Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?
  • 2. Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell
  • 3. Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell
  • 4. Sau tiêm vaccine, khi nào cần uống thuốc hạ sốt?
  • 5. Một số lưu ý khác
Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?
  • 2. Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell
  • 3. Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell
  • 4. Sau tiêm vaccine, khi nào cần uống thuốc hạ sốt?
  • 5. Một số lưu ý khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?

Lo lắng về các phản ứng phụ sau tiêm khiến mọi người còn e ngại khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều người thắc mắc "Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?", ISOFHCARE sẽ trả lời cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?
  • 2. Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell
  • 3. Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell
  • 4. Sau tiêm vaccine, khi nào cần uống thuốc hạ sốt?
  • 5. Một số lưu ý khác

1. Tiêm vaccine Vero Cell có bị sốt không?

Cũng như những loại vaccine khác (Astra ZenecaModerna hay Pfizer), vaccine Vero Cell (Sinopharm) cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm cả sốt. Tuy nhiên, theo ghi nhận được hầu hết là các phản ứng từ nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn.

Những người bị sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang đấu tranh ác liệt với tác nhân gây bệnh để củng cố hệ miễn dịch. Một số người không gặp bất cứ tác dụng phụ nào, kể cả sốt. Không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không đấu tranh, mà là đấu tranh bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Quy trình tiêm vaccine phòng Covid-19

Dù có sốt hay không sốt, hệ miễn dịch của chúng ta đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Vero Cell là vaccine phòng COVID-19 do Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm - Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất. Đây cũng là một trong những loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là sốt, mệt mỏi, đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm và thường tự biến mất sau vài ngày.

Phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell

Một vài tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine Vero Cell như:

  • Đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Nhức đầu, sốt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…
  • Tiêu chảy

Một vài tác dụng phụ không phổ biến, hiếm gặp:

  • Chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi
  • Táo bón, quá mẫn cảm
  • Nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực
  • Đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai...

CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi tiêm vaccine Covid-19.

3. Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell

Chỉ định tiêm:

- Vaccine COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên

Ai nên, không nên tiêm vaccine Vero Cell

Thận trọng khi tiêm chủng:

 

- Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vaccine sau 6 tháng khỏi bệnh;

- Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Dữ liệu về việc tiêm chủng cho đối tượng từ 60 tuổi trở nên còn nhiều hạn chế vì cỡ mẫu nhỏ. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vaccine Vero Cell là tương tự như ở người trẻ tuổi;

- Nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19;

- Nhóm người phụ nữ mang thai: WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro;

- Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vaccine virus sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.

Thông báo cho nhân viên y tế về tiền sử bệnh lý và quá trình mang thai khi sàng lọc trước tiêm để được tư vấn tiêm chủng tốt nhất

Không nên tiêm:

- Có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vaccine Vero Cell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.
- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vaccine như Hydroxit nhôm.

4. Sau tiêm vaccine, khi nào cần uống thuốc hạ sốt?

Sau tiêm vaccine cần theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm, nếu có các triệu chứng bất thường/ khác lạ cần báo ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Theo dõi sau tiêm tại nhà bằng cách thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau tiêm, khi về nhà nếu bạn gặp bất thường mà không giải thích được thì cần đến ngay Cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ hoặc khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà. 

Khám bệnh trực tuyến là gì?

5. Một số lưu ý khác

- Có người ở cạnh 24/24 giờ, ít nhất là 3 ngày đầu sau tiêm phòng để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm.

- Tránh không nên sử dụng các loại đồ uống và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafein... ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm do có thể gây ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ gặp các biến chứng, tăng tần số tim, huyết áp ảnh hưởng sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: sau khi tiêm phòng, có thể gặp các phản ứng sau tiêm như sốt khiến cơ thể dễ mất nước. Nên bổ sung một số lượng nước hoa quả như nước chanh, nước cam và đa dạng các thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

- Nếu thấy ở vị trí tiêm xuất hiện những dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, nổi cục thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to và nhanh cần đi khám và không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/10/2021 - Cập nhật 15/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

715 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1109 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1164 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1335 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG