Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?

Khi thời tiết chuyển sang giai đoạn nắng nóng, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh ở trẻ nhỏ tăng cao. Trong đó trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm là một trong những bệnh phổ biến nhất. Các bà mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ để có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm

1. Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm có thể được phân chia theo các giai đoạn phát triển của bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm cảnh báo điều gì?

Giai đoạn ủ bệnh 

Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày, với các triệu chứng không rõ ràng, khiến nhiều phụ huynh dễ chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác. Một số dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn ủ bệnh ở trẻ bao gồm:

  • Sốt nhẹ thoáng qua.
  • Đau họng và tiết nước bọt liên tục.
  • Chán ăn kéo dài.
  • Tiêu chảy nhẹ.
  • Trong một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm.

Giai đoạn khởi phát

Trong 1 đến 2 ngày đầu khởi phát bệnh, trên da trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ có đường kính từ 2 đến 3 mm. Những nốt ban này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và xung quanh miệng, sau đó phát triển thành các nốt ban đỏ dạng phỏng nước.

Các vết loét trong miệng gây đau đớn cho trẻ, khiến trẻ lười ăn, quấy khóc và than đau miệng. Bố mẹ cần chú ý để không nhầm lẫn với các bệnh viêm loét miệng thông thường.

Nếu trẻ quấy khóc về đêm kèm theo các dấu hiệu khác, có thể bệnh tay chân miệng đã chuyển nặng và bước vào giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của bệnh kéo dài khoảng 3 đến 10 ngày, với các triệu chứng rõ ràng dễ nhận biết như:

  • Loét miệng.
  • Phát ban toàn thân ở dạng phỏng nước.
  • Trẻ dễ sốt cao và nôn ói.

Giai đoạn toàn phát khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm

Giai đoạn toàn phát khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm

Trong giai đoạn này, trẻ cũng có nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Các dấu hiệu nghiêm trọng mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:

  • Quấy khóc đêm: Trẻ có thể quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ ngắt quãng chỉ khoảng 15-20 phút rồi lại thức dậy khóc. Tình trạng này không chỉ do các nốt loét trong miệng mà còn do nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
  • Sốt cao không dứt: Nếu trẻ sốt trên 38,5°C, kéo dài liên tục hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol, đây là dấu hiệu bệnh trở nặng. Lúc này, các phản ứng viêm diễn ra mạnh trong cơ thể, gây nhiễm độc thần kinh, cần dùng thuốc hạ sốt có chứa ibuprofen.
  • Giật mình: Trẻ bị giật mình thường xuyên có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh cần chú ý quan sát số lần trẻ giật mình, ngay cả khi trẻ đang chơi, để phát hiện triệu chứng này kịp thời.

2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm

Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm chủ yếu do cảm giác khó chịu từ sốt cao và các vết phát ban gây ngứa, vì vậy, việc hạ sốt và giảm đau ngứa cho trẻ là rất quan trọng.

Cách hạ sốt, giảm đau

  • Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, Ibuprofen không nên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Aspirin và các sản phẩm chứa Aspirin cũng không nên sử dụng vì chúng có thể gây hội chứng Reye, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
  • Antacid dạng gel có thể được dùng để chấm vào các vết loét trong miệng nhằm