Nội dung chính
  • 1. Dạ dày và vai trò của nó trong bộ máy cơ thể
  • 2. Cuộc sống không khoa học - con đường ngắn nhất “giết chết” dạ dày của bạn
Nội dung chính
  • 1. Dạ dày và vai trò của nó trong bộ máy cơ thể
  • 2. Cuộc sống không khoa học - con đường ngắn nhất “giết chết” dạ dày của bạn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thói quen xấu - kẻ thù gây ra các bệnh dạ dày

Các bệnh dạ dày liệu có nguy hiểm hay không? Có cách nào chữa trị dứt điểm không? Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Đây là những câu hỏi mà ISOFHCARE thường xuyên nhận được. Thực tế, dạ dày là bộ phận vô cùng quan trọng và quyết định phần lớn chất lượng sức khỏe của chúng ta.
Nội dung chính
  • 1. Dạ dày và vai trò của nó trong bộ máy cơ thể
  • 2. Cuộc sống không khoa học - con đường ngắn nhất “giết chết” dạ dày của bạn

1. Dạ dày và vai trò của nó trong bộ máy cơ thể

Bệnh dạ dày là bệnh tiêu hóa hay gặp ở mọi lứa tuổi. Dạ dày là một tạng rỗng nối giữa thực quản và ruột non, là phần rộng nhất của ống tiêu hóa. Nằm ở phần bụng trên, dưới cơ hoành, kéo dài từ hạ sườn trái xuống dưới và qua phải. 

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

Dạ dày có hai thành trước sau, bờ cong lớn và bờ cong nhỏ, tâm vị và môn vị ở hai đầu.

Dạ dày có hai thành trước sau, bờ cong lớn và bờ cong nhỏ, tâm vị và môn vị ở hai đầu.

Lần lượt từ trên xuống dưới có tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị. Khi một bộ phận hoặc chức năng của dạ dày bị rối loạn các bệnh dạ dày cũng sẽ xuất hiện.

1900 3367

Theo chuyên gia tiêu hóa, dạ dày thực hiện 4 chức năng chính, bao gồm:

- Chức năng tiêu hóa: HCl trong dạ dày có tác dụng hoạt hoá những men tiêu hoá đồng thời giúp điều chỉnh việc đóng mở môn vị và kích thích tụy bài tiết dịch. Pepsinogen cùng với sự có mặt của HCl sẽ giúp phân chia protein thành các polypeptid và làm đông sữa. Yếu tố nội sinh giúp hấp thụ vitamin B12. 

- Chức năng vận động: Trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày nằm trong khoảng 8-10 cmH2O. Áp lực này sinh ra là nhờ có sự co bóp thường xuyên của lớp cơ trong dạ dày.

- Chức năng bài tiết: Trung bình một ngày dạ dày của chúng ta bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinogen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và acid.

- Chức năng nhu động: Chức năng nhu động trong dạ dày là giúp quá trình nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị được diễn ra đồng thời nghiền nhỏ thức ăn và tống thẳng xuống ruột.

2. Cuộc sống không khoa học - con đường ngắn nhất “giết chết” dạ dày của bạn

Cùng với sự phát triển của xã hội, những thứ tiện dụng, nhanh gọn cũng từ đó được ra đời và đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những “tác dụng phụ” mà nó mang lại.

a. Nghiện “đồ chơi” thông minh

Các thiết bị thông minh như điện thoại cảm ứng, máy tính bảng, máy chơi game,... chúng được tạo ra để phục vụ cho công việc và mục đích giải trí của con người. Tuy nhiên, chúng đang dần chiếm lấy phần lớn thời gian của con người và khiến chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó.

Rất nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ, nhưng họ không biết rằng ánh sáng xanh từ điện thoại phát ra gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin ở não. Đây là cơ chế điều hòa giấc ngủ của cơ thể. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày thông qua việc tiết dịch vị vào ban đêm, khiến niêm mạc tổn thương. Tạo cơ hội cho các bệnh dạ dày xuất hiện.

Thói quen sử dụng điện thoại, xem phim khi ăn cơm,... có tác động tiêu cực đến dạ dày. Khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ dạ dày bị “ốm”.

b. Không ăn uống đúng giờ

Dạ dày là một cơ quan có “thời gian biểu” rất chặt chẽ.

Dạ dày là một cơ quan có “thời gian biểu” rất chặt chẽ.

Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. 

Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân, từ đó gây các bệnh dạ dày. Bởi vậy, nếu bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

Xem thêm thông tin: Bệnh dạ dày - "sát thủ thầm lặng" của sức khoẻ

c. Ăn bữa tối như “nữ hoàng”

Có không ít người giữ thói quen bỏ bữa sáng, ăn bữa trưa qua loa nhưng bữa tối lại ăn thật nhiều. Một số khác, đặc biệt là giới trẻ, thói quen ăn đêm đang dần phổ biến. Có thể họ chưa nhận thức được tác hại hoặc do tính chất công việc.

Tuy nhiên nếu thói quen này kéo dài sẽ gây nhiều tác hại cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ gây đầy bụng, dạ dày quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây hại niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm loét. Hơn nữa, ăn quá nhiều vào bữa tối còn làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn giấc ngủ. 

1900 3367

d. Lạm dụng thuốc

Theo thống kê, thuốc tây nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra các bệnh về dạ dày, nhất là viêm loét dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng thường gây viêm, loét hoặc thủng dạ dày.

Ngoài ra, các loại thuốc nội tiết có chứa corticosteroid cũng thường gây viêm, loét hoặc thủng dạ dày.

Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, hãy sống khỏe để các bệnh dạ dày không có cơ hội “xâm lược” cơ thể bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại câu hỏi tại trang web của IVIE - Bác sĩ ơi bạn nhé!

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/03/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Có rất nhiều phương pháp điều trị dạ dày kể cả tây và đông y. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng mà tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng...

12/03/2022

696 Lượt xem

5 Phút đọc

Thói quen xấu - kẻ thù gây ra các bệnh dạ dày

Thói quen xấu - kẻ thù gây ra các bệnh dạ dày

Các bệnh dạ dày liệu có nguy hiểm hay không? Có cách nào chữa trị dứt điểm không? Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Đây là những câu hỏi mà ISOFHCARE thường ...

10/03/2022

997 Lượt xem

4 Phút đọc

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Biến chứng và dự phòng ...

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Biến chứng và dự phòng ...

Cũng giống như nhiều bệnh lý ở vùng tiêu hóa khác, viêm loét dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thủng dạ dày. Thủng dạ dày dễ dẫn đến viêm nhiễm...

25/02/2022

715 Lượt xem

4 Phút đọc

Từ bỏ 8 thói quen không tốt gây bệnh đau dạ dày

Từ bỏ 8 thói quen không tốt gây bệnh đau dạ dày

Dạ dày là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa, đây là cơ quan dễ bị tổn thương do các yếu tố tác động từ bên ngoài và lẫn cả bên trong. Các thói quen sinh hoạt...

25/02/2022

879 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG