Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận IgA là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh thận IgA
  • 3. Chẩn đoán bệnh thận IgA như thế nào
  • 4. Điều trị bệnh thận IgA
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận IgA là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh thận IgA
  • 3. Chẩn đoán bệnh thận IgA như thế nào
  • 4. Điều trị bệnh thận IgA
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp
Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất là suy thận giai đoạn cuối và cần đến những biện pháp điều trị thay thế như lọc máu hoặc ghép thận. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh đặc biệt này.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh thận IgA là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh thận IgA
  • 3. Chẩn đoán bệnh thận IgA như thế nào
  • 4. Điều trị bệnh thận IgA

1. Bệnh thận IgA là gì?

Bệnh thận IgA được đặt tên theo một loại kháng thể trong cơ thể con người. Về mặt y học, IgA vốn là kháng thể tự nhiên của con người, tồn tại trong cả máu và niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa… Chúng có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, cùng tham gia vào hàng rào bảo vệ cơ thể.

Bệnh thận IgA là gì?

Bệnh thận IgA là gì?

Bệnh xảy ra khi cơ thể sản sinh ra một số lượng IgA quá nhiều do kích thích của tác nhân vi khuẩn, khiến một bộ phận kháng thể này bị biến đổi cấu trúc và trở thành “vật lạ” đối với cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể khác để tấn công những “kháng thể lạ” này, hình thành những phức hợp miễn dịch lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có cầu thận, gây tổn thương cầu thận và hình thành bệnh thận IgA.

2. Triệu chứng của bệnh thận IgA

Người mắc bệnh thận IgA thường có tiền sử viêm nhiễm hầu họng tái đi tái lại trong quá khứ, hoặc các tình trạng nhiễm trùng dai dẳng như viêm amydal quá phát, chốc, viêm da do tụ cầu… Các tình trạng này kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể IgA bất thường và gây bệnh.

Bệnh có thể diễn biến âm thầm qua nhiều năm với tình trạng tiểu máu vi thể mà người bệnh không phát hiện ra được. Dần dần, bệnh tiến triển nặng lên và biểu hiện ra các triệu chứng của bệnh thận IgA sẽ biểu hiện lâm sàng rầm rộ như:

  • Đái mái đại thể: Bệnh nhân đột nhiên xuất hiện tiểu đỏ toàn bãi, đặc biệt là sau điều trị một nhiễm trùng vùng hầu họng, nước tiểu có thể lờ lờ như máu cá hoặc đỏ đậm, không quan sát thấy có máu cục trong bãi nước tiểu. Hiện tượng đái máu làm người bệnh lo lắng và tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Thận - tiết niệu để chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng của bệnh thận IgA

Triệu chứng của bệnh thận IgA

  • Phù: Có thể gặp trong thể bệnh đi kèm với hội chứng thận hư. Bệnh nhân phù to toàn thân, tiểu ít, tăng cân nhanh trong vòng 1 vài ngày đến 1 vài tuần.
  • Suy thận: Đôi khi bệnh nhân tình cờ phát hiện suy thận thông qua xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Một số trường hợp suy thận nặng, có thể kèm theo các triệu chứng của hội chứng urê máu cao như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi… Bệnh nhân có thể cần đến lọc máu để hỗ trợ trong một số trường hợp chức năng thận bị suy giảm quá nặng.

Khi có các triệu chứng bất thường bạn nên đi khám các Cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ giỏi, dày dạn kinh nghiệm giúp phát hiện bệnh lý kịp thời và điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc hoặc cần IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ đặt khám bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 3367.

1900 3367

3. Chẩn đoán bệnh thận IgA như thế nào

Chẩn đoán bệnh thận IgA thông qua các xét nghiệm máu và nước tiểu chỉ mang tính chất gợi ý, chẩn đoán chính xác nhất cần dựa vào sinh thiết thận. Bác sĩ sẽ lấy một phần tổ chức nhu mô thận của bệnh nhân và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá tổn thương. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng phải sinh thiết thận cũng như không phải trường hợp nào cũng có chỉ định này. Sinh thiết thận là một thủ thuật có những chỉ định và chống chỉ định cụ thể, cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Xem thêm bài viết chuyên khoa Thận - Tiết niệu

4. Điều trị bệnh thận IgA

Khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán xác định có bệnh thận IgA, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các thay đổi cần thực hiện trong sinh hoạt hằng ngày để hạn chế sự tiến triển của bệnh như chế độ ăn giảm đạm tùy theo mức độ suy thận, giảm mặn, uống nhiều nước, không lao động nặng… Ngoài ra, một số loại thuốc có thể được kê thêm để hỗ trợ điều trị bệnh như: thuốc ức chế hệ renin-angiotensin-aldosteron, các loại dầu cá omega 3, thuốc ức chế miễn dịch…

Điều trị bệnh thận IgA

Điều trị bệnh thận IgA

Một số nghiên cứu ở Nhật Bản cũng cho thấy việc cắt amydal có thể làm giảm tình trạng nặng ở những bệnh nhân có bệnh thận IgA.

Khi tiến triển nặng, bệnh nhân cần đến các phương pháp can thiệp tích cực hơn như lọc máu, lọc huyết tương… Người có bệnh thận IgA bị suy thận giai đoạn cuối có thể tìm đến các phương pháp điều trị thay thế như lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Tóm lại, bệnh thận IgA là một bệnh lý tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện rất nhiều hồng cầu trong nước tiểu. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể sống như người bình thường và duy trì sức khỏe lâu dài. Ngược lại, một số trường hợp phát hiện muộn có thể phải lọc máu, thậm chí phải điều trị thay thế thận về sau này.

Liên hệ Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám Thận Tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/06/2022 - Cập nhật 13/06/2022
3/5 - (14 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là là tình trạng giảm đường kính của một hay nhiều mạch máu nuôi thận. Đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp ở...

18/08/2022

761 Lượt xem

6 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Tiếp theo bài viết phần 1, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán biến chứng trên...

16/08/2022

375 Lượt xem

5 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Gout (còn gọi là thống phong) là căn bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người...

16/08/2022

620 Lượt xem

4 Phút đọc

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1866 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG