Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về Insulin- xét nghiệm Insulin là gì?
  • 2. Ý nghĩa, mục đích sử dụng xét nghiệm insulin
  • 3. Các bước tiến hành xét nghiệm Insulin
  • 4. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Insulin máu
  • 5. Nguyên nhân gây giảm nồng độ Insulin máu
  • 6. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm Insulin
  • 7. Lợi ích của xét nghiệm Insulin máu
Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về Insulin- xét nghiệm Insulin là gì?
  • 2. Ý nghĩa, mục đích sử dụng xét nghiệm insulin
  • 3. Các bước tiến hành xét nghiệm Insulin
  • 4. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Insulin máu
  • 5. Nguyên nhân gây giảm nồng độ Insulin máu
  • 6. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm Insulin
  • 7. Lợi ích của xét nghiệm Insulin máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật những điều bạn cần biết về xét nghiệm Insulin

Xét nghiệm Insulin giúp xác định lượng hormon này trong máu. Insulin là một trong những hormone quan trọng nhất của cơ thể, có vai trò duy trì ổn định lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tình trạng tiết insulin bị giảm hoặc mất hay gặp ở các bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng lên hoặc mất khả năng kiểm soát ở các trường hợp có khối u tiết insulin. 
Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về Insulin- xét nghiệm Insulin là gì?
  • 2. Ý nghĩa, mục đích sử dụng xét nghiệm insulin
  • 3. Các bước tiến hành xét nghiệm Insulin
  • 4. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Insulin máu
  • 5. Nguyên nhân gây giảm nồng độ Insulin máu
  • 6. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm Insulin
  • 7. Lợi ích của xét nghiệm Insulin máu

1. Sơ lược về Insulin- xét nghiệm Insulin là gì?

Xét nghiệm Insulin là một trong những xét nghiệm quan trọng của cơ thể.

Xét nghiệm Insulin là gì?

Xét nghiệm Insulin giúp xác định lượng hormon này trong máu.

Insulin là một hormon được các tế bào beta của tụy đảo Langerhans bài tiết. Insulin tham gia điều hòa chuyển hóa và vận chuyển carbohydrate, axit amin, protein, lipid và tạo thuận lợi cho quá trình nhập glucose vào mô mỡ và cơ vân. Khi nồng độ glucose huyết tương tăng lên thì Insulin sẽ được tiết ra. 

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được chẩn đoán, phòng ngừa diễn biến của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, đời sống hằng ngày của bạn.

Xét nghiệm định lượng insulin liên quan mật liên quan mật thiết đến nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm định lượng insulin liên quan mật liên quan mật thiết đến nồng độ đường trong máu.

2. Ý nghĩa, mục đích sử dụng xét nghiệm insulin

Xét nghiệm Insulin sử dụng hạt thuận từ để định lượng nồng độ insulin có trong huyết tương (chống đông bằng EDTA) và huyết thanh người. Insulin được dùng để chẩn đoán, phát hiện sớm đái tháo đường; đánh giá sự tiến triển và ổn định của bệnh nhân bị ĐTĐ có sử dụng insulin; dự đoán biến chứng của ĐTĐ type 2; chẩn đoán u tuỵ nội tiết.

Tìm hiểu thêm về: Bệnh đái tháo đường tuýp 2

3. Các bước tiến hành xét nghiệm Insulin

Xét nghiệm Insulin thực hiện như thế nào?

Bước 1: Lấy bệnh phẩm

  • Có thể dùng huyết thanh; huyết tương (chống đông).
  • Mẫu được bảo quản trong 24 giờ ở nhiệt độ 2-8°C; nếu bảo quản trong 6 tháng thì ở nhiệt độ -20°C. Mẫu chỉ đông lạnh một lần, mẫu bị vẩn, tủa cần ly tâm trước khi phân tích.

Bước 2: Tiến hành kỹ thuật

  • Chuẩn bị máy phân tích.
  • Dựng đường chuẩn.
  • Phân tích QC: ở cả 3 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.
  • Phân tích mẫu: Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 xét nghiệm. Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm. Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và máy sẽ tự động phân tích.

Insulin được dùng để chẩn đoán, phát hiện sớm đái tháo đường

Insulin được dùng để chẩn đoán, phát hiện sớm đái tháo đường.

4. Nguyên nhân gây tăng nồng độ Insulin máu

Nguyên nhân Insulin máu tăng là do:

  • Bệnh đái tháo đường type 2
  • Tổn thương tế bào đảo tụy
  • Bệnh to đầu chi
  • Hội chứng Cushing
  • Không dung nạp fructose hoặc galactose
  • Tình trạng cường insulin
  • Tiêm insulin ngoại sinh
  • Béo phì
  • Khối u tiết insulin

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

5. Nguyên nhân gây giảm nồng độ Insulin máu

Nguyên nhân Insulin máu giảm là do:

  • Tăng glucose máu
  • Đái tháo đường typ 1
  • Suy chức năng tuyến yên

6. Các yếu tố góp phần thay đổi kết quả xét nghiệm Insulin

- Dùng chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 7 ngày trở về đây sẽ làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

- Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu sẽ gây phá hủy insulin. 

- Có kháng thể kháng insulin.

- Các thuốc có thể làm tăng nồng độ insulin máu: Adrenalin, albuterol, canxi gluconat dùng cho trẻ sơ sinh, fructose, glucagon, levodopa,...

- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ insulin máu: Thuốc chẹn beta giao cảm, calcitonin, cimetidin, ethanol, metformin, nifedipin, phenobarbital, lợi tiểu nhóm thiazid,...

nếu có sự bất thường về nồng độ insulin sẽ gây các tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột

Nếu có sự bất thường về nồng độ insulin sẽ gây các tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột.

7. Lợi ích của xét nghiệm Insulin máu

Lợi ích xét nghiệm Insulin máu là:

  • Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán khối u tiết insulin: Chẩn đoán tình trạng này cần dựa trên đồng thời nồng độ glucose máu và nồng độ insulin máu.
  • XN có thể cung cấp các thông tin về tình trạng kháng insulin: Nếu nồng độ insulin máu cao trong khi nồng độ glucose máu bình thường hoặc cao, có thể nghi ngờ tụy đang phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường (có tình trạng kháng insulin). Tình trạng này là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ bị mắc đái tháo đường type 2.  
  • Đo nồng độ insulin huyết thanh cũng được sử dụng để hỗ trợ cho chẩn đoán tình trạng hạ glucose máu và đái tháo đường. 

- Xét nghiệm insulin đôi khi được áp dụng để xác nhận một bệnh nhân đái tháo đường chưa được điều trị bằng insulin hiện đã chuyển sang giai đoạn phụ thuộc insulin.

- Xét nghiệm giúp chẩn đoán tình trạng hạ đường huyết “giả tạo” do tiêm insulin không có chỉ định của thầy thuốc.

- Xét nghiệm hữu ích để theo dõi khả năng “sống” của mô ghép ở các bệnh nhân được ghép tụy.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về xét nghiệm Insulin mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn cung cấp cho bạn đọc. Để được thực hiện xét nghiệm chính xác và tối ưu nhất, bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện uy tín và chất lượng bậc nhất nước ta đều sử dụng dịch vụ kết nối của chúng tôi như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức,... Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/07/2022 - Cập nhật 10/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất tần tật những điều bạn cần biết về xét nghiệm Insulin

Tất tần tật những điều bạn cần biết về xét nghiệm Insulin

Xét nghiệm Insulin giúp xác định lượng hormon này trong máu. Insulin là một trong những hormone quan trọng nhất của cơ thể, có vai trò duy trì ổn định lượng...

10/07/2022

2882 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide là gì và có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm C Peptide giúp đánh giá tình trạng sản xuất Insulin của cơ thể, sử dụng để theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn giúp thăm...

25/05/2022

1287 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG