Nội dung chính
  • 1. Xuất hiện vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu
  • 2. Các biện pháp rút ngắn thời gian xuất hiện vết bầm vàng trên da
  • 3. Xuất hiện vết bầm trên da thể hiện tình trạng sức khỏe thế nào?
  • 4. Vết bầm trên da khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nội dung chính
  • 1. Xuất hiện vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu
  • 2. Các biện pháp rút ngắn thời gian xuất hiện vết bầm vàng trên da
  • 3. Xuất hiện vết bầm trên da thể hiện tình trạng sức khỏe thế nào?
  • 4. Vết bầm trên da khi nào cần đi khám bác sĩ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thực hư vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu? Cách xử lý

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Hà Trang
Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Sản phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản
Việc tổn thương da hay bầm tím là chuyện không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc da xuất hiện vết bầm vàng thường khiến cho nhiều người lo lắng. Vậy vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu và làm thế nào để xử lý chúng? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi nhé!
Nội dung chính
  • 1. Xuất hiện vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu
  • 2. Các biện pháp rút ngắn thời gian xuất hiện vết bầm vàng trên da
  • 3. Xuất hiện vết bầm trên da thể hiện tình trạng sức khỏe thế nào?
  • 4. Vết bầm trên da khi nào cần đi khám bác sĩ?

1. Xuất hiện vết bầm vàng trên da là tốt hay xấu

Khi các mạch máu nhỏ trên da bị tổn thương và vỡ ra, da sẽ xuất hiện các vết bầm tím. Các vết bầm này thường chỉ đau nhẹ khi ấn và có thể tự phục hồi. Trong quá trình phục hồi này, vết bầm sẽ không giữ nguyên màu sắc mà thay đổi màu sắc theo từng giai đoạn lành thương.

Vết bầm vàng trên da chứng tỏ vết thương đang dần hồi phục

Vết bầm vàng trên da chứng tỏ vết thương đang dần hồi phục

Trong giai đoạn phục hồi, các phân tử hemoglobin trong máu bị phá vỡ và tạo nên màu sắc của vết bầm. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu các màu sắc của vết bầm theo từng giai đoạn dưới đây

Giai đoạn đầu

Khi vết bầm mới xuất hiện, chúng thường có màu đỏ do các mạch máu bị vỡ, lượng máu đỏ tươi giàu oxy tập trung dưới da nhiều, khiến vết bầm có màu đỏ.

Giai đoạn sau tổn thương 1-2 ngày

Máu ở vết thương mất dần oxy, khiến cho vết bầm chuyển sang màu tím, xanh, đen.

Vết bầm tím trên da thường do tổn thương

Vết bầm tím trên da thường do tổn thương

Giai đoạn sau tổn thương 5-10 ngày

Ở giai đoạn này, quá trình thoái hóa phân tử hemoglobin diễn ra, hình thành biliverdin và bilirubin, những chất này có màu vàng, gây ra hiện tượng vết bầm vàng trên da. Vì vậy, vết bầm vàng trên da là tình trạng tốt, chứng tỏ rằng vết bầm đang dần hồi phục, nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Giai đoạn sau tổn thương 10-14 ngày

Các vết bầm thường chuyển sang màu nâu: nâu vàng hoặc nâu nhạt.

Giai đoạn cuối cùng

Các vết bầm sẽ tự động mờ dần đi sau khoảng 2 tuần mà không cần bất kỳ can thiệp điều trị nào.

Đây là các màu sắc của vết thương theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng màu sắc này sẽ phụ thuộc và thay đổi nhiều tùy vào màu da và tông da của mỗi người.

2. Các biện pháp rút ngắn thời gian xuất hiện vết bầm vàng trên da

Thông thường, các vết bầm sẽ tự khỏi sau 2 tuần, không gây đau đớn nên không cần điều trị. Tuy nhiên, để vết bầm biến mất nhanh hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Chườm lạnh

Sau khi chấn thương trong 24 giờ đầu, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giảm bớt sưng, bớt đỏ do chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại. Khi chườm lạnh, bạn cần lưu ý bọc nước lạnh hoặc nước đá trong một chiếc khăn mặt ẩm, tránh gặp phải tình trạng bỏng lạnh.

Chườm lạnh tại vị trí chấn thương trong 24 giờ đầu giúp giảm sưng, bớt đỏ

Chườm lạnh tại vị trí chấn thương trong 24 giờ đầu giúp giảm sưng, bớt đỏ

Dùng các loại kem bôi da

Các loại kem bôi da có chứa các thành phần arnica, quercetin, vitamin B-3 hoặc vitamin K có tác dụng làm tăng tốc độ phục hồi da, khiến vết bầm biến mất nhanh hơn.

Băng nén

Khi bị bầm tím, ban ngày bạn có thể dùng một lớp bọc mềm, độ đàn hồi cao để quấn quanh vết bầm. Thực hiện phương pháp này trong 1 đến 2 ngày có thể giúp vết bầm nhạt màu và làm giảm cảm giác đau, khó chịu.

Nếu vết bầm tím ở chân thì khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

3. Xuất hiện vết bầm trên da thể hiện tình trạng sức khỏe thế nào?

Thông thường, vết bầm trên da là do bị chấn thương, va chạm vật lý gây nên và thường biến mất hoàn toàn sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, vết bầm vàng trên da cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe bất thường trong cơ thể. Sau đây là một số bệnh phổ biến:

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, các mạch máu sẽ yếu và nguy cơ bị vỡ cao, gây ra các vết bầm tím, sau đó chuyển sang vết bầm vàng trên da. Nếu bạn bị thiếu dinh dưỡng, các vết bầm này sẽ thường xuyên xuất hiện dù bạn không có chấn thương hay va chạm mạnh. Đặc biệt, việc thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân thường thấy gây các vết bầm vàng trên da.

Tập thể dục quá mức

Việc tập thể dục quá mức với tần suất cao gây nên vỡ các mạch máu nhỏ dưới da, các vết rách nhỏ trong cơ bắp, gây ra hiện tượng bầm tím.

Tập thể dục quá mức gây vỡ các mạch máu dưới da khiến da bị bầm tím

Tập thể dục quá mức gây vỡ các mạch máu dưới da khiến da bị bầm tím

Tác dụng của thuốc

Khi sử dụng thường xuyên các thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống hen suyễn hay thuốc có chứa sắt, bạn cũng có thể xuất hiện các vết bầm vàng trên da.

Các bệnh về máu

Các rối loạn về máu như rối loạn đông máu, suy giảm tiểu cầu… sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều vết bầm trên da, ngoài ra còn có các tình trạng như chảy máu chân răng, chảy máu cam hay sưng đau tay chân không rõ nguyên nhân.

Ung thư

Nếu bạn thường xuyên xuất hiện các vết bầm vàng trên da mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu (ung thư máu kết hợp với tủy xương). Vì vậy, bạn cần theo dõi những vết bầm này sát sao, không chủ quan.

Mất cân bằng nội tiết và tiểu đường

Ở người mắc bệnh tiểu đường, mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu, dẫn đến xuất huyết mao mạch, gây nên các vết bầm vàng trên da.

Do lão hóa

Tuổi già, lượng collagen trong cơ thể suy giảm, lớp mỡ bảo vệ da ít đi, dẫn đến việc da dễ dàng xuất hiện vết bầm tím dù chỉ có một tác động nhỏ lên da.

Do lão hoá dẫn đến việc da dễ dàng xuất hiện vết bầm tím

Do lão hoá dẫn đến việc da dễ dàng xuất hiện vết bầm tím

4. Vết bầm trên da khi nào cần đi khám bác sĩ?

Vết bầm vàng trên da có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ để khám nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau đây:

- Vết bầm xuất hiện trên 2 tuần và không có dấu hiệu hồi phục

- Cảm giác đau ở vết bầm nhiều hơn: Thông thường, các vết bầm không gây đau hoặc chỉ đau nhẹ khi ấn, nên nếu xuất hiện đau nhiều thì đây là một tình trạng bất thường.

- Vết bầm xuất hiện không rõ nguyên nhân với tần suất cao

- Suy giảm hoặc mất chức năng ở cơ, khớp

Vết bầm xuất hiện không có dấu hiệu hồi phục hay suy giảm chức năng ở cơ, khớp có thể là dấu hiệu của căn bệnh nào đó

Vết bầm xuất hiện không có dấu hiệu hồi phục hay suy giảm chức năng ở cơ, khớp có thể là dấu hiệu của căn bệnh nào đó

- Nghi ngờ có gãy xương

- Vết bầm xuất hiện ở mắt, làm giảm thị lực và cản trở tầm nhìn

- Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu (Coumadin) khi xuất hiện các vết bầm cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tóm lại, vết bầm vàng có thể là dấu hiệu tốt, báo hiệu tổn thương đang dần hồi phục, cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, để biết chính xác tình trạng của bản thân khi có các dấu hiệu bất thường nêu trên, bạn cần đi gặp các bác sĩ để có câu trả lời cụ thể.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ uy tín mà bạn có thể khám khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến vết bầm:

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ
Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (khám cơ xương khớp) 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai (Khoa Da liễu, Cơ xương khớp) 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội
Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn có thể gọi đến tổng đài đặt khám hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại các bệnh viện, phòng khám uy tín gần nhất

1900 3367

Đặt khám Da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi lâu, bạn cũng có thể đặt lịch khám da liễu online trên app IVIE - Bác sĩ ơi một cách dễ dàng.

Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;

Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;

- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;

- Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác

Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online có thể thăm khám cho bạn về tình trạng da, hỏi thăm về lối sống, sinh hoạt từ đó đưa  ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu 

Tải app

Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Vết bầm vàng trên da qua bài viết  của IVIE - Bác sĩ ơi, hy vọng các bạn có thể xác định vấn đề của bản thân và có cách xử lý phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi luôn đồng hành để giúp bạn có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/05/2023 - Cập nhật 11/07/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

5 cách xử lý bị ngứa da vào ban đêm đơn giản tại nhà

Ngứa da có lẽ là tình trạng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Ngứa da gây khó chịu, mất tập trung trong mọi việc, đặc biệt, ngứa da vào ban...

Icon thời gian
08/09/2023
9872 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc
10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

10 Cách điều trị lang ben đỏ an toàn, hiệu quả

Lang ben là một bệnh da liễu lành tính do nhiễm nấm. Bệnh lang ben tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khiến người ...

Icon thời gian
07/09/2023
2539 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc
Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược có sao không? 3 Cách xử lý

Lông mọc ngược là hiện tượng tương đối phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành, ở cả nam lẫn nữ và gây ra những đau đớn, khó chịu khi gặp phải. Vậy lông mọc...

Icon thời gian
07/09/2023
3633 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

5 Bí quyết chữa bệnh vảy nến da đầu được bác sĩ da liễu...

Vảy nến là một căn bệnh dai dẳng, thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt, vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà ...

Icon thời gian
06/09/2023
2020 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG