Nội dung chính
  • 2. Xét nghiệm đông máu có cần nhịn ăn không? 
  • 3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm đông máu
Nội dung chính
  • 2. Xét nghiệm đông máu có cần nhịn ăn không? 
  • 3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm đông máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Quy trình và những lưu ý khi xét nghiệm đông máu

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Hiện nay, xét nghiệm đông máu là xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện các tình trạng chảy máu, mất máu ở cơ thể. Vậy xét nghiệm đông máu máu có cần nhịn ăn không? Quy trình xét nghiệm chức năng đông máu, xét nghiệm đông máu cơ bản diễn ra như thế nào?
Nội dung chính
  • 2. Xét nghiệm đông máu có cần nhịn ăn không? 
  • 3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm đông máu

1. Quy trình thực hiện xét nghiệm đông máu 

Xét nghiệm chức năng đông máu trong cơ thể thường diễn ra như sau: 

Thực hiện các xét nghiệm vòng đầu: Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm giúp đánh giá con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh (thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá), đánh giá con đường chung và số lượng tiểu cầu. 

Phân tích, đánh giá kết quả vòng đầu: Dựa vào kết quả xét nghiệm đông máu là các trị số, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả đông máu dài, bình thường hoặc thấp. Từ đó tiến hành chẩn đoán bệnh lý hoặc chỉ định tiếp tục xét nghiệm ở vòng 2. 

Các thăm dò vòng 2: Những xét nghiệm đông máu chủ yếu nhằm mục đích định lượng yếu tố la mã trong sơ đồ đông máu, hoặc giúp đánh giá thời gian máu chảy, phát hiện một số bệnh lý liên quan khác. 

Chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu: Sau khi xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn đông máu, đặc điểm xuất huyết và các tình trạng sức khoẻ, bệnh lý kèm theo,… bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kết quả xét nghiệm đông máu. Sau đó, đưa ra hướng xử lý tiếp theo. 

Có thể thấy, các xét nghiệm đông máu tương đối phức tạp, cần được thực hiện nhiều bước mới có thể tìm ra chính xác rối loạn và có hướng điều trị, xử lý phù hợp. 

Có thể thấy, các xét nghiệm đông máu tương đối phức tạp

Có thể thấy, các xét nghiệm đông máu tương đối phức tạp.

Chỉ định xét nghiệm kiểm tra đông máu hợp lý sẽ cho biết chính xác tình trạng đông – cầm máu của bệnh nhân có đang hoạt động tốt hay không. Vì vậy, đây là quá trình cần thiết đối với trường hợp bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật, can thiệp hoặc cần phải cầm máu.

2. Xét nghiệm đông máu có cần nhịn ăn không? 

Câu trả lời là KHÔNG. 

Các xét nghiệm liên quan đến đường huyết, mỡ máu… cần phải nhịn đói khi xét nghiệm vì thức ăn có thể làm ảnh hưởng tới kết quả, gây sai lệch cho chẩn đoán: 

  • Các bệnh liên quan đến đường và mỡ (tiểu đường) 
  • Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL,…) 
  • Bệnh về gan mật…

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL,…) 

Bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL,…) 

Còn lại với các xét nghiệm khác như nhóm máu, HIV, Cường giáp, suy giáp, Alzheimer… thì không cần để bụng đói. 

Tuy nhiên, với những người sắp phẫu thuật (không phải phẫu thuật cấp cứu) thì nên nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng để dạ dày kịp tiêu hoá thật sạch các loại thức ăn. 

3. Những lưu ý trước khi xét nghiệm đông máu

Các xét nghiệm đông máu có vai trò quan trọng trong việc thăm dò, khảo sát chức năng đông máu của người bệnh. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Nếu trong trường hợp kết quả có bất thường, cho thấy bạn mắc các vấn đề rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc để điều chỉnh chức năng đông máu và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp, cải thiện sức khỏe. 

Trước khi đi xét nghiệm đông máu, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm đông máu, đông máu cơ bản. Những chất này có thể làm thay đổi thành phần, tính chất của máu và ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm. 
  • Nếu đang sử dụng thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các xét nghiệm đông máu để xem có cần ngưng thuốc hay không. 
  • Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu. Do đó trước khi đi xét nghiệm, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này từ 2 – 3 ngày.
  • Nên xét nghiệm chức năng đông máu vào buổi sáng để có kết quả chính xác, ít bị ảnh hưởng nhất.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu.

Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh… có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu.

Xét nghiệm đông máu là một trong những xét nghiệm máu quan trọng. Trên đây là những thông tin về thực hiện các xét nghiệm đông máu cơ bản và những lưu ý trước khi xét nghiệm. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. 

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm FXI có cần thiết không?

Xét nghiệm FXI là một xét nghiệm đông máu cơ bản khá phổ biến. Đây là một kiểm tra khá quan trọng để góp phần phát hiện sự bất thường của quá trình đông máu....

Icon thời gian
27/04/2022
775 Lượt xem
Icon thời gian
3 Phút đọc

Các xét nghiệm đông máu cơ bản và ý nghĩa của chỉ số TT

Không ít người còn mơ hồ về các chỉ số đông cầm máu, chúng mang ý nghĩa gì cho quá trình điều trị? Một trong số những xét nghiệm đông cầm máu cơ bản được sử...

Icon thời gian
26/04/2022
3950 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Xét nghiệm APTT là gì và thực hiện khi nào?

Xét nghiệm APTT là xét nghiệm đông cầm máu cơ bản được sử dụng thường quy trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ. Các thông số trong xét nghiệm giúp bác sĩ ...

Icon thời gian
26/04/2022
2118 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Các xét nghiệm đông máu thường làm và ý nghĩa các xét nghiệm

Xét nghiệm đông máu thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, cầm máu khẩn cấp khi bị chấn thương. Thông qua các chỉ số, bác sĩ ...

Icon thời gian
25/04/2022
2164 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG