

Một rối loạn giấc ngủ, trong đó rối loạn trụ thể là số lượng, chất lượng và thời gian ngủ. Theo phân loại bệnh Quốc tế IO năm 1992, rối loạn giấc ngủ không thực tồn được biết định F51. Bao gồm: mất ngủ (F51.0), ngủ nhiều (F511), rối loạn nhịp thức ngủ (F51,2), giấc ngủ thất thường như, đi trong lúc ngủ (F51.3), hoảng sợ khi ngủ (F51.4), ác mộng (F51.5), các rối loạn giấc ngủ không thực tổn khác (F51.8), và rối loạn giấc ngủ không thực tổn, không biệt định (651.9). 

2. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn

- Rối loạn giấc ngủ không thực tổn liên quan chủ yếu đến các nhân tố tâm lý - xã hội. Trong đó, nguyên nhân cảm xúc là đầu tiên và cơ bản: bệnh lý cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm, phân liệt cảm xúc,...), hoặc các rối loạn liên quan đến stress.

Stress: một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Stress: một trong những nguyên nhân gây bệnh.

- Bệnh sinh rối loạn giấc ngủ có nhiều giả thuyết (thuyết thần kinh, thuyết thể dịch. Giả thuyết của Magonn H, Moruzzi G về vai trò của cấu tạo lưới ở thân não và ở vùng dưới đồi thị (Hypothalamus) trong việc điều hòa giấc ngủ được thừa nhận rộng rãi. Khi tăng hoạt hoá hệ thống cấu tạo lưới ở vùng thân não và dưới đồi thị sẽ gây tác động hưng phần lan toả lên vỏ não, gây ra trạng thái thức. Và khi hoạt hoá hệ thống cấu tạo lưới giảm hoặc mất đi, giấc ngủ sẽ xảy. Như vậy, hệ thống hoạt hóa cấu tạo lưới có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa giấc ngủ thông qua các chất dẫn truyền thần kinh; và cũng tuân thủ theo cơ chế hoá động thần kinh - dịch thể, nhằm hoạt họa tích cực hoặc ngược lại ức chế lan toả vỏ não trong các trạng thái thức ngủ.

Khi gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn người bệnh cần đến khám chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện cận lâm sàng và được điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng về sau. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/02/2022 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3032 Lượt xem

4 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

28/03/2022

858 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6512 Lượt xem

6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1083 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG