Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm về rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 2. Phân loại động kinh
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn tâm thần trong động kinh
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm về rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 2. Phân loại động kinh
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn tâm thần trong động kinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn tâm thần động kinh là gì? Điều trị và dự phòng bệnh

Động kinh là bệnh có tỷ lệ khá cao, theo ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 30-40% bệnh nhân động kinh có rối loạn tâm thần. Theo nghiên cứu ghi nhận của Torta và Keller thì các rối loạn tâm thần động kinh cao gấp 6-12 lần so với dân số chung. Bệnh nhân khi mắc bệnh cần được thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh có những ý nghĩ hay hành vi hủy hoại bản thân.
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm về rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 2. Phân loại động kinh
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần trong động kinh
  • 4. Dự phòng bệnh rối loạn tâm thần trong động kinh

1. Đặc điểm về rối loạn tâm thần trong động kinh

- Về lâm sàng: Động kinh là những “cơn" ngắn, xuất hiện đột ngột có khuynh hướng tái phát theo chu kỳ một cách định hình. Động kinh là một hội chứng có thể gặp do những nguyên nhân khác nhau. Động kinh bao gồm các cơn cấp diễn (vận động, cảm giác, ý thức, các rối loạn loạn thần) và các trạng thái rối loạn tâm thần mãn tính.

- Về điện não: Động kinh là hiện tượng phóng lực hàng loạt toàn bộ hoặc ở một số nhóm nơron não, các nơ ron này tạm thời mang tính đồng thời, quá mức.

Mỗi thể động kinh đều có thể xác định theo một mô hình điện não.

Mỗi thể động kinh đều có thể xác định theo một mô hình điện não.

- Động kinh là lĩnh vực nghiên cứu, điều trị của Thần kinh học và Tâm thần học.

- Theo TCYTTG: Động kinh có tỷ lệ 0,5 - 1% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ. Ở Việt Nam (thống kê 10 bệnh cơ bản thường gặp của ngành Tâm thần) động kinh có tỷ lệ 0,5 - 1,5% dân số.

2. Phân loại động kinh

- Có thể phân loại theo nhiều cách tùy theo bệnh nguyên, tuổi khởi phát động kinh, biểu hiện lâm sàng, điện não đỏ...

- Căn cứ theo bệnh nguyên có thể phân ra động kinh thành hai loại:

  • Động kinh nguyên phát: Còn gọi là động kinh vô căn, chưa rõ nguyên nhân hoặc động kinh có căn nguyên ẩn. Bằng các phương pháp thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm, thăm dò hiện tại chưa tìm thấy được tổn thương của não.

Người ta cho là động kinh nguyên phát là động kinh này có liên quan đến yếu tố di truyền, thay đổi nhịp sinh học…

Người ta cho là động kinh nguyên phát là động kinh này có liên quan đến yếu tố di truyền, thay đổi nhịp sinh học…

  • Động kinh triệu chứng: Còn gọi là động kinh thứ phát, động kinh có nguyên nhân. Đó là do các tổn thương não trong bào thai, trong lúc đẻ và quá trình phát triển của cá thể như các bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, rối loạn chuyển hóa, chấn thương SỌ não, u não...

- Theo lâm sàng, điện não, Gastụt (1968), đã phân loại động kinh như sau: 

Các cơn cục bộ: 

  • Với các triệu chứng đơn sơ (vận động, giác quan, thực vật...).
  • Với các triệu chứng phức tạp (rối loạn ý thức, cảm xúc, tâm lý, vận động). 
  • Toàn bộ hóa thứ phát, 

Các cơn toàn bộ (cơn vắng, cơn co giật, cơn mất trương lực, cơn bất động...).

Các con một bên (cơn co giật % người , cơn đổi bên...).

3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần trong động kinh

- Nguyên tắc điều trị các cơn động kinh

Cần điều trị động kinh một cách toàn diện và kết hợp các liệu pháp: Điều trị cắt cơn, điều trị căn nguyên, điều trị thuốc, điều trị tâm lý, ăn uống, sinh hoạt,...

Các thuốc kháng động kinh cần được dùng theo nguyên tắc: hằng ngày, liên tục và kéo dài. Với người lớn sau 6 tháng không lên cơn mới bắt đầu hạ liều và sau 2 năm không có cơn mới cắt thuốc. Khi cắt thuốc thay đổi thuốc phải từ từ.

Nên sử dụng đơn trị liệu thuốc chống động kinh, cần thăm dò liều thích hợp cho từng người bệnh.

Nên sử dụng đơn trị liệu thuốc chống động kinh, cần thăm dò liều thích hợp cho từng người bệnh.

Vị thuốc cần được dùng kéo dài nên cần theo dõi đề phòng biến chứng (cả về lâm sàng và cận lâm sàng)

- Nguyên tắc điều trị các trạng thái loạn thần và biến đổi nhân cách: 

Phải kết hợp các thuốc chống động kinh với các thuốc chống loạn thần, bình thần.

Phải tránh các thuốc chống loạn thần làm giảm ngưỡng co giật (nhóm Phenothiazin...) và chọn các thuốc ít gây các tác dụng phụ ngoại tháp (các thuốc chống loạn thần mới ).

Nên dùng thuốc chống loạn thần, binh thần liều thấp, trong thời gian ngắn.

Với các bệnh nhân không còn cơn động kinh mà có rối loạn tác phong, rối loạn khí sắc dai dẳng, hay biến đổi nhân cách nhiều có thể điều trị bằng sốc điện ( để thiết lập cân bằng cơ động giữa các cơn động kinh và rối loạn tâm thần). 

4. Dự phòng bệnh rối loạn tâm thần trong động kinh

- Phòng bệnh tuyệt đối: Bảo vệ tốt bà mẹ sơ sinh, bảo hộ lao động, đề phòng tại nạn giao thông...

- Phòng bệnh tương đối (khi đã có bệnh): uống thuốc đầy đủ, phòng các tai biến trong cuộc sống…

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2022 - Cập nhật 03/03/2022
5/5 - (13 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý...

Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý...

Việc hiểu rõ về chi phí gặp bác sĩ tâm lý giúp người bệnh chuẩn bị tài chính chủ động và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết IVIE - Bác sĩ ơi ...

07/12/2023

680 Lượt xem

7 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1592 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

2868 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6304 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG