Tiểu đêm là tình trạng phải thức dậy nhiều lần ban đêm để đi ngủ. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi và gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và rộng hơn là sức khỏe chung của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về nguyên nhiên cũng như các biện pháp điều trị vấn đề này.
1. Tiểu đêm và mối liên quan với người cao tuổi
Tiểu đêm thường xảy ra ở đối tượng nào?
Thực tế, người bình thường thường thức dậy không quá 1 lần/đêm để đi tiểu. Nếu phải thức dậy từ 2 lần trở lên để đi tiểu mỗi đêm thì rất có thể bệnh nhân đã mắc chứng tiểu đêm. Khi ngủ, do cơ thể sản sinh ra hormon chống bài niệu (ADH) và phản xạ ức chế bàng quang co bóp nên người bình thường có giấc ngủ sâu và ít khi phải thức dậy để đi tiểu. Trong khi đó ở người cao tuổi, do rối loạn một trong hai cơ chế trên hoặc mắc một vấn đề về đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang mạn… nên xảy ra tình trạng tiểu đêm. Có những trường hợp phải đi tiểu đến cả chục lần trong một đêm, khiến người bệnh mất ngủ và vô cùng mệt mỏi. Tình trạng tiểu đêm cũng khiến cho một số bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch trở nên khó kiểm soát, gia tăng nguy cơ đột quỵ và chấn thương (do ngã khi đi vệ sinh) ở người già. Do đó, đây là vấn đề cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Người cao tuổi thường xảy ra tình trạng tiểu đêm
Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi
Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hoặc do một bệnh lý thực sự.
- Các thói quen sinh hoạt dẫn đến tiểu đêm
- Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
- Nghiện cà phê và chè mạn
- Sử dụng rượu bia
- Mất ngủ kéo dài cũng có thể làm gia tăng số lần đi tiểu ban đêm
- Các bệnh lý thực sự dẫn đến tiểu đêm
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
- Đa niệu đêm: tình trạng lượng nước tiểu ban đêm lớn hơn 35% tổng lượng nước tiểu trong ngày
- Đái tháo nhạt: bệnh nhân có thể đi tiểu đến 4 - 5 lít/ngày
- Đái tháo đường: đi kèm với tình trạng tiểu nhiều là ăn nhiều, uống nhiều và gầy sút cân. Xét nghiệm đường máu và HbA1c cao là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh.
- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (ở nam giới): là bệnh lý phổ biến gây tiểu đêm ở nam giới từ sau tuổi trung niên do nước tiểu bị ứ đọng lại trong bàng quang không được giải phóng ra ngoài khi đi tiểu ban ngày.
- Cặn sỏi bàng quang: tình trạng cặn sỏi trong bàng quang có thể gây kích thích, tăng co bóp cơ bàng quang và dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần (trong đó có tiểu đêm)
- Bàng quang tăng hoạt: cơ bàng quang co bóp quá mức gây nên việc tiểu không kiểm soát (tiểu són), tiểu không hết bãi và tiểu đêm.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm, kích thích cơ bàng quang, bệnh nhân thường kèm theo tình trạng tiểu buốt, tiểu dắt và đôi khi đi tiểu ra máu.
Bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi
Đôi khi việc tiểu đêm cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu (thường được cho ở những bệnh nhân suy tim, suy thận…). Bản thân các bệnh nhân suy thận thì khả năng cô đặc nước tiểu cũng kém đi nên càng làm cho tình trạng tiểu đêm diễn ra trầm trọng hơn.
Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
3. Điều trị tiểu đêm ở người cao tuổi như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm, vì thế, quan trọng là cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì điều trị mới có hiệu quả. Để làm được việc này, bác sĩ sẽ khai thác rất kỹ tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân, bao gồm cả những bệnh đang mắc, các thuốc đang dùng, thói quen sinh hoạt hằng ngày, các triệu chứng đi kèm…Từ đó, các xét nghiệm được đề xuất để chẩn đoán đúng được tình trạng mà người bệnh đang mắc phải. Các xét nghiệm mà người bệnh cần làm bao gồm:
- Sinh hóa máu (chức năng gan, thận, đường máu)
- Tổng phân tích nước tiểu
- Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh: siêu âm hệ tiết niệu, chụp cắt lớp vi tính, đo niệu động học…
Tổng phân tích nước tiểu giúp chẩn đoán tiểu đêm
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán đa niệu đêm, desmopressin có thể được kê đơn giúp hạn chế số lượng nước tiểu ban đêm. Trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, điều trị kháng sinh là cần thiết để xử trí tình trạng này. Như vậy, cần xác định tiểu đêm chỉ là một triệu chứng và điều trị chủ yếu cần xác định nguyên nhân mới giải quyết được tận gốc vấn đề.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch tư vấn y tế từ xa hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.