Nội dung chính
  • 1. Hẹp động mạch thận là gì?
  • 2. Triệu chứng của hẹp động mạch thận
  • 3. Cần làm để chẩn đoán hẹp động mạch thận?
  • 4. Điều trị hẹp động mạch thận như thế nào? 
Nội dung chính
  • 1. Hẹp động mạch thận là gì?
  • 2. Triệu chứng của hẹp động mạch thận
  • 3. Cần làm để chẩn đoán hẹp động mạch thận?
  • 4. Điều trị hẹp động mạch thận như thế nào? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Nam học
Hẹp động mạch thận là là tình trạng giảm đường kính của một hay nhiều mạch máu nuôi thận. Đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi nhưng dễ bị bỏ sót. Hậu quả lâu dài của hẹp động mạch thận là có thể dẫn đến teo nhỏ thận, suy giảm chức năng thận, lóc tách động mạch… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh lý đặc biệt này. 
Nội dung chính
  • 1. Hẹp động mạch thận là gì?
  • 2. Triệu chứng của hẹp động mạch thận
  • 3. Cần làm để chẩn đoán hẹp động mạch thận?
  • 4. Điều trị hẹp động mạch thận như thế nào? 

1. Hẹp động mạch thận là gì?

Thận nằm ở vùng hố thắt lưng hai bên, phía sau ổ bụng và được cấp máu từ động mạch thận (một nhánh của động mạch chủ dưới). Hẹp động mạch thận là tình trạng thu hẹp khẩu kính lòng động mạch thận (có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải), dẫn đến giảm lưu lượng máu tới thận. Tình trạng này có thể diễn ra cấp tính (do co thắt mạch) hoặc mạn tính (do chít hẹp, xơ vữa hoặc tắc động mạch thận do huyết khối).

Hẹp động mạch thận là tình trạng thu hẹp khẩu kính lòng động mạch thận

Hẹp động mạch thận là tình trạng thu hẹp khẩu kính lòng động mạch thận

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến hẹp động mạch thận mạn tính là xơ vữa động mạch và loạn sản xơ cơ. Khoảng 90% trường hợp do xơ vữa động mạch và thường xảy ra ở cả hai bên, trong khi loạn sản xơ cơ gặp với tỉ lệ thấp hơn và hay gặp ở một bên động mạch thận. Xơ vữa động mạch chủ yếu hay gặp ở bệnh nhân nam giới trên 50 tuổi, bệnh tiến triển từ từ và thường có biểu hiện lâm sàng rõ ràng sau khoảng 10 năm, gây teo thận và phát triển bệnh thận mạn. Trong khi đó, loạn sản xơ cơ thường gây nên tình trạng dày thành động mạch đoạn xa, thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi từ 20-50, gây nên tình trạng dày thành có xu hướng không đều trên suốt chiều dài mạch máu thận.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Triệu chứng của hẹp động mạch thận

Triệu chứng hẹp động mạch thận thường gặp bao gồm: 

  • Tăng huyết áp: huyết áp cao phát hiện trước tuổi 30 hoặc sau tuổi 50, thường là tăng huyết áp kháng trị, phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát. Khám bằng ống nghe đôi khi phát hiện được tiếng thổi ở vị trí hẹp. 
  • Teo thận: Thận bị giảm tưới máu sẽ teo dần và kích thước nhỏ hơn so với thận còn lại. Trên hình ảnh siêu âm thường thấy chiều dài thận bên hẹp thường giảm hơn so với bên còn lại trên 10 mm. Nếu kết hợp với triệu chứng tăng huyết áp kháng trị thì rất gợi ý có tình trạng hẹp động mạch thận kèm theo. 

Suy thận

Suy thận

  • Suy thận: Thận đảm nhiệm vai trò lọc máu cho cơ thể, vì vậy, tình trạng hẹp không chỉ dẫn đến giảm tưới máu nuôi thận mà còn làm giảm lượng máu cơ thể được lọc qua thận, dẫn đến ứ đọng các chất độc trong cơ thể, gây nên tình trạng suy giảm chức năng thận. Dần dần với thời gian, các triệu chứng của suy thận mạn tính được biểu hiện rõ ràng hơn như chỉ số creatinin trong máu tăng, xuất hiện protein trong nước tiểu, thiếu máu, phù phổi cấp (tình trạng quá tải dịch trong cơ thể gây khó thở), thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 
  • Suy tim: là hậu quả tất yếu của việc tăng huyết áp không kiểm soát và thừa dịch do suy thận. Bệnh nhân hẹp động mạch thận có cả suy tim và suy thận thường có tiên lượng nặng và nguy cơ tử vong cao.  

Suy tim

Suy tim

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Cần làm để chẩn đoán hẹp động mạch thận?

Các xét nghiệm để chẩn đoán hẹp động mạch thận chủ yếu là các biện pháp chẩn đoán hình ảnh:

  • Siêu âm Doppler động mạch thận: là biện pháp chẩn đoán thăm dò ít xâm lấn, an toàn với người bệnh. Để thực hiện kỹ thuật này cần yêu cầu người bệnh nhịn ăn để quan sát động mạch thận được rõ ràng hơn.
  • Chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch thận: phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho biết rõ số lượng động mạch và đường kính của từng mạch. Nhược điểm của phương pháp là đắt tiền và có sử dụng thuốc cản quang nên có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là khi bệnh nhân đang có tình trạng suy thận từ trước.
  • Chụp cộng hưởng từ dựng hình mạch thận: là một thăm dò không xâm lấn có thể được chỉ định trong một số trường hợp. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp tương đương với cắt lớp vi tính nhưng không áp dụng được cho người có vật liệu kim loại trong người như mảnh đạn, thay khớp háng bằng titan… giá thành của phương pháp cũng cao hơn so với cắt lớp vi tính.
  • Chụp mạch thận: Độ đặc hiệu 100%, ngoài tác dụng chẩn đoán hẹp mạch thận thì còn phục vụ can thiệp và xử trí. Tuy nhiên đây là biện pháp xâm lấn và cũng có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến như chảy máu, suy thận cấp, dị ứng với thuốc cản quang… 

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị hẹp động mạch thận như thế nào? 

Biện pháp điều trị hẹp động mạch thận bao gồm điều trị nội khoa, thay đổi lối sống và phẫu thuật can thiệp. Trong đó phẫu thuật là phương pháp xử lý triệt để nhất.

- Thay đổi lối sống

  • Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để kiểm soát huyết áp tốt hơn
  • Cai thuốc lá, giảm bớt rượu bia
  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 150 phút/tuần
  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn

- Điều trị nội khoa

  • Các thuốc điều trị chủ yếu là các thuốc kiểm soát huyết áp và điều trị xơ vữa mạch máu. Lưu ý thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ thể không được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có hẹp động mạch thận cả hai bên. Thông thường bệnh nhân cần phối hợp khoảng 2-3 loại thuốc huyết áp thuộc các nhóm khác nhau mới có thể kiểm soát huyết áp được tối ưu.

- Can thiệp mạch máu và phẫu thuật

Đây là biện pháp giúp giải quyết tình trạng hẹp động mạch thận, các phương pháp có thể được áp dụng là:

  • Nong hẹp động mạch thận bằng bóng
  • Đặt stent động mạch thận
  • Cắt và sửa tạo hình động mạch thận 

Tóm lại, hẹp động mạch thận là một bệnh lý có thể gây nên tăng huyết áp khó kiểm soát và cần được chẩn đoán và xử trí sớm. Nếu bạn có vấn đề về huyết áp trước tuổi 30 hoặc sau 50 tuổi, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được loại trừ bệnh lý này. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/08/2022 - Cập nhật 22/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là là tình trạng giảm đường kính của một hay nhiều mạch máu nuôi thận. Đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp ở...

18/08/2022

772 Lượt xem

6 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Tiếp theo bài viết phần 1, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán biến chứng trên...

16/08/2022

384 Lượt xem

5 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Gout (còn gọi là thống phong) là căn bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người...

16/08/2022

636 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3385 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG