Polyp đại tràng sigma cũng như polyp đại tràng là bệnh lý ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh không có triệu chứng điển hình nên người bệnh khó phát hiện sớm. Vậy polyp đại tràng sigma là gì, có nguy hiểm không? Bài viết này của ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc xung quanh căn bệnh này.
1. Tổng quan đại tràng sigma
Đại tràng sigma là phần cuối cùng của ruột già, gắn liền với trực tràng và chiều dài khoảng 40cm. Đại tràng sigma có hình dạng giống chữ cái S trong ngôn ngữ Latin. Đại tràng sigma chứ rất nhiều mô cơ, các cơ sắp xếp theo hai cách: Một số bó cơ chạy lên và xuống theo chiều dài ống đại tràng sigma, một số bó được sắp xếp thành các vòng tròn quanh ống.
Đại tràng sigma
Nhiệm vụ của đại tràng sigma là hoạt động như một khoang chứa phân cho đến khi nó được di chuyển ra khỏi cơ thể. Vào thời điểm thức ăn được tiêu hoá đến đại tràng sigma, hầu hết các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ tại ruột và ruột non. Tại đại tràng, thức ăn có thể được hấp thụ bớt nước và vitamin rồi tống ra ngoài cơ thể.
2. Polyp đại tràng sigma
Polyp đại tràng sigma là hiện tượng xuất hiện các khối mô trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng dưới dạng các khối u. Đa số các khối polyp đại tràng thường xảy ra ở bộ phận này và chúng có kích thước to nhỏ khác nhau.
Polyp đại tràng sigma
Trong hầu hết các trường hợp, polyp đại tràng sigma đều lành tính, nguy cơ tiến triển ung thư không cao. Tuy nhiên, cần tiến hành nội soi và loại bỏ polyp để tránh chúng phát triển lớn hơn theo thời gian và biến chứng ác tính (ung thư).
Có hai dạng polyp đại tràng sigma chính là polyp tăng sản và polyp tuyến.
- Polyp tăng sản: Kích thước thường nhỏ, hay xuất hiện ở đoạn cuối đại tràng. Đây là dạng polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư tương đối thấp.
- Polyp tuyến: Khác với polyp tăng sản, dạng polyp tuyến thường được tìm thấy trên diện rộng. Khi chúng phát triển và di căn rộng ra thì có nguy cơ ung thư rất cao.
3. Nguyên nhân gây polyp đại tràng sigma là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới polyp nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh:
- Chế độ ăn uống quá thừa đường, chất béo.
- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có gas.
- Thói quen lười vận động và di chuyển
- Cơ thể thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài
- Tiền sử gia đình có người mắc polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng.
- Bên cạnh đó, những đối tượng trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao.
Tìm hiểu: Cách phòng tránh polyp đại tràng tại đây
4. Triệu chứng điển hình của polyp đại tràng sigma
Triệu chứng của polyp đại tràng sigma
Hầu hết các trường hợp polyp đại tràng và polyp đại tràng sigma nói riêng đều không gây ra những triệu chứng rõ rệt. Thường thì người bệnh phát hiện polyp sau khám nội soi đại tràng. Tuy nhiên, nếu có một vài triệu chứng sau thì người bệnh cũng nên chú ý thăm khám sớm:
- Đại tiện ra máu: Máu có thể dính trên giấy vệ sinh sau đi vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề đường tiêu hoá như polyp đại tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn, thậm chí là ung thư đại trực tràng…
- Thay đổi thói quen đại tiện: Bạn có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên kéo dài hơn một tuần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh đường tiêu hoá khác.
- Thay đổi màu sắc phân: Phân có màu như bã cà phê hoặc các vệt đỏ dính trong phân.
- Đau bụng, nôn hoặc buồn nôn: Khi polyp đại tràng lớn có thể cản trở đường ruột gây ra các triệu chứng ở người bệnh như đau quặn bụng, nôn, buồn nôn.
- Mệt mỏi, thiếu máu: Chảy máu do polyp đại tràng kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Biểu hiện ở cơ thể là bệnh nhân mệt mỏi, hoa mắt, sụt cân không rõ nguyên nhân…
5. Chẩn đoán polyp đại tràng sigma
Chẩn đoán polyp đại tràng sigma
Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến nhất giúp phát hiện sự xuất hiện của các polyp tại đại tràng sigma. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm nội soi, đầu có gắn camera và đưa vào theo đường hậu môn để tiến hành kiểm tra toàn bộ khu vực đại tràng. Thông qua camera, bác sĩ có thể theo dõi hết toàn bộ niêm mạc đại tràng, đại tràng sigma nhằm phát hiện các polyp hoặc bất thường bệnh lý. Sau khi nội soi xong, các bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu mô để tiến hành sinh thiết nhằm phát hiện các nguy cơ tiềm tàng ung thư hay không.
Bên cạnh đó, một số biện pháp chẩn đoán khác cũng có thể được chỉ định thực hiện như chụp Xquang, chụp CT, thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân…
Để đặt lịch nội soi đại tràng, lịch xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi theo Hotline
1900 3367
Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến bệnh lý polyp đại tràng. Hy vọng IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nguy cơ, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý. Hãy thường xuyên thăm khám định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ các bệnh lý đại tràng, trong đó có polyp.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.