Nội dung chính
  • 1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu bị sốt xuất huyết
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
  • 4. Một số câu hỏi về sốt xuất huyết
Nội dung chính
  • 1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu bị sốt xuất huyết
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
  • 4. Một số câu hỏi về sốt xuất huyết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Khi trẻ bị muỗi đốt, bố mẹ thường băn khoăn xem trẻ có bị sốt xuất huyết hay không và thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa mưa. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em được IVIE -  Bác sĩ ơi trình bày ngay sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu bị sốt xuất huyết
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
  • 4. Một số câu hỏi về sốt xuất huyết

1. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là bao lâu

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là thời gian virus nhân lên đến khi có biểu hiện triệu chứng ở người bệnh. Trong khoảng thời gian này, người nhiễm virus không có biểu hiện gì. Đối với sốt xuất huyết, thời gian ủ bệnh là từ 3 đến 14 ngày, trung bình là 4 đến 7 ngày.

Thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào tuổi của người bị lây, sức đề kháng và tuýp virus gây bệnh. Có khi người truyền virus đã khỏi rồi thì người bị lây mới biểu hiện bệnh.

Muỗi vằn là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Sau thời kỳ ủ bệnh, các giai đoạn lâm sàng của sốt xuất huyết được chia thành: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hổi phục. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn.

  • Giai đoạn sốt: Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, sốt thường là biểu hiện đầu tiên. 

  • Giai đoạn nguy hiểm: Biểu hiện trong ngày bệnh thứ 3 đến thứ 7 với dấu hiệu xuất huyết và thoát huyết tương (thành mạch bị tổn thương dẫn đến huyết tương thoát ra ngoài). Một số biến chứng nguy hiểm là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, xuất huyết não, suy gan thận, suy hô hấp, sốc nặng và sốc kéo dài.

  • Giai đoạn hồi phục: thường vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Trẻ hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, tiểu nhiều. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể phát ban hoặc ngứa ngoài da.

Xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết gây nên

Xuất huyết dưới da do sốt xuất huyết gây nên

Bố mẹ lo lắng về tình trạng của trẻ có thể khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được bác sĩ đưa ra các khuyến nghị cũng như hướng dẫn phụ huynh theo dõi tình trạng của trẻ. Bác sĩ sẽ khám online bằng video call trên điện thoại, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách quan sát, khai thác thêm thông tin triệu chứng từ bố mẹ, từ đó đưa ra chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần).

IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;

  • Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín. 

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi đến từ các bệnh viện tuyến trung ương

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu bị sốt xuất huyết

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em không khác gì so với người lớn. Ở giai đoạn đầu, sốt xuất huyết gây ra tình trạng đột ngột sốt cao 39- 40 độ C. Người bệnh thường mệt mỏi rũ rượi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ. Có người biểu hiện đau lưng và đôi khi là đau hai chân. Có thể biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn ra thức ăn và tiêu chảy.

Ở trẻ em, lúc đầu triệu chứng nổi bật thường là sốt cao, đau bụng và đau họng. Trẻ nhỏ thì quấy khóc bỏ bú. Trẻ lớn hơn có thể kêu đau đầu, đau bụng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, sốt xuất huyết không có dấu hiệu riêng trên lâm sàng, khá khó để bố mẹ trẻ phân biệt với các sốt do virus khác. Nếu trẻ đến bệnh viện và được lấy máu làm xét nghiệm, sẽ có câu trả lời chính xác là trẻ có nhiễm virus Dengue hay không.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em

Các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em

Ở giai đoạn tiếp theo đó trẻ có biểu hiện da xung huyết, có những chấm xuất huyết trên da (những chấm nhỏ li ti không biến mất khi ấn vào). Trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng kèm theo. Sau khi bé đỡ sốt, các nốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện ở thân mình sau đó lan ra mặt, tay chân của bé. Vì vậy khi trẻ đỡ sốt, các bà mẹ không nên chủ quan cho rằng trẻ đã khỏi.

Như đã nói ở trên, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em từ lúc bị muỗi vằn đốt đến khi biểu hiện sốt rất khác nhau, trung bình từ 3 ngày đến 2 tuần. Nên có những trẻ bị sốt và xuất huyết ngay, có trẻ thể hiện ra lâu hơn, sau 8 đến 14 ngày.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Các yếu tố có thể nghĩ đến trẻ bị sốt là do sốt xuất huyết như: những trẻ có dấu hiệu sốt và sống trong khu vực có sốt xuất huyết lưu hành và hoặc sốt vào thời điểm dịch sốt xuất huyết đang xảy ra (tháng 3- tháng 4 và tháng 7 đến tháng 11 hàng năm). Cả với những trẻ sốt và có người nhà mắc sốt xuất huyết cũng cần lưu tâm hết sức. 

Khi nghi ngờ trẻ sốt do sốt xuất huyết hoặc kể cả không rõ trẻ sốt do nguyên nhân gì, cần đưa trẻ đi khám ngay để đánh giá tình trạng bệnh. Tuỳ từng mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đánh giá xem trẻ có cần nhập viện theo dõi và điều trị hay không. Trẻ nhũ nhi (trẻ bú mẹ, trẻ dưới ba tuổi) là điều kiện để bác sĩ cân nhắc cho trẻ điều trị trong bệnh viện.

Khi nghi ngờ trẻ sốt do sốt xuất huyết cần đưa trẻ đi khám ngay để đánh giá tình trạng bệnh

Khi nghi ngờ trẻ sốt do sốt xuất huyết cần đưa trẻ đi khám ngay để đánh giá tình trạng bệnh

Ngoài ra, nếu trẻ có những biểu hiện sau cần cho trẻ đến bệnh viện ngay:

Sốt cao liên tục không có dấu hiệu hạ nhiệt khi dùng thuốc hạ sốt, chườm ấm

Sốt xuất huyết trong những ngày đầu thường sốt rất cao liên tục 39 - 40 độ C. Cơn sốt kéo dài cả ngày. Thậm chí ít khi nhiệt độ cơ thể trẻ hạ xuống dưới 37,5 độ C. Nên một vài phụ huynh hay người trông trẻ mắc sai lầm khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục, trong khi nguyên tắc phải 4 đến 6 tiếng đồng hồ mới được dùng một liều hạ sốt.

Đến khám bác sĩ vào giai đoạn này, sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân trẻ sốt và phòng tránh nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ.

Trẻ có triệu chứng xuất huyết

Giống như tên gọi sốt xuất huyết, xuất huyết là một trong những biểu hiện chính của bệnh, bản chất là do sự giảm của tế bào tiểu cầu trong máu (một tế bào nhỏ có chức năng cầm máu rất quan trọng). Xuất huyết không chỉ ở dưới da mà cho thể ở mọi cơ quan trong cơ thể. Chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen, đi tiểu ra máu là những dấu hiệu phụ huynh trẻ có thể quan sát được.

Đến khám bác sĩ vào giai đoạn này bạn sẽ biết được mức độ giảm tế bào tiểu cầu trong máu trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn như sốc sốt xuất huyết, đe dọa tính mạng trẻ.

Trẻ kém ăn, kém chơi, không được nhanh nhẹn như hàng ngày

Nhiều trẻ có biểu hiện mệt lả, vẻ ngoài lử đử, kém ăn. Ngoài cơn sốt trẻ vẫn mệt mỏi. Các bậc cha mẹ không nên cho rằng trẻ đang ốm nên mệt hơn ngày thường. Mà ý thức của trẻ hay độ nhanh nhạy của trẻ cũng phản ánh mức độ trẻ bị bệnh. Một số trẻ có biểu hiện mệt mỏi quá mức khi sốt cần được thăm khám y tế ngay bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa bệnh truyền nhiễm.

Nhiều trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện mệt lả, vẻ ngoài lử đử, kém ăn

Nhiều trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện mệt lả, vẻ ngoài lử đử, kém ăn

Lưu ý các thông tin ở trên không dùng để áp dụng điều trị cho một trường hợp cụ thể. Bố mẹ cần đưa trẻ đến Cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám nhi uy tín dưới đây:

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước tại các bệnh viện, phòng khám nhi để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài đặt khám hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt lịch khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại Bệnh viện, phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám kịp thời

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám tại Bệnh viện, phòng khám uy tín để được bác sĩ thăm khám kịp thời

4. Một số câu hỏi về sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi?

Thông tin về sốt xuất huyết ở trẻ em mấy ngày thì khỏi cũng rất được quan tâm. Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết khỏi sau 7 đến 10 ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên. Một số trường hợp nặng, có biến chứng cần điều trị trong thời gian kéo dài hơn. Để trẻ nhanh khỏi bệnh thì điều quan trọng là thời gian xác định bệnh cần phải sớm để điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?

Hiện nay vaccine phòng sốt xuất huyết chưa lưu hành tại Việt Nam, nên tránh để bị đốt bởi muỗi vằn mang mầm bệnh vẫn là biện pháp quan trọng nhất.

Vệ sinh nhà và môi trường xung quanh giúp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Vệ sinh nhà và môi trường xung quanh giúp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Muốn phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Ngủ màn kể cả ngủ đêm hay ngủ ngày;

  • Vệ sinh nhà và môi trường xung quanh nhà: phát quang bụi rậm, không để vũng nước tù đọng, nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ;

  • Dùng các thiết bị máy bắt muỗi, vợt điện bắt muỗi;

  • Kem bôi ngoài da có tác dụng tránh muỗi đốt.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em không khác so với người lớn, trung bình 3-7 ngày. Phòng và điều trị sốt xuất huyết luôn luôn cần sớm và kịp thời. Để trẻ sống vui tươi và hạnh phúc thì vấn đề sức khỏe luôn đặt nên hàng đầu. IVIE - Bác sĩ ơi mong muốn quý vị độc giả được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất và trong thời gian sớm nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/04/2023 - Cập nhật 08/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
49 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
68 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
83 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
105 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG