Nội dung chính
  • 1. Thói quen từ sinh hoạt gây bệnh đau dạ dày
  • 2. Những thói quen ăn uống sai cách tạo áp lực lên dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Thói quen từ sinh hoạt gây bệnh đau dạ dày
  • 2. Những thói quen ăn uống sai cách tạo áp lực lên dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Từ bỏ 8 thói quen không tốt gây bệnh đau dạ dày

Dạ dày là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa, đây là cơ quan dễ bị tổn thương do các yếu tố tác động từ bên ngoài và lẫn cả bên trong. Các thói quen sinh hoạt hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại tác động một cách âm thầm và lặng lẽ làm thương tổn đến dạ dày. Bạn có mắc phải các thói quen không tốt gây bệnh đau dạ dày dưới đây không?
Nội dung chính
  • 1. Thói quen từ sinh hoạt gây bệnh đau dạ dày
  • 2. Những thói quen ăn uống sai cách tạo áp lực lên dạ dày

1. Thói quen từ sinh hoạt gây bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dàybệnh lý tiêu hóa mà những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh và nhập viện điều trị đau dạ dày của một phần lớn thế hệ trẻ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho số đông còn lại về một chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể dự phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen xấu có hại cho sức khỏe dạ dày.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

a. Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia, chất kích thích hay một số đồ uống có cồn khác có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm loét và thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Rượu bia còn là kẻ thù số 1 của người bị các bệnh về dạ dày, vì chúng làm chậm quá trình lành bệnh bằng cách mở rộng ổ loét.

Rượu bia khiến người bệnh gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Rượu bia khiến người bệnh gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Tại khoa cấp cứu, không hiếm các trường hợp người bệnh nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa do không tự biết tiết chế hàm lượng rượu bia đưa vào cơ thể.

b. Hút thuốc lá

Thuốc lá được nhắc đến như là một yếu tố nguy của rất nhiều bệnh lý, nào là bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và còn có cả bệnh đau dạ dày.

Thành phần nicotin có trong thuốc lá là “kẻ đầu sỏ” gây ra biết bao tác hại cho dạ dày: Làm mạch máu co lại, giảm lượng máu đến niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp Prostaglandin là yếu tố tham gia bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nicotin còn thúc đẩy sự bài tiết axit quá nhiều gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

c. Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau

Các thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hiệu quả. Nhưng phần lớn các loại thuốc trong nhóm này thường gây ra tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, cụ thể là gây viêm loét và xuất huyết dạ dày- tá tràng. Các thuốc corticoid còn có thể gây thủng dạ dày nếu dùng trong thời gian dài.

Thuốc kháng viêm giảm đau dùng đường uống, thuốc được chứa đựng ở dạ dày một khoảng thời gian trước khi hấp thụ vào ruột non. Thuốc kém hòa tan trong môi trường acid của dạ dày, nó tích tụ thành đám và gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Niêm mạc không còn được bảo vệ bởi lớp nhầy sẽ tạo điều kiện cho acid ăn mòn và tạo ra các ổ viêm loét. 

Thói quen sinh hoạt và ăn uống là hai yếu tố quan trọng hàng đầu tác động lên bệnh đau dạ dày.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống là hai yếu tố quan trọng hàng đầu tác động lên bệnh đau dạ dày.

d. Thức khuya và bỏ bữa ăn sáng

Đối với một số ngành nghề đặc thù hoặc tùy thuộc và hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân, đêm khuya chính là khoảng thời gian vàng để sáng tạo, học tập và làm việc. Đổi lại, họ sử dụng ban ngày như là buổi tối để ngủ bù. Thoạt nhìn thì có vẻ hợp lý, vì những “cú đêm” đã biết và tận dụng một cách tối đa thời gian của mình cho việc quan trọng nhưng về lâu dài thói quen này sẽ gây hủy hoại cơ thể.

Điều này đi ngược lại với tự nhiên, với cách thức hoạt động và nghỉ ngơi của các cơ quan trong cơ thể, gây áp lực không hề nhỏ đến dạ dày.

Bỏ bữa ăn sáng làm dạ dày rơi vào tình trạng rỗng sau một khoảng thời gian dài, dịch vị acid tiết ra không có thức ăn để tiêu hóa sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày làm đau âm ỉ.  

2. Những thói quen ăn uống sai cách tạo áp lực lên dạ dày

a. Ăn nhiều vào buổi tối và thích ăn đêm

Việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm sẽ tạo sức ép lên dạ dày, bắt dạ dày làm việc quá tải vào thời điểm đáng ra phải được nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Cũng giống như nhiều cơ quan khác, dạ dày không được nuôi dưỡng và bảo quản tốt sẽ nhanh chóng bị hư hại và rất khó để hồi phục.

Ăn các món dễ tiêu hóa như: Sữa, hoa quả... trước khi đi ngủ cũng không tốt cho dạ dày. Thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Nếu đi ngủ mà thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau.

b. Ăn uống không đúng giờ giấc

Dịch vị được tiết ra một cách đều đặn ngay cả khi bụng đói và tiết nhiều hơn khi đến bữa ăn.

Dịch vị được tiết ra một cách đều đặn ngay cả khi bụng đói và tiết nhiều hơn khi đến bữa ăn.

Nếu chúng ta ăn uống đúng giờ giấc, dạ dày sẽ theo thói quen tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn vào những khung giờ cố định. Do đó, khi uống thất thường, lượng acid dạ dày vẫn tiết ra nhưng không có thức ăn vào sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Chúng ta thường xuyên bận rộn với những công việc và xem nhẹ bữa ăn chính, bỏ chúng lại phía sau cho đến khi hoàn thành xong deadline mới thôi. Đây là thói quen không tốt gây ra các bệnh về đường tiêu hóa mà bạn nên từ bỏ ngay từ hôm nay.

c. Ăn vội

Thức ăn được tiêu hóa một phần ở khoang miệng trước khi diễn ra quá trình tiêu hóa chính ở dạ dày và ruột non. Trong nước bọt có chứa glycoprotein và enzyme amylase giúp làm mềm thức ăn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải cacbohidrat thành các phân tử đường đơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày.

Ăn quá nhanh, lượng nước bọt tiết ra không đủ để nhào trộn thức ăn, viên thức ăn bị vón cục lại. Điều này làm tăng gánh nặng cho dạ dày vì phải tăng nhào trộn, tăng co bóp để chịu trách nhiệm cho cả phần chưa được tiêu hóa ở khoang miệng.

Ông bà ta hay dặn con cháu: Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu cũng là vì lẽ đó.

d. Đồ ăn không hợp vệ sinh

Đồ ăn không hợp vệ sinh là nguy cơ của bệnh đau dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter pylori được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính và chúng lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm loét niêm mạc. 

Có câu nói thế này: “You are what you eat”- nghĩa là cái bạn ăn sẽ quyết định cơ thể bạn ra sao. Thật vậy, vấn đề sức khỏe nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng của chúng ta liên quan mật thiết thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám bác sĩ, cơ sở y tế, bạn có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/02/2022 - Cập nhật 25/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

13/03/2022

1068 Lượt xem

4 Phút đọc

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

Khám dạ dày ở đâu tốt nhất tại Hà Nội là băn khoăn của nhiều người thời gian qua, khi muốn tìm bệnh viện, phòng khám dạ dày. Hiểu được điều này, IVIE - Bác sĩ ...

13/03/2022

8784 Lượt xem

12 Phút đọc

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Bệnh dạ dày nguyên nhân dẫn đến chủ yếu do bia rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...tất cả đều là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên...

13/03/2022

546 Lượt xem

4 Phút đọc

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày: Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy cơ thể đang có triệu chứng “đình công” chính là ợ hơi, ợ chua. Tình trạng này khiến người bệnh...

12/03/2022

878 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG