Nội dung chính
  • 1. Điều gì xảy ra khi bạn mất cân bằng điện giải?
  • 2. Điện giải đồ và mục đích xét nghiệm ion đồ
  • 3. Ý nghĩa của những con số trong điện giải đồ
Nội dung chính
  • 1. Điều gì xảy ra khi bạn mất cân bằng điện giải?
  • 2. Điện giải đồ và mục đích xét nghiệm ion đồ
  • 3. Ý nghĩa của những con số trong điện giải đồ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sự thật về xét nghiệm điện giải đồ

Chất điện giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể trong việc duy trì và cân bằng nội môi. Chúng bao gồm các loại khoáng chất và dịch mang điện tích ở dạng muối không tan, quan trọng nhất là các ion Natri, Kali và Clo. Xét nghiệm điện giải đồ nhằm phát hiện sự mất cân bằng điện giải từ đó hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
Nội dung chính
  • 1. Điều gì xảy ra khi bạn mất cân bằng điện giải?
  • 2. Điện giải đồ và mục đích xét nghiệm ion đồ
  • 3. Ý nghĩa của những con số trong điện giải đồ

1. Điều gì xảy ra khi bạn mất cân bằng điện giải?

Chất điện giải là các khoáng chất mang điện tích được tìm thấy trong máu. Nhiệm vụ chung của các chất điện giải là:

- Kiểm soát cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.

- Cân bằng mức axit/bazơ (pH) của máu.
- Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng vào các tế bào.
- Tham gia vận chuyển chất thải ra khỏi các tế bào.
- Điều hòa huyết áp.
- Tăng cường chức năng cơ bắp, kể cả cơ tim.
- Cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh.

Cơ thể mất nước kèm theo tình trạng mất điện giải: nôn mửa.

Cơ thể mất nước kèm theo tình trạng mất điện giải: nôn mửa.

Cơ thể mất nước kèm theo tình trạng mất điện giải, trong trường hợp bị mất nước nhanh hay nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn chất điện giải có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng có thể gặp: mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, tê và ngứa ran, yếu cơ và chuột rút, nhức đầu, co giật, mất nhận thức, lơ mơ…

2. Điện giải đồ và mục đích xét nghiệm ion đồ

Điện giải đồ là gì? Có lẽ đây không phải thắc mắc của một vài người. Thực chất, đây là một xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể. Từ đó đánh giá và so sánh với khoảng tham chiếu và xem xét ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cơ quan nội tạng ở mức riêng biệt hay toàn cơ thể.

 xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể.

Xét nghiệm định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể.

Xét nghiệm ion đồ (điện giải đồ) nhằm mục đích định lượng nồng độ các ion điện giải này trong cơ thể. Việc xác định nồng độ các ion điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng điều trị cũng như theo dõi chẩn đoán một số bệnh lý nhất định như tăng huyết áp, suy tim, suy thận,... 

Tùy tình trạng và triệu chứng của người bệnh, xét nghiệm điện giải đồ được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác như một phần của xét nghiệm thường quy hoặc sử dụng riêng rẽ.

3. Ý nghĩa của những con số trong điện giải đồ

Khi cơ thể khỏe mạnh, hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích, giúp quá trình trao đổi hóa học, hoạt động cơ và nhiều quá trình sống khác của cơ thể diễn ra bình thường. Khi xuất hiện mất cân bằng điện giải dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội môi, mất cân bằng acid - base,...

Khi cơ thể khỏe mạnh, hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích, giúp quá trình trao đổi hóa học.

Khi cơ thể khỏe mạnh, hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng điện tích, giúp quá trình trao đổi hóa học.

Dưới đây là những chỉ số thường được sử dụng để đánh giá, cụ thể:

- Chỉ số Na+:

Bình thường, lượng Natri trong máu là 135-145 mmol/l, chúng tồn tại chủ yếu ở dịch ngoại bào, giữ vai trò duy trì áp suất thẩm thấp tại dịch ngoại bào cùng Cl- và HCO3-. 

Các bất thường Na+, như:

+ Tăng natri máu kèm theo tăng áp lực thẩm thấu: Gây mất nước trong tế bào, cơ thể phù, tăng huyết áp. Người bệnh có triệu chứng da nhão, khát, thiệu niệu, sút cân, tim đập nhanh, mê sảng,...

+ Giảm Na+ trong máu: Thường dựa vào áp lực thẩm thấu huyết tương để phân loại nguyên nhân.

- Chỉ số K+:

Kali trong máu bình thường ở mức 3,5-4,5 mmol/l, tồn tại chủ yếu ở khu vực tế bào, tạo áp suất thẩm thấu cho nội bào.

Các bất thường chỉ số K+ trong xét nghiệm điện giải:
+ Tăng K+ trong máu: Có thể do các nguyên nhân như nhiễm toan, suy thận, sốc phản vệ, tan máu, suy vỏ thượng thận,...

+ Giảm K+ trong máu: Do các nguyên nhân như nhịn đói, nghiện rượu, truyền dịch kéo dài, điều trị bằng cortisol, thuốc lợi tiểu kéo dài,...

- Chỉ số Cl-:

Nồng độ Clo trong máu bình thường ở mức 90-110 mmol/l, ion này tồn tại chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng các ion khác tạo áp suất thẩm thấu của cơ thể.

Các bất thường có thể gặp:

+ Tăng Cl- trong máu: Do mất nước, đái tháo nhạt, ưu năng vỏ thượng thận, đái tháo đường,...

+ Giảm Cl- trong máu: Do mất muối, ăn nhạt, thiểu năng vỏ thượng thận,...

Xét nghiệm điện giải đồ là một trong những xét nghiệm hóa sinh phổ biến đem lại lợi ích to lớn và thường ít sai số. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu rõ được ý nghĩa của những chỉ số này, mong rằng bài viết trên của IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp bạn được phần nào.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2130 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3383 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây được xem là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất nhằm khảo sát huyết học. Hầu như...

23/04/2022

964 Lượt xem

5 Phút đọc

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Hệ nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể trong huyết thanh. Nhóm máu là đặc điểm sinh...

23/04/2022

625 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG