Nội dung chính
  • 1. Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?
  • 2. 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ 
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ sốt 40 độ đi bệnh viện
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ sốt cao 40 độ
Nội dung chính
  • 1. Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?
  • 2. 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ 
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ sốt 40 độ đi bệnh viện
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ sốt cao 40 độ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Top 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nhanh chóng

Tham vấn y khoa:
ThSNguyễn Thị Thảo
Dinh dưỡng,Dinh dưỡng
Sốt là một vấn đề sức khỏe rất thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ sốt trên 40 độ ba mẹ cần đặc biệt chú ý bởi đây là mức sốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bài viết xin chia sẻ cùng ba mẹ 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nhanh chóng, hiệu quả mà lại an toàn. Mời ba mẹ cùng đón đọc.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?
  • 2. 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ 
  • 3. Khi nào cần đưa trẻ sốt 40 độ đi bệnh viện
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ sốt cao 40 độ

1. Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu các cách hạ sốt cho trẻ 40 độ, ba mẹ cần hiểu sốt là gì và phân loại các mức sốt để thấy trẻ em sốt 40 độ có nguy hiểm không?

Sốt là hiện tượng sức khỏe rất thường gặp không chỉ ở trẻ nhỏ mà ở cả người lớn. Định nghĩa sốt là khi thân nhiệt của trẻ đột nhiên cao hơn mức bình thường. Sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang phải chống lại một nhiễm trùng nào đó.

Phân loại sốt của trẻ thường dựa vào nhiệt độ cơ thể:

  • Trẻ có sốt khi nhiệt độ cơ thể > 37,5 độ.

  • Trẻ có sốt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể từ 37.5 - 38 độ.

  • Trẻ có sốt vừa khi nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38 - 39 độ.

  • Trẻ có sốt cao khi nhiệt độ cơ thể > 39 độ.

Như vậy nếu trẻ sốt cao trên 40 độ được đánh giá là mức sốt cực kỳ nguy hiểm. Trẻ khi đó có thể sốt cao kèm theo co giật cũng như bị mất cảm giác.

Để xác định được chính xác mức độ sốt ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý cách đo nhiệt độ sao cho chuẩn nhất

Để xác định được chính xác mức độ sốt ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý cách đo nhiệt độ sao cho chuẩn nhất

Để xác định được chính xác mức độ sốt ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý cách đo nhiệt độ sao cho chuẩn nhất. Vị trí đo nhiệt độ ba mẹ có thể chọn ở hậu môn, ở nách, ở trán, ở tai hay miệng của trẻ. Trong đó, vị trí ở hậu môn và ở miệng thường chính xác hơn. Nhưng kỹ thuật đo thường khó và nếu đo ở miệng thì lưu ý tuyệt đối không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo cho trẻ.

Ba mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách trẻ. Tuy nhiên nhiệt độ đo được ở vị trí này thường thấp hơn so với hậu môn hay miệng khoảng 0.5 độ. Thời gian đo ở nách được khuyến cáo nên từ 5 - 7 phút.

2. 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ 

Trẻ sốt 40 độ có sao không là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt là trẻ sốt 40 độ lạnh tay chân sẽ khiến nhiều ba mẹ cực kỳ lo lắng. Bác sĩ khuyên ba mẹ 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ an toàn và hiệu quả dưới đây. Ba mẹ cùng theo dõi nhé.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nhanh và hiệu quả đầu tiên bác sĩ khuyến cáo là cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ. Với các mức sốt dưới 38,5 độ ba mẹ lưu ý không nên áp dụng cách này.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nhanh và hiệu quả

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nhanh và hiệu quả

Một số loại thuốc hạ sốt thường được chỉ định dùng cho trẻ như: 

  • Thuốc hạ sốt Paracetamol: Cách dùng thuốc này nên từ 4 - 6 giờ. Lưu ý không cho trẻ dùng quá 5 lần/ ngày. Liều lượng thuốc cần được tính toán cẩn thận theo cân nặng của trẻ;

  • Thuốc hạ sốt Ibuprofen: Cách dùng thuốc này nên cách nhau 6 giờ. Thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và trẻ dưới 5kg. Thuốc này cũng cần được tính toán liều dùng cận thận theo cân nặng của trẻ;

Vì là thuốc, nên ba mẹ cần đặc biệt lưu ý không tự ý sử dụng hay kết hợp các loại thuốc hạ sốt cùng lúc để hạ sốt nhanh cho trẻ. Đặc biệt với trẻ sốt 40 độ chân tay lạnh cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được tính toán liều hạ sốt hợp lý.

Làm mát cơ thể cho trẻ

Cách hạ sốt cho trẻ 40 độ thứ 2 mà ba mẹ nên áp dụng đó là làm mát cơ thể cho trẻ. Cách làm này ưu điểm là khá đơn giản và đem lại nhiều hiệu quả hỗ trợ trẻ hạ nhiệt kịp thời.

Chườm hoặc lau người cho trẻ để làm mát cơ thể giúp hạ nhiệt kịp thời

Chườm hoặc lau người cho trẻ để làm mát cơ thể giúp hạ nhiệt kịp thời

Ba mẹ có thể áp dụng 2 mẹo nhỏ để làm mát cơ thể cho trẻ như sau: 

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng và thoáng: Nhiều ba mẹ thường hay quên hoặc không để ý nên dễ mặc quá nhiều quần áo cho trẻ khi bị sốt. Mặc dù khi trẻ sốt 40 độ lạnh chân tay đi kèm nhưng nếu ba mẹ mặc quá nhiều quần áo sẽ chỉ khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới quá trình thoát và hạ nhiệt độ ở trẻ.

  • Chườm hoặc lau người cho trẻ: Thay vì tắm, ba mẹ có thể dùng nước ấm hoặc khăn ấm để chườm, lau người cho trẻ. Sốt cao trẻ thường đi kèm đổ mồ hôi khiến người rất khó chịu. Sử dụng khăn ấm lau sẽ giúp mạch máu được giãn nở và nhờ đó trẻ hạ nhiệt nhanh hơn. Một số vị trí ba mẹ nên tập trung chườm như là bẹn, nách hay vùng trán thái dương. Ba mẹ nên lau khi trẻ thức và làm trong khoảng 15 - 20 phút cho đến khi trẻ hạ sốt.

Bổ sung nước cho trẻ

Bổ sung nước cho trẻ cũng là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ cực kỳ hiệu quả. Sốt, đặc biệt trẻ sốt cao 40 độ lạnh tay chân thường đi kèm mất nước. Bởi vậy, bổ sung thêm nước chính là cách ba mẹ giúp trẻ hạ được thân nhiệt nhanh chóng.

Cho trẻ uống nhiều nước lọc, hoa quả hay sữa 

Cho trẻ uống nhiều nước lọc, hoa quả hay sữa 

Với trẻ nhỏ nước đến từ sữa, nước lọc, nước quả hay các thức ăn dạng lỏng như cháo, canh,..Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng, bác sĩ khuyên ba mẹ không nên bổ sung nước cho trẻ. Thay vào đó cần hỗ trợ trẻ bú đủ sữa theo nhu cầu.

Với trẻ từ 6 tháng - 12 tháng lượng nước cần bổ sung khoảng 70 - 80ml/ngày. Trẻ từ 1 tuổi - 2 tuổi cần 340 - 360ml nước/ngày. Đặc biệt, nếu trẻ không muốn uống hoặc không thể uống nước quá 1 giờ khi đang có sốt cao, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để tìm nguyên nhân gây sốt và có cách xử trí phù hợp.

Giảm đau và khó chịu cho trẻ

Khi trẻ sốt sẽ thường cảm thấy đau và khó chịu trong người. Vậy nên việc giảm đau hay giảm cảm giác khó chịu cho trẻ cũng là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ hiệu quả. Nghỉ ngơi nghe tưởng đơn giản nhưng sẽ giúp trẻ vượt qua những khó chịu và cảm giác đau mỏi khi sốt.

Trong thời gian này ba mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Ba mẹ nên tránh những vận động hoặc hoạt động mạnh gây mất sức ở trẻ. Khi cơn sốt qua đi và thân nhiệt trẻ về bình thường, trẻ sẽ có thể hoạt động và vui chơi lại. Do vậy, ba mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh gây mất sức ở trẻ

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động mạnh gây mất sức ở trẻ

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Đưa trẻ đi khám bác sĩ là giải pháp an toàn cũng như là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ đảm bảo nhất. Vì khi trẻ sốt, đặc biệt là sốt 40 độ lạnh tay chân đi kèm thì ba mẹ không nên tự xử trí tại nhà. Thay vào đó, ba mẹ nên đứa trẻ đi khám trực tiếp hoặc nếu điều kiện không cho phép thì nên đăng ký khám nhi online. Đây cũng là 1 hình thức thăm khám đơn giản, tiết kiệm và phù hợp với thời kỳ dịch bệnh như hiện tại.

Mọi chỉ định về loại thuốc và liều dùng đều cần được bác sĩ tính toán dựa trên tình trạng của trẻ. Ba mẹ  không nên tự ý điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ bệnh viện, phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động đưa con đi khám khi nhận thấy trẻ sốt 40 độ kèm những dấu hiệu bất thường: 

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Đặt lịch khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

Bên cạnh đó bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị ,chăm sóc trẻ hiệu quả. 

IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;

  • Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín.

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ.

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi đến từ các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội

3. Khi nào cần đưa trẻ sốt 40 độ đi bệnh viện

Ngoài 5 cách hạ sốt cho trẻ 40 độ nêu trên, ba mẹ cũng nên biết những triệu chứng đi kèm sốt cao có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy khi nào cần đưa trẻ sốt 40 độ đi bệnh viện? Ba mẹ chú ý những triệu chứng sau: 

  • Trẻ dễ cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn;

  • Trẻ mệt mỏi và ra nhiều mồ hôi;

  • Trẻ có thở gấp và có biểu hiện lơ mơ;

  • Trẻ bỏ bú, uống ít nước hay bỏ ăn;

  • Trẻ có tình trạng li bì;

  • Đặc biệt chú ý khi trẻ sốt 40 độ lạnh tay chân đi kèm.

Nếu trẻ sốt 40 độ li bì, lơ mơ cần cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời

Nếu trẻ sốt 40 độ li bì, lơ mơ cần cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời

Hoặc ba mẹ có thể căn cứ vào thời gian sốt của trẻ để quyết định xem nên đưa trẻ đi bệnh viện không như:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi đi kèm sốt trên 38 độ có ngủ li bì và khó đánh thức;

  • Trẻ dưới 3 tuổi có sốt trên 40 độ;

  • Trẻ sốt 40 độ liên tục, kéo dài trên 24 giờ mà không rõ nguyên nhân;

  • Trẻ có hạ sốt trong 24 giờ nhưng lại sốt lại;

  • Trẻ có sốt kéo dài trên 72 giờ do bất cứ nguyên nhân nào gây ra;

  • Sốt kèm xuất hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Khi có 1 trong các triệu chứng đi kèm này, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại các bệnh viện, phòng khám uy tín và đặt lịch bác sĩ tại nhà.

1900 3367

4. Những điều không nên làm khi trẻ sốt cao 40 độ

Bên cạnh các cách hạ sốt cho trẻ 40 độ, ba mẹ cũng nên lưu ý những điều không nên làm sau đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 

  • Đầu tiên, ba mẹ lưu ý không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn khi thấy trẻ có rét run. Việc làm này dễ khiến thân nhiệt trẻ tăng cao mà dễ dẫn đến co giật.

  • Tuyệt đối không nên cho trẻ tắm nước lạnh hoặc dùng cồn lau mặt cho trẻ vì dễ làm trẻ sốt cao hơn.

  • Ba mẹ không nên đóng kín cửa phòng. Thay vào đó cần tạo không gian thoáng, chú ý chỉ cần không bị gió lùa vào phòng là được.

  • Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị tại nhà nếu trẻ có sốt cao đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm ở mục 3 của bài viết.

Cha mẹ không nên đóng kín cửa phòng, cần tạo không gian thoáng cho trẻ, chú ý tránh cửa có gió lùa

Cha mẹ không nên đóng kín cửa phòng, cần tạo không gian thoáng cho trẻ, chú ý tránh cửa có gió lùa

Sốt ở trẻ nhỏ là tình trạng khá thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nắm bắt được các cách hạ sốt cho trẻ 40 độ sẽ phần nào giúp ba mẹ an tâm và giảm lo lắng hơn để xử trí kịp thời hỗ trợ trẻ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tham khảo và không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa được. Do vậy, ba mẹ nên lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm để cho trẻ đi khám và được điều trị kịp thời nhất nhé.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/04/2023 - Cập nhật 18/04/2023
5/5 - (21 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

40 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Trẻ em bị nổi hạch ở háng khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Nếu mẹ băn khoăn về tình trạng...

20/04/2024

48 Lượt xem

7 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, rất nhiều cha mẹ đã tìm hiểu về tình hạch nổi hạch sau gáy ở trẻ ...

20/04/2024

48 Lượt xem

6 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

61 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG