Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng cúm A ở trẻ?
  • 2. Trẻ bị cúm A phải làm sao? 7 Quy tắc cần nhớ
  • 3. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cách điều trị nhanh chóng
  • 4. Thực phẩm trẻ bị cúm A nên ăn để đủ dinh dưỡng
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng cúm A ở trẻ?
  • 2. Trẻ bị cúm A phải làm sao? 7 Quy tắc cần nhớ
  • 3. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cách điều trị nhanh chóng
  • 4. Thực phẩm trẻ bị cúm A nên ăn để đủ dinh dưỡng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị cúm A phải làm sao cho nhanh khỏi, 3+ Cách tại nhà

Cúm A là bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ dễ lây thành dịch do chủng virus cúm A gây ra như H1N1, H5N7, H7N9 …  lan qua đường giọt bắn hay tiếp xúc bề mặt vì virus cúm A có thể tồn tại khoảng 48 giờ ở bề mặt môi trường. Hiện nhiều bố mẹ vẫn chưa biết rõ cách chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách, có thể khiến tình trạng trẻ ngày càng xấu.  Vì vậy trẻ bị cúm A phải làm sao là câu hỏi được bố mẹ thắc mắc, quan tâm để chăm sóc trẻ hiệu quả, hạn chế biến chứng nguy hiểm đáng tiếc c
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng cúm A ở trẻ?
  • 2. Trẻ bị cúm A phải làm sao? 7 Quy tắc cần nhớ
  • 3. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cách điều trị nhanh chóng
  • 4. Thực phẩm trẻ bị cúm A nên ăn để đủ dinh dưỡng

1. Biểu hiện, triệu chứng cúm A ở trẻ?

Bố mẹ cần nắm được các triệu chứng để phát hiện trẻ bị cúm A và phân biệt với một số bệnh tương tự khác để có thái độ chăm sóc phù hợp. Những dấu hiệu triệu chứng cúm A thường gặp:

  • Trẻ sốt (thường sốt cao với nhiệt độ >= 38.5 độ C ở trẻ dưới 24 tháng tuổi) kèm theo đau nhức đầu
  • Trẻ ho kèm theo đau vùng hầu họng và có thể viêm họng, sưng viêm hạch vùng hầu họng
  • Trẻ hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Trẻ có thể đau mỏi cơ toàn thân, kèm tăng cảm giác mệt mỏi kèm lười vận động
  • Một số trường hợp, trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như kém ăn, nôn trớ nhiều lần hay đau bụng đi ngoài phân lỏng … có thể dẫn đến mất nước, bố mẹ cần theo dõi, xử trí và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. 
  • Một số trường hợp nặng, trẻ xuất hiện các triệu chứng chán ăn, thở nhanh, li bì, tay chân lạnh, hay sốt cao kèm co giật.

Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bị cúm A

Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bị cúm A

Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, “Trẻ bị cúm A phải làm sao?” thắc mắc giúp bố mẹ không được chủ quan bởi một số trẻ tình trạng bệnh kéo dài không xử trí kịp thời gây biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí co giật tổn thương não. Nhưng cũng có một số trường hợp trẻ tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu gì.

Vì vậy, cẩn thận trong chăm sóc, hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời là hết sức cần thiết với trẻ.

Mẹ xem thêm: 5 cách test cúm A

2. Trẻ bị cúm A phải làm sao? 7 Quy tắc cần nhớ

“Trẻ bị cúm A phải làm sao?” là thắc mắc bố mẹ thường đặt ra khi chăm sóc trẻ bị cúm A. Vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc cùng các quy tắc cần nhớ. 

  • Cách ly và hạn chế tiếp xúc: Phát hiện trẻ bị cúm, bố mẹ cần cách ly trẻ với những thành viên và hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình vì virus bệnh dễ lây từ người sang người. 
  • Đeo khẩu trang: Tạo thói quen đeo khẩu trang cho trẻ vì virus cúm A dễ lây qua đường hô hấp. Bố mẹ có thể chọn các loại khẩu trang vải đều có tác dụng ngừa virus không lây qua đường không khí và làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Tránh nằm máy lạnh: Bố mẹ chăm trẻ bị cúm A không để trẻ nằm phòng máy lạnh vì nó có thể nguyên nhân gây đau họng, khô mũi và khiến bệnh kéo dài. Bố mẹ nên cho con mình nằm ở phòng sạch sẽ và thoáng mát.
  • Quần áo: Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt giúp trẻ dễ chịu, cơ thể thoải mái và thư giãn hơn, giúp điều trị bệnh nhanh khỏi.

Chăm sóc trẻ bị cúm A, bố mẹ lưu ý cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát

Chăm sóc trẻ bị cúm A, bố mẹ lưu ý cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát

  • Dinh dưỡng cho trẻ cúm A: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt thời điểm bị bệnh. Tùy từng trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ ăn những món ấm bụng, lỏng dễ tiêu …để hạn chế rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt cần cho trẻ uống nhiều nước giúp cân điện giải, nội mội nhiệt độ cơ thể thật tốt.
  • Nghỉ ngơi: Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý góp phần cải thiện sức khỏe và bệnh trẻ. Bố mẹ nên chọn phòng yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ để trẻ có môi trường nghỉ ngơi lành mạnh. 
  • Vệ sinh mũi, họng: Hầu hết trẻ sẽ nghẹt mũi, vậy nên bố mẹ cần vệ sinh mũi, hầu họng với nước muối sinh lý cho trẻ đúng cách để giữ ẩm và sạch cho trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Hầu hết trẻ mắc cúm A mức độ nhẹ có thể chăm sóc tại nhà và theo dõi toàn trạng trẻ. Bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày nếu bố mẹ biết cách chăm sóc hợp lý và khoa học. 

Tìm hiểu thêm: 7 địa chỉ xét nghiệm cúm A

3. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cách điều trị nhanh chóng

Trẻ bị cúm A thường gặp nhưng hiện nhiều bố mẹ chưa thực sự nắm rõ được cách chăm sóc hay điều trị tối ưu khi trẻ bệnh. Một số thói quen sử dụng kháng sinh như thói quen, sử dụng các bài thuốc dân gian không khoa học … là nguyên nhân khiến bệnh trẻ diễn biến nặng hơn, thậm chí nguy cơ đối mặt biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ trị cúm A phải làm sao?, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp dưới đây giúp trẻ nhanh khỏi bệnh: 

Điều trị tại nhà

Điều trị cúm A phải làm sao? Đầu tiên khi chăm trẻ tại nhà bố mẹ cần lưu ý: 

  • Đo nhiệt độ trẻ thường xuyên, để khi sốt cần chườm ấm hay dùng thuốc hạ sốt đúng loại, đúng cách, đúng cân nặng và kịp thời tránh các biểu hiện sốt cao gây nguy hiểm.
  • Bố mẹ chăm sóc trẻ tại nhà cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng trẻ nạp vào, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng nhu cầu mỗi ngày cho cơ thể. 
  • Theo dõi sát tình trạng mất nước và cho trẻ uống nước nhiều hơn vì sốt cao có thể gây mất nước rối loạn điện giải. Nếu trẻ đang bú sữa hoàn toàn, bố mẹ có thể tăng cữ bú và lượng sữa trẻ bú. 
  • Duy trì thói quen vệ sinh sạch mũi họng trẻ bằng nước muối sinh lý giúp đường thở thông thoáng và tránh vi khuẩn bội nhiễm.
  • Việc trẻ đi tiểu như thế nào sẽ phản ánh kịp thời tình trạng mất nước và thể trạng trẻ. Vì vậy, bố mẹ chú ý số lần trẻ tiêu, lượng và tính chất nước tiểu … để hỗ trợ kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu bất thường. 
  • Bố mẹ nên tạo cho trẻ một cơ thể và môi trường nghỉ ngơi lành mạnh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ với nước ấm sạch, cho trẻ mặc áo quần thoáng thấm hút tốt, nằm phòng thông thoáng ít gió …

Điều trị cúm A tại nhà với trẻ cần lưu ý hạ sốt

Điều trị cúm A tại nhà với trẻ cần lưu ý hạ sốt

Điều trị bằng thuốc

Thứ hai là thuốc điều trị trẻ cúm A phải làm sao?, tùy thuộc tình trạng bệnh hay toàn trạng trẻ sẽ có chỉ định cụ thể một số loại thuốc với liều lượng hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trẻ, gồm: 

  • Một số trẻ cần sử dụng thuốc kháng virus như: oseltamivir, zanamivir …là loại thuốc ức chế neuraminidase, giảm khả năng lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác và ngăn ngừa bội nhiễm. Virus cúm có thể không bị loại bỏ hoàn toàn nhưng các triệu chứng có thể rút ngắn và ngừa các biến chứng nặng xảy ra. 

Thường các bác sĩ kê đơn các loại thuốc kháng virus trong vòng 2 ngày từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa … nên chỉ cho trẻ uống khi bác sĩ chỉ định.

  • Trẻ bị cúm A thường sẽ sốt cao những ngày đầu, nếu trẻ sốt cao (>=38.5 độ C hay tiền sử co giật do sốt với nhiệt độ >=38 độ C) hay đau đầu nhiều thì cần dùng hạ sốt, giảm đau cho trẻ. Acetaminophen và ibuprofen là 2 thuốc thường được sử dụng, không được dùng aspirin để hạ sốt vì thuốc có thể gây hội chứng Reye đe dọa tính mạng. 
  • Nếu trẻ ho nhiều, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng một số thuốc siro ho, kẹo ngậm ho … để giảm bớt sự khó chịu, giảm ho cho trẻ. 
  • Vì cúm A là một bệnh do virus cúm gây ra, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng nếu trẻ bội nhiễm vi khuẩn. Vậy nên, thuốc kháng sinh sẽ không dùng trong điều trị bệnh. 
  • Ngoài ra, một số thuốc rửa sạch mũi họng hay bổ sung nước điện giải như oresol, oremute…  thường được bác sĩ chỉ định. 

Điều trị cúm A cho trẻ bằng thuốc

Điều trị cúm A cho trẻ bằng thuốc

Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà khi bố mẹ thiếu kiến thức và chưa có chuyên môn. Trước khi mua thuốc cho trẻ, ba mẹ nên tư vấn với bác sĩ.

Đặc biệt, khi chưa thể đến bệnh viện ngay, thì việc khám, tư vấn online với bác sĩ trên IVIE - Bác sĩ ơi là vô cùng tiện lợi. 

Đội ngũ bác sĩ trên App có kinh nghiệm dày dặn, sẽ tư vấn, hướng dẫn chăm sóc và điều trị khoa học trẻ tại nhà. Một số bác sĩ chuyên khoa nhi nổi bật trên App IVIE - Bác sĩ ơi như: 

  • ThS.Bác sĩ nội trú, Đỗ Anh Tuấn, công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương, có hơn 3000 lượt khám nhi online với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề và đa dạng các mặt bệnh khác ở trẻ như dinh dưỡng, hô hấp, tiêu hóa, và truyền nhiễm ở trẻ.
  • PGS.TS.Bác sĩ nội trú Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 1500 lượt khám online và 22 năm khám chữa bệnh.
  • ThS.Bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức, hiện công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương với hơn 7000 lượt khám online và gần 15 năm kinh nghiệm trong nghề. 
  • Bác sĩ CKII - Đàm Nhật Thanh, hiện làm việc tại Bệnh viện Tai mũi họng trung ương với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và lượt khám online điều trị bệnh lý tai mũi họng trẻ.
  • Bên cạnh nhiều bác sĩ uy tín và nhiều kinh nghiệm khác tại các bệnh viện phòng khám hàng đầu,...

Tải app

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến để chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến để chăm sóc trẻ đúng cách

Khám tại cơ sở y tế

Thường trẻ bị cúm A lành tính sẽ khỏi và hồi phục gần như hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày, nếu bố mẹ chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây biến chứng có nặng có nhẹ tùy theo đề kháng của trẻ (bội nhiễm vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm não, suy hô hấp… thậm chí có thể tử vong (đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh nền nghiêm trọng). 

Vì vậy, khi bố mẹ chăm sóc trẻ tại nhà, phát hiện triệu chứng bất thường dưới đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế: 

  • Trẻ sốt rất cao (>39 độ) mà không có đáp ứng thuốc hạ sốt, chườm ấm kèm theo toàn trạng mệt mỏi. 
  • Trẻ sốt (>38 độ) kéo dài hơn 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt và chăm sóc tại nhà không đỡ. 
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như co giật, rối loạn ý thức hay bỏ ăn bỏ bú kèm li bì mệt mỏi và suy giảm ý thức … gợi ý dấu hiệu nguy cơ tổn thương não . 
  • Trẻ khó thở hơn, khò khè tăng, xuất hiện rút lõm lòng ngực hay tím tái … 
  • Hay trẻ nôn trớ nhiều, toàn thân mệt mỏi, ăn kém … hay có dấu hiệu mất nước cần đưa ngay đến cơ sở y tế kịp thời. 

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Nếu muốn điều trị tại cơ sở uy tín, “IVIE - Bác sĩ ơi” tìm hiểu, giới thiệu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, bố mẹ tham khảo đặt lịch thăm khám: 

  • Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Thu Cúc: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Giá khám từ 200.000đ
  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2: 52 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400000đ;
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Số 6 P. Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200000đ;
  • Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS: 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200000đ;
  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài: 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi.

4. Thực phẩm trẻ bị cúm A nên ăn để đủ dinh dưỡng

Bố mẹ thắc mắc “trẻ bị cúm A phải làm sao?”, chế độ dinh dưỡng là điều không được bỏ qua. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học và hợp lý là yếu tố quan trọng trong chăm sóc trẻ cúm A nhanh khỏi. 

  • Bố mẹ nên cho trẻ ăn loại mềm, dễ tiêu như cháo, canh, súp … hỗ trợ hệ tiêu hóa thích nghi và hấp thu tốt
  • Nấu chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với các loại thức ăn cho trẻ. 
  • Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để trẻ không sợ hãi, chán ăn và vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, trong khẩu phần bữa ăn cần đủ các dưỡng chất cần thiết bao gồm đường, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Bố mẹ nên cho trẻ ăn thật nhiều rau xanh, trái cây nâng cao sức đề kháng, bổ sung chất xơ vitamin và cho trẻ uống nhiều nước tránh hiện tượng mất nước. 

Bố mẹ có thái độ, kiến thức chăm sóc trẻ khoa học và luôn cập nhật trong câu hỏi “trẻ bị cúm A phải làm sao?” để không lúng túng trong trường hợp khó, giúp trẻ mắc cúm A nhanh hồi phục và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để đặt câu hỏi, tư vấn sức khỏe miễn phí với bác sĩ, bạn tải App IVIE - Bác sĩ ơi ngay dưới đây. 

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/01/2024 - Cập nhật 10/01/2024
5/5 - (23 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

36 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Có không ít trẻ em bị nổi hạch ở háng, điều này khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Chắc hẳn...

20/04/2024

32 Lượt xem

6 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Khi phát hiện tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ đã gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, không ít bậc cha mẹ đã tìm hiểu về hạch này...

20/04/2024

36 Lượt xem

4 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

49 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG