Nội dung chính
  • 1. Sinh thiết thận là gì?
  • 2. Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?
  • 3. Những tai biến có thể gặp của sinh thiết thận
  • 4. Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận
Nội dung chính
  • 1. Sinh thiết thận là gì?
  • 2. Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?
  • 3. Những tai biến có thể gặp của sinh thiết thận
  • 4. Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh nhân khi cần chẩn đoán chính xác tổn thương, để từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật xâm lấn và có nguy cơ chảy máu, cần được thảo luận với người bệnh trước khi thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về xét nghiệm đặc biệt này.
Nội dung chính
  • 1. Sinh thiết thận là gì?
  • 2. Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?
  • 3. Những tai biến có thể gặp của sinh thiết thận
  • 4. Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận

1. Sinh thiết thận là gì?

Sinh thiết thận là một thủ thuật đặc biệt, bác sĩ sẽ dùng một kim dài, dưới hướng dẫn của đầu dò siêu âm, lấy một phần tổ chức thận của người bệnh để quan sát dưới kính hiển vi, từ đó giúp chẩn đoán bệnh thận, đặc biệt là các bệnh lý thận nội khoa được chính xác hơn.

Sinh thiết thận là gì?

Sinh thiết thận là gì?

2. Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?

Sinh thiết thận cung cấp cho bác sĩ thận tiết niệu những thông tin chính xác nhất về tổn thương ở nhu mô thận, đặc biệt có giá trị trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cầu thận, ống kẽ thận. Ngoài ra, sinh thiết thận còn giúp lựa chọn và điều chỉnh thuốc phù hợp với tổn thương của người bệnh, làm giảm thời gian phơi nhiễm với một số thuốc có nhiều tác dụng phụ như corticoid, endoxan…

Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?

Tại sao phải thực hiện sinh thiết thận?

Kết quả sinh thiết thận còn là bằng chứng khách quan để tiên lượng về bệnh tình và diễn biến bệnh trong tương lai. Ngoài ra, các thông tin được cung cấp thông qua sinh thiết thận có thể hữu ích nếu bệnh nhân phải thực hiện cấy ghép thận về sau này do suy thận giai đoạn cuối vì bệnh thận trên thận nguyên bản có thể tái phát ở thận ghép sau này.

Để được tư vấn về khám Thận tiết niệu và sinh thiết thận bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ và đặt khám bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 3367.

1900 3367

3. Những tai biến có thể gặp của sinh thiết thận

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích phục vụ chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên sinh thiết thận vẫn có một số tai biến sinh thiết thận có thể xảy ra vì đây là một thủ thuật xâm lấn. Trong đó, dị ứng với thuốc gây tê và chảy máu sau sinh thiết là hai tai biến nguy hiểm nhất.

a. Dị ứng với thuốc gây tê

Dị ứng thuốc gây tê: tai biến có thể gặp của sinh thiết thận

Dị ứng thuốc gây tê: tai biến có thể gặp của sinh thiết thận

Để giảm đau cho bệnh nhân trong quá trình sinh thiết, bác sĩ cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ (thường chứa hoạt chất Lidocain) để tiêm cho bệnh nhân vào vị trí sinh thiết. Cũng giống như tất cả các loại thuốc tiêm truyền khác, Lidocain cũng có thể có nguy cơ gây dị ứng (phản vệ) đối với người tiêm. Các phản ứng phản vệ có thể diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, từ mẩn ngứa tại chỗ, tức bụng, khó thở… cho đến tụt huyết áp, suy hô hấp, và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên tỉ lệ biến chứng này thấp và thường bệnh nhân sẽ được thử test lẩy da trước khi tiêm thuốc để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng này.

b. Chảy máu sau sinh thiết

Biến chứng này thường gặp hơn, do thận là tạng nằm sâu trong cơ thể, việc đưa kim từ ngoài da vào có thể gây chảy máu ở nhiều mức độ từ chảy máu tổ chức dưới da, chảy máu cơ thắt lưng hay chảy máu từ nhu mô thận. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân thường được kiểm tra các xét nghiệm về đông cầm máu và tiểu cầu trước khi sinh thiết. Thủ thuật sẽ bị hoãn nếu bệnh nhân có rối loạn về chức năng đông cầm máu hoặc đang sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu mà chưa ngừng thuốc đủ thời gian. Biến chứng chảy máu có thể rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, đôi khi phải cắt thận để cầm máu.

Xem thêm bài viết chuyên khoa Thận - Tiết niệu

4. Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận

Một số lưu ý đối với bệnh nhân sinh thiết thận để giảm thiểu thấp nhất tỉ lệ tai biến của thủ thuật:

  • Sinh thiết thận là thủ thuật bắt buộc phải thực hiện ở bệnh viện và cần được theo dõi sau khi sinh thiết tại bệnh viện trong vòng 24 giờ.
  • Bệnh nhân khai báo tiền sử dị ứng và các thuốc đang sử dụng và ngừng sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu theo chỉ đạo của bác sĩ.

Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận

Những lưu ý đối với bệnh nhân khi sinh thiết thận

  • Sau khi sinh thiết, bệnh nhân cần bất động tại giường trong khoảng thời gian từ 12 – 24 tiếng tùy theo y lệnh của bác sĩ và chỉ được ngồi dậy khi có sự cho phép của nhân viên y tế. Tuyệt đối không nắn, bóp vị trí sinh thiết,
  • Cần báo ngay với nhân viên y tế nếu thấy đau tức nhiều ở vị trí sinh thiết, đái ra máu, mệt, vã mồ hôi… hay bất kì triệu chứng bất thường nào kèm theo.
  • Sinh thiết thận là chống chỉ định trong một số trường hợp như hai thận có kích thước nhỏ, người có thận duy nhất, người có các rối loạn đông máu chưa được xử lý…Cần tham vấn chuyên gia, cân nhắc lợi ích và nguy cơ trong những trường hợp này.

Liên hệ Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám Thận Tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/06/2022 - Cập nhật 13/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1873 Lượt xem

4 Phút đọc

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Bệnh xốp tủy thận hay còn gọi là bệnh tủy thận dạng bọt biển (Cacchi Ricci) là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở vùng tủy thận....

13/06/2022

5215 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3371 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5532 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG