Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn
  • 2. Điều trị biến chứng thận trên bệnh nhân Gút mạn
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn
  • 2. Điều trị biến chứng thận trên bệnh nhân Gút mạn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Tiếp theo bài viết phần 1, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán biến chứng trên thận ở bệnh nhân Gút mạn cũng như phương pháp điều trị các biến chứng này. 
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn
  • 2. Điều trị biến chứng thận trên bệnh nhân Gút mạn

1. Chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn

Để chẩn đoán được biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn, các xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh sẽ được thực hiện để tìm các dấu chứng tổn thương.

  • Xét nghiệm máu: chỉ số creatinin máu ở ngưỡng giới hạn trên hoặc cao hơn mức bình thường đi kèm với nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng quy định là một gợi ý cho chẩn đoán biến chứng thận trên những bệnh nhân Gút mạn. Các bệnh nhân này cũng thường có tình trạng suy tuyến thượng thận đi cùng do lạm dụng corticoid để điều trị giảm đau mà không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: có thể thấy protein niệu ở mức thấp (dưới 1 g/L) đi kèm với sự xuất hiện của rất nhiều trụ tinh thể urat trong nước tiểu. Đôi khi xuất hiện cả hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu nếu sỏi urat gây ra tình trạng nhiễm trùng và tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hệ tiết niệu đóng vai trò quan trọng để tìm sỏi urat do loại sỏi này không cản quang nên không thể phát hiện được trên phim chụp Xquang hệ tiết niệu thông thường. Siêu âm còn cung cấp hình ảnh cơ bản về nhu mô thận, bờ viền cũng như kích thước thận, giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương thận trên hình ảnh đại thể. Ngoài siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cũng thường được chỉ định để xác định chính xác bệnh nhân có sỏi hay không với độ nhạy và đặc hiệu trên 90%.

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Trong một số trường hợp, để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ có thể sinh thiết thận để tìm kiếm sự lắng đọng của các tinh thể urat trong tổ chức mô kẽ của thận. Đây là tiêu chuẩn vàng cho thấy thận đã bị tổn thương trên bệnh nhân có Gút mạn tính.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Điều trị biến chứng thận trên bệnh nhân Gút mạn

Biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn nếu được phát hiện sớm và kịp thời, có thể được kiểm soát. Ngược lại, bệnh có thể tiến triển trầm trọng và chuyển thành suy thận giai đoạn cuối. Các biện pháp điều trị chính bao gồm thay đổi lối sống, sinh hoạt và điều trị bằng thuốc. Dưới đây là các khuyến cáo cụ thể đới với biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn:

  • Ăn giảm đạm: Việc ăn giảm đạm tốt cho cả tiến triển của biến chứng thận nói riêng và bệnh Gút nói chung. Bệnh nhân được khuyến cáo ăn giảm các loại thực phẩm chứa nhiều protein, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt bò, hải sản… Các loại thịt trắng được chế biến bằng phương pháp luộc hoặc hấp được ưa chuộng hơn ở các bệnh nhân này.

Ăn giảm đạm

Ăn giảm đạm

  • Uống nhiều nước: Việc uống nước giúp trung hòa và tránh cho việc hình thành nên tinh thể urat. Bệnh nhân được khuyến khích uống nước lọc hoặc các loại nước khoáng có tính kiềm để gia tăng đào thải acid uric qua nước tiểu. Lượng nước trung bình một ngày nên bằng số lượng nước tiểu của người bệnh cộng thêm khoảng 500 ml lượng nước mất qua mồ hôi, hơi thở… đôi khi cần nhiều hơn.
  • Kiểm soát huyết áp: bằng chế độ ăn giảm muối, không ăn các đồ ăn hun khói hoặc lên men, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp như Losartan cũng có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của thầy thuốc: một điều đáng chú ý là một số thuốc giảm đau khi điều trị Gút như nhóm giảm đau không steroid (NSAIDs) cũng có thể gây tổn thương lên thận. Vì vậy, dùng thuốc nào, liều lượng ra sao phải được thầy thuốc kê đơn và hướng dẫn. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau này vì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh Gút mạn khi có biến chứng thận được yêu cầu tái khám mỗi 1-2 tháng/lần để điều chỉnh thuốc và đánh giá tiến triển bệnh thận. Việc tái khám đều đặn cũng là cách để phát hiện sớm các bất thường và xử trí kịp thời. 

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ

Biến chứng thận ở bệnh nhân Gút mạn rất cần sự hợp tác và tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nếu được kiểm soát tốt sẽ giúp tiên lượng bệnh được cải thiện, ngược lại, người bệnh có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và tử vong do các biến chứng nguy hiểm của suy thận gây nên.

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/08/2022 - Cập nhật 16/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Những điều cần biết về bệnh lý hẹp động mạch thận

Hẹp động mạch thận là là tình trạng giảm đường kính của một hay nhiều mạch máu nuôi thận. Đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp ở...

18/08/2022

774 Lượt xem

6 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Biến chứng thận ở bệnh nhân gút mạn: chẩn đoán và điều trị

Tiếp theo bài viết phần 1, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán biến chứng trên...

16/08/2022

384 Lượt xem

5 Phút đọc

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Biến chứng thận ở bệnh nhân suy thận mạn: cơ chế và tổn...

Gout (còn gọi là thống phong) là căn bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người...

16/08/2022

637 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3385 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG