Nội dung chính
  • 1. Táo bón có thể gây ra những hậu quả gì? 
  • 2. Dấu hiệu nhận biết táo bón 
  • 3. Phương pháp chẩn đoán táo bón 
  • 4. Các phương pháp điều trị táo bón 
  • 5. Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả 
Nội dung chính
  • 1. Táo bón có thể gây ra những hậu quả gì? 
  • 2. Dấu hiệu nhận biết táo bón 
  • 3. Phương pháp chẩn đoán táo bón 
  • 4. Các phương pháp điều trị táo bón 
  • 5. Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tổng hợp phương pháp chẩn đoán và điều trị đẩy lùi táo bón hiệu quả nhất hiện nay

Táo bón là tình trạng phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trên thế giới, người mắc táo bón chiếm tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy làm thế nào để chẩn đoán và điều trị táo bón hiệu quả?
Nội dung chính
  • 1. Táo bón có thể gây ra những hậu quả gì? 
  • 2. Dấu hiệu nhận biết táo bón 
  • 3. Phương pháp chẩn đoán táo bón 
  • 4. Các phương pháp điều trị táo bón 
  • 5. Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả 

1. Táo bón có thể gây ra những hậu quả gì? 

Táo bón ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể, đặc biệt là khi tình trạng táo bón kéo dài. Táo bón gây ra những thương tổn vùng hậu môn – trực tràng, tích tụ những chất độc hại, gây biến chứng toàn thân và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dưới đây là một số những bệnh lý nguy hiểm có thể có do nguyên nhân táo bón. 

Táo bón

Táo bón

a. Bệnh trĩ 

Táo bón kéo dài đa số sẽ gây ra bệnh trĩ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức rặn đi ngoài. Các búi trĩ ngày càng to ra và mỗi lần đi ngoài thường có máu kèm theo phân. 

b. Nứt kẽ hậu môn

Khối phân rắn và lớn đi qua hậu môn làm tổn thương niêm mạc ống hậu môn trực tràng. Hậu quả là tạo thành một vết rách rất khó liền, gọi là vết nứt hậu môn. Bệnh nhân có biểu hiện đại tiện ra máu đỏ tươi, đặc biệt rất đau đớn sau mỗi lần đi cầu. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhịn đại tiện vì đau. 

c. Sa trực tràng 

Một trong những hệ quả của táo bón là gây sa trực tràng do liên tục phải gắng sức rặn khi đi ngoài. Áp lực trong ổ bụng tăng lên nhiều khiến phần niêm mạc trực tràng, hoặc thậm chí toàn bộ thành trực tràng sa ra ngoài qua ống hậu môn. 

d. Rối loạn toàn thân

Táo bón kéo dài gây ra những triệu chứng rối loạn toàn thân như: Chứng sợ ăn, suy kiệt, nhiễm độc mạn, mụn trứng cá… Táo bón còn làm tăng biến chứng ở những bệnh nhân có bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… 

e. Ung thư đại trực tràng 

Không thể không kể tới, táo bón mạn tính được cho là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng đã được chứng minh. Theo nghiên cứu ghi nhận tại Mỹ, những người táo bón mạn có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường 1.6 lần.

2. Dấu hiệu nhận biết táo bón 

Ở từng độ tuổi, đối tượng khác nhau sẽ có những đặc điểm táo bón khác nhau. 

  • Người lớn: Táo bón là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, kèm chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được hoặc rất khó để tống phân ra ngoài. Phân cứng, khô, phân có thể lẫn máu.
  • Trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do rặn quá mức. 

Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi, 5 – 7 ngày không đi đại tiện, phân cứng, có thẻ kèm máu và chất nhầy. Trẻ quấy khóc, lười ăn, lười bú, ngủ không ngon do chướng bụng, đau bụng.

Khi gặp phải những dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ kịp thời.

3. Phương pháp chẩn đoán táo bón 

chẩn đoán táo bón

Chẩn đoán táo bón

Chẩn đoán táo bón, các bác sĩ sẽ dựa vào khai thác bệnh sử và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như: 

  • Xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm máu giúp tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý thiếu máu, tiểu đường, suy giáp… Xét nghiệm phân giúp kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm, ung thư.
  • Chẩn đoán hình ảnh (CT/MRI): CHẩn đoán hình ảnh ở đường tiêu hoá giúp bác sĩ xác định chính xác vấn đề gây táo bón. 
  • Nội soi đại trực tràng: Nội soi đại trực tràng có tác dụng phát hiện các vấn đề ở ruột kết, chẳng hạn như khối u. 
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng: Để thực hiện, người bệnh được cho uống một lượng nhỏ chất phóng xạ ở dạng thuốc viên để theo dõi thời gian và cách chất này di chuyển qua ruột.
  • Các xét nghiệm chức năng ruột khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm kiểm tra hậu môn, trực tràng để đánh giá việc giữ và thải phân tốt như thế nào.

