Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? 
  • 2. Trẻ bị sưng môi trên có nguy hiểm không?
  • 3. Cách giảm sưng môi trên cho trẻ nhanh chóng
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? 
  • 2. Trẻ bị sưng môi trên có nguy hiểm không?
  • 3. Cách giảm sưng môi trên cho trẻ nhanh chóng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? Cách giảm sưng nhanh chóng

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, vì thế cơ thể của bé thường bị tấn công bởi nhiều tác nhân bên ngoài. Trẻ bị sưng môi trên là tình trạng khá phổ biến, điều này khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Vì vậy, hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trẻ bị sưng môi trên hiệu quả, qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? 
  • 2. Trẻ bị sưng môi trên có nguy hiểm không?
  • 3. Cách giảm sưng môi trên cho trẻ nhanh chóng

1. Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? 

Trẻ bị sưng môi trên là bị gì? Sưng môi trên ở trẻ em là tình trạng phần môi trên đột nhiên sưng tấy, thậm chí tím đỏ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng sưng môi trên ở trẻ nhỏ. 

Trong một số trường hợp, trẻ có thể tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp nghiêm trọng như bệnh Kawasaki hoặc nhiễm virus Herpes, cần điều trị kịp thời. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân và phát hiện sớm để điều trị là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây sưng môi trên ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Nhiễm Herpes simplex: Virus Herpes gây lở loét ở môi, má hoặc lưỡi, sưng môi trên, sốt, khó ăn và nuốt. Nếu không điều trị kịp thời, có thể lan đến mắt, gây viêm hoặc nhiễm trùng giác mạc, nguy hiểm cho thị lực.
  • Hội chứng phù mạch – Eosinophilia: Do dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, gây rối loạn hệ miễn dịch. Trẻ bị sưng môi trên, đau cơ, sốt, tăng cân không rõ nguyên nhân và thay đổi lượng nước tiểu.
  • Bệnh thủy đậu: Một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, gây sưng môi trên kèm theo sốt và phù nề ở một số bộ phận trên cơ thể. 

Trẻ bị sưng môi trên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Trẻ bị sưng môi trên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Xem thêm: Xung quanh miệng bé bị mẩn đỏ là bệnh gì? Cách xử lý kịp thời

2. Trẻ bị sưng môi trên có nguy hiểm không?

Trẻ bị sưng môi trên có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ. Sưng môi trên ở trẻ nhỏ khá phổ biến. Để xác định mức độ nguy hiểm, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân. Nếu sưng do ngứa hoặc va đập, trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày và không cần quá lo lắng. 

Sưng môi trên ở trẻ co nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của trẻ

Sưng môi trên ở trẻ co nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của trẻ

Tuy nhiên, nếu sưng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo triệu chứng như nổi mề đay toàn thân, sốt, lở loét miệng và môi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ tìm hiểu: 7 Địa chỉ khám da liễu trẻ em có khám ngoài giờ tại Hà Nội

3. Cách giảm sưng môi trên cho trẻ nhanh chóng

Hiện nay có nhiều cách trị sưng môi trên khác nhau. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp chưa thể đưa trẻ tới cơ sở y tế, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm sưng tại nhà:

  • Chườm lạnh: Dùng khăn tẩm nước lạnh hoặc khăn bọc đá chườm nhẹ lên môi trên của bé. Tránh áp đá lạnh trực tiếp lên da hoặc môi để không gây bỏng lạnh.
  • Dùng gel lô hội: Thoa nhẹ nhàng gel lô hội lên vết sưng trên môi của bé.
  • Thoa mật ong: Thoa mật ong lên vết sưng, để từ 10 đến 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày để tránh nhiễm trùng và giúp bé dễ chịu hơn.
  • Dùng baking soda: Pha 3 thìa cà phê baking soda với 1 thìa cà phê nước, thoa lên vết sưng do côn trùng cắn hoặc dị ứng. Để hỗn hợp trên môi từ 2-3 phút rồi rửa sạch ngay bằng nước lạnh để tránh tổn thương da.

Mẹ có thể giảm sưng tại nhà cho bé bằng nhiều cách

Mẹ có thể giảm sưng tại nhà cho bé bằng nhiều cách

Nếu áp dụng các cách giảm sưng tại nhà nhưng bé chưa khỏi, phụ huynh nên đưa bé đi khám. Để tiết kiệm thời gian thăm khám, cha mẹ có thể đặt lịch tư vấn nhi từ xa cho bé qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. 

Thăm khám với bác sĩ online tại IVIE - Bác sĩ ơi để hiểu rõ hơn về tình trạng sưng môi trên của bé

Thăm khám với bác sĩ online tại IVIE - Bác sĩ ơi để hiểu rõ hơn về tình trạng sưng môi trên của bé

 

IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng y tế có nhiều tính năng. Với nền tảng công nghệ hiện đại, cha mẹ có thể đặt lịch khám cho bé tại các bệnh viện Nhi lớn trên toàn quốc. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tư vấn online chuyên khoa Nhi nổi bật có thể kể đến là: 

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Duyên - Bệnh viện Nhi trung ương 

  • ThS. BSNT Nguyễn Sỹ Đức - Bệnh viện Nhi trung ương 

  • ThS. BSNT Đỗ Anh Tuấn - Bệnh viện Nhi trung ương 

Tình trạng trẻ bị sưng môi trên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Phụ huynh nên xem xét và xác định nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp cho bé, giúp bé mau khỏi bệnh, hạn chế được các nguy hiểm đến với sức khỏe của con em mình. Nếu muốn tư vấn nhi từ xa, hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, phòng khám trẻ em uy tín, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ nhanh nhất.

1900 3367

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ bị sưng môi trên với bác sĩ nhi uy tín


Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
527 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1907 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1218 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2903 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG