Một chương trình phục hồi chức năng tốt cho người sau tai biến cần được xây dựng dựa trên tiến trình hồi phục các tổn thương. Vậy nên cách tốt nhất là cho người bệnh tập luyện tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa trong giai đoạn đầu.
Nếu những sai sót trong luyện tập có thể hình thành nên những tổn thương mới, tạo yếu tố thuận lợi cho các tổn thương cũ để lại di chứng nặng nề hơn. Vì vậy hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn về tập vận động cho người sau tai biến tại bệnh viện qua bài viết dưới đây.
Vì sao phải tập vận động cho người sau tai biến tại bệnh viện?
Trước đây khi y học chưa phát triển thì phục hồi chức năng tại các bệnh viện dường như chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn bệnh nhân sau tai biến đều phải luyện tập tại nhà với các dụng cụ thô sơ và kỹ thuật tự phát. Chính vì thế mà tỷ lệ tàn tật, di chứng bại liệt sau tai biến ngày càng tăng cao.
Ngày nay, tầm quan trọng của phục hồi chức năng giai đoạn đầu đã được đẩy mạnh hơn. Thực tế cho thấy những bệnh nhân luyện tập phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa có tỷ lệ hồi phục cao. Ít nhất là tự chăm sóc bản thân với những nhu cầu cơ bản. Và đặc biệt, ngày nay phục hồi chức năng là một chuyên ngành riêng rất quan trọng trong y khoa và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc tập luyện vận động cho người sau tai biến tại bệnh viện như:
- Tỷ lệ hồi phục cao
- Tránh được các tổn thương, di chứng thứ phát do nằm lâu như loét ép, cứng khớp
- Các bài tập được xây dựng dựa trên tiến trình hồi phục và phù hợp cho từng bệnh nhân riêng biệt
- Được tập luyện với các dụng cụ chuyên dụng
- Nâng cao ý chí quyết tâm tập luyện của người bệnh dưới sự rèn luyện chỉ dẫn của các bác sĩ
- Người nhà bệnh nhân được hướng dẫn các kỹ thuật tập luyện để giúp người bệnh thực hiện tại nhà
Một số bài tập vận động dành cho người sau tai biến tại bệnh viện
Tại bệnh viện, tùy thuộc vào tổn thương sau tai biến là gì mà các bác sĩ sẽ đưa ra những bài luyện tập cùng với cường độ khác nhau. Đặc biệt, tại bệnh viện, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng rất sớm, nhất là trong giai đoạn đầu sau tổn thương. Điều này giúp cải thiện nhanh chóng chức năng vận động. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, giai đoạn đầu khi các tế bào thần kinh bị tổn thương hồi phục một phần thì việc sử dụng cưỡng bức và tập luyện chức năng góp phần cải vào cải thiện chức năng rất tốt.
Dưới đây là một số bài tập vận động dành cho người sau tai biến được áp dụng khá nhiều tại các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện mà bạn có thể tham khảo.
Bài tập 1: Nghiêng người sang bên liệt
Đây là những bài tập ở tư thế nằm dành cho bệnh nhân có tình trang liệt vận động tay hoặc chân. Các bài tập này giúp bệnh nhân quen dần với các cử động, giảm mỏi cơ và làm tránh các tổn thương do nằm lâu như loét ép, cứng khớp.
Người bệnh có thể tập nghiêng người qua bên liệt mà không cần sự giúp đỡ của người thân. Đầu tiên người bệnh sử dụng tay không liệt nắm vịn vào thành giường bên liệt và từ từ nhấc người xoay sang. Có thể nhấc từ từ chân liệt cùng xoay sang để người ở trạng thái cân bằng, tránh đổ người trở lại. Cho người bệnh nằm nghiêng bên liệt tầm 3-5 phút, mỗi ngày thực hiện từ 5-6 lần.
Bên cạnh đó thì nghiêng người sang bên lành cũng được thực hiện thường xuyên. Bên nhân sử dụng tay lành để nâng lên liệt, ghì chặt chân lành xuống mặt giường và từ từ xoay người sang. Lúc này trọng lực dồn sang bên lành để có thể nâng đỡ bên liệt.
Bài tập 2: Tập ngồi
Để có thể thực hiện các động tác chăm sóc bản thân đơn giản, trước tiên người bệnh cần học cách tự ngồi và giữ thăng bằng ở tư thế này. Đặt tay liệt lên thành bụng sau đó dùng khuỷu tay bên lành và dồn trọng lực xuống để nâng toàn bộ thân mình ngồi dày. Lúc này cần giữ chân, mông ghì chặt xuống mặt giường. Động tác này cần thực hiện từ từ và có người đừng bên cạnh giám sát. Tránh việc làm quá nhanh, đột ngột có thể làm hạ huyết áp tư thế hoặc bệnh nhân đổ người xuống sàn.
Bài tập 3: Tập đứng lên ngồi xuống
Với các bài tập giữ thăng bằng giai đoạn đầu cần có sự giúp đỡ của các nhân viên y tế. Mục đích để tránh tổn thương cho bệnh nhân và theo dõi người bệnh đã thực hiện đúng hay chưa. Thương bệnh nhân khi đứng lên ngồi xuống hay dồn trọng lực vào bên lành. Điều này là hoàn toàn sai.
Cho bệnh nhân đứng, dồn trọng lực vào chân bên liệt để cưỡng bức bên liệt tăng khả năng hoạt động. Sau đó cho bệnh nhân từ từ ngồi xuống. Thực hiện động tác nhiều lần kết với với giữ thăng bằng và đi bằng thanh song song.
Bài tập 4: Tập giữa thăng bằng và đi với thanh song song
Đây là bài tập quan trọng và rất nhiều bệnh nhân mong muốn tập luyện ngay. Tuy nhiên, tập đi với thanh song song chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã biết cách giữ thăng bằng và dồn trọng lực vào chân liệt với các bài tập phía trên.
Cho bệnh nhân tập bước đi với hai thanh song song được cố định vững chắc. Thời gian đầu chú tâm vào cách bệnh nhân đi và dồn trọng lực. Tiếp theo đó là thúc đẩy nhanh thời gian đi. Các động tác thực hiện tại bệnh viện luôn có các bác sĩ, nhân viên y tế giám sát và chỉ dẫn.
Đối với tập phục hồi chức năng cần phải thực hiện kiên trì thì mới có kết quả. Có những tổn thương phải mất từ 2-3 năm mới có thể trở về trạng thái hoạt động gần với ban đầu. Các bạn nên chấp nhận, đối với các tổn thương đột quỵ thì việc hồi phục hoàn toàn là điều không thể.
Vậy nên bạn có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline (1900 63 83 67) hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để tìm kiếm những bệnh viện có khoa phục hồi chức năng tốt nhất.
Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!