4. Các phương pháp điều trị táo bón 

Phương pháp điều trị táo bónPhương pháp điều trị táo bón

a. Nguyên tắc điều trị

Điều trị táo bón về nguyên tắc, bác sĩ cần chẩn đoán rõ nguyên nhân trước khi chỉ định điều trị. Đặc biệt là trong các trường hợp táo bón do bệnh lý, khối u đại trực tràng. Nếu không việc điều trị sẽ không đỡ, thậm chí nguy hiểm cho người bệnh.  

Không nên lạm dụng các thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, thuốc thụt tháo vì nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài có thể gây tổn thương ruột, rất khó điều trị về lâu dài. 

Khi có triệu chứng táo bón, người bệnh nên đến ngay các chuyên khoa Tiêu hoá để thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý nguyên phát. Điều trị đúng nguyên nhân giúp bệnh nhanh cải thiện hơn, đem đến kết quả cao và lâu dài. 

b. Điều trị táo bón theo nguyên nhân 

  • Táo bón chức năng: Các trường hợp táo bón này cần cải thiện chế độ ăn phù hợp cân đối, uống đủ nước, tập luyện thói quen đại tiện hàng ngày. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm, đồ uống, yếu tố tâm lý có thể gây táo bón. 
  • Táo bón do chậm lưu thông đại tràng: Táo bón do nguyên nhân này được chẩn đoán thông qua đo thời gian lưu thông đại tràng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các nhóm thuốc kích thích thụ thể 5HT4, nhóm Tegaserod (Zelmac). Các biện pháp kích thích thần kinh, kích thích đại tràng bằng điện cực cũng có tác dụng tạo lại nhu động ruột. 
  • Táo bón do rối loạn chức năng trực tràng - ống hậu môn: Đây là dạng táo bón phức tạp, cần kết hợp điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc và cách liệu pháp phục hồi chức năng như kích thích điện trực tràng, tập phản hồi sinh học hậu môn – trực tràng.
  • Táo bón do hẹp, tắc lòng đại trực tràng: Táo bón do hẹp tắc vì u, viêm cần điều trị nguyên nhân gây hẹp, không điều trị táo bón. 

Tìm hiểu thêm các nguyên nhân gây táo bón tại đây

5. Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả 

Phòng ngừa táo bón hiệu quả

Phòng ngừa táo bón hiệu quả

Để phòng bệnh táo bón cho bản thân và gia đình, bạn nên chủ động: 

  • Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám. 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm giàu chất béo nguồn gốc động vật, thực phẩm đóng hợp, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai,… 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, nước uống có gas…
  • Không ngồi quá lâu, không rặn khi đi đại tiện. 
  • Nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ trong ngày. 
  • Tránh căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, stress. 
  • Nên vận động thường xuyên, tập thể dục thể thao ít nhất 3 giờ/tuần. 
  • Với trẻ nhỏ uống sữa bột, nên ngừng hoặc đổi loại sữa trẻ đang uống để xem có cải thiện tình trạng táo bón hay không. 
  • Chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ nhằm tầm soát và điều trị sớm các bệnh lý là nguyên nhân gây ra táo bón như: trĩ, nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hoá do u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn…

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/06/2022 - Cập nhật 29/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thực phẩm mà người bị táo bón không nên sử dụng

Những thực phẩm mà người bị táo bón không nên sử dụng

Táo bón là tình trạng bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi biểu hiện quá 3 ngày chưa đi đại tiện hoặc đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, kèm theo phân khô cứng, ...

29/06/2022

730 Lượt xem

3 Phút đọc

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, đặc trưng bởi đại tiện phân khô, cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Táo bón làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể...

29/06/2022

821 Lượt xem

5 Phút đọc

Tổng hợp phương pháp chẩn đoán và điều trị đẩy lùi táo bón...

Tổng hợp phương pháp chẩn đoán và điều trị đẩy lùi táo bón...

Táo bón là tình trạng phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trên thế giới, người mắc táo bón chiếm tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số ...

29/06/2022

915 Lượt xem

6 Phút đọc

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Táo bón lâu ngày nếu không được điều trị có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Táo bón ở trẻ nhỏ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn,...

29/06/2022

745 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG