Nội dung chính
  • 1. Thiếu máu ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2. Vì sao bệnh nhân suy thận hay bị thiếu máu?
  • 3. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn
  • 4. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính như thế nào?
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ 
Nội dung chính
  • 1. Thiếu máu ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2. Vì sao bệnh nhân suy thận hay bị thiếu máu?
  • 3. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn
  • 4. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính như thế nào?
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thiếu máu- Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính là một trong số 10 bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không những không thể chữa khỏi hoàn toàn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Trong số đó, thiếu máu là biến chứng thường gặp ở nhóm bệnh nhân này, gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài và đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Thiếu máu ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính là gì?
  • 2. Vì sao bệnh nhân suy thận hay bị thiếu máu?
  • 3. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn
  • 4. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính như thế nào?
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ 

1. Thiếu máu ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính là gì?

Thiếu máu là bệnh lý không chỉ gặp ở bệnh nhân suy thận. Về tiêu chuẩn chẩn đoán, bệnh nhân được gọi là thiếu máu nếu chỉ số nồng độ huyết sắc tố Hemoglobin (viết tắt là Hb) dưới ngưỡng 120 g/L ở nữ hoặc 130 g/L ở nam. Đối với bệnh nhân suy thận, hai ngưỡng xác định thiếu máu này không có sự thay đổi với quần thể dân số nói chung. Ước tính có khoảng 43% người bệnh thận mạn giai đoạn 1-2 bị thiếu máu, trong khi con số này là khoảng gần 60% ở quần thể người bệnh ở giai đoạn 3 đến 5.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Thiếu máu là bệnh lý không chỉ gặp ở bệnh nhân suy thận

Thiếu máu là bệnh lý không chỉ gặp ở bệnh nhân suy thận

2. Vì sao bệnh nhân suy thận hay bị thiếu máu?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn, trong đó, thiếu hụt Erythropoietin là nguyên nhân chính được ghi nhận. Hormon này được thận sản xuất ra và có vai trò quan trọng trong sinh trưởng của tế bào hồng cầu trong tủy xương. Khi thận bị suy, hoạt động của hormon Erythropoietin bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn ngoài các nguyên nhân chính kể trên, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính là:

  • Thiếu sắt và dự trữ sắt
  • Mất máu do xuất huyết tiêu hóa
  • Thiếu hụt vitamin B12 và acid folic
  • Thiếu máu do hội chứng tăng ure máu huyết tán
  • Mất máu do rối loạn chức năng tiểu cầu, mất qua lọc máu
  • Cường cận giáp thứ phát
  • Tan máu trong một số bệnh lý tự miễn
  • Suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Các nguyên nhân thiếu máu ở người bình thường cũng có thể gặp trên bệnh nhân suy thận mạn như ung thư, viêm mạn tính, bệnh máu ác tính đi kèm…

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Do có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn nên việc tìm nguyên nhân thiếu máu đóng một vai trò quan trọng giúp điều trị trúng đích và giải quyết được tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Dựa trên thăm khám lâm sàng và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau để tìm nguyên nhân thiếu máu trên bệnh nhân, cụ thể là:

  • Xét nghiệm đánh giá tình trạng dự trữ sắt và đo nồng độ Erythropoietin trong máu
  • Nội soi dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm đánh giá tình trạng tan máu tự miễn
  • Huyết tủy đồ và sinh thiết tủy xương
  • Xét nghiệm tìm kiếm bệnh lý tự miễn…

Do có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Do có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Các xét nghiệm này được chỉ định theo thứ tự ưu tiên tùy vào từng trường hợp người bệnh cụ thể. Khi xác định được chính xác nguyên nhân thiếu máu, bác sĩ sẽ bắt tay vào điều trị với phác đồ riêng cho từng căn bệnh cụ thể. 

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

4. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính như thế nào?

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn vẫn cần diễn ra song song với điều trị bệnh thận mạn nói chung theo từng giai đoạn. Về cơ bản, việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu đã được tìm ra. Đối với trường hợp suy giảm Erythropoietin, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm dưới da chế phẩm bổ sung hoạt chất này kèm bổ sung sắt nếu có sự thiếu hụt. Đối với các nguyên nhân khác, đôi khi cần có sự phối hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa Thận và chuyên khoa Huyết học để xử trí tình trạng thiếu máu cho người bệnh.

Về cơ bản, việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu đã được tìm ra

Về cơ bản, việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu đã được tìm ra

Trong trường hợp thiếu máu nặng, bệnh nhân có thể được truyền chế phẩm khối hồng cầu để bồi phụ ngay lập tức lượng máu thiếu hụt, tránh ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

5. Lời khuyên của bác sĩ 

  • Do có rất nhiều nguyên nhân thiếu máu khác nhau trên bệnh nhân có bệnh thận mạn tính, vì thế người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám và tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng các thuốc không rõ nguồn gốc
  • Chú ý đến tình trạng màu sắc của da, niêm mạc mắt, màu sắc phân (có bị đen hay không) để tự nhận biết sớm tình trạng thiếu máu
  • Kiểm tra công thức máu định kỳ 2 tháng/lần

Thực hiện kiểm tra định kỳ

Thực hiện kiểm tra định kỳ

Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn tính là một biến chứng phổ biếnThiếu máu ở bệnh nhân thận mạn tính là một biến chứng phổ biến, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/08/2022 - Cập nhật 16/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân thận mạn tính

Điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì tỷ lệ mắc và tử vong của căn...

27/08/2022

477 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ giảm đạm ở bệnh nhân suy thận mạn

Chế độ giảm đạm ở bệnh nhân suy thận mạn

Đối với bệnh nhân suy thận mạn, một chế độ ăn giảm khẩu phần đạm (hay protein) là cần thiết để giúp duy trì chức năng thận của bản thân. Tuy nhiên như thế nào...

16/08/2022

709 Lượt xem

4 Phút đọc

Thiếu máu- Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có bệnh thận...

Thiếu máu- Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có bệnh thận...

Bệnh thận mạn tính là một trong số 10 bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không những không thể chữa khỏi hoàn toàn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...

16/08/2022

346 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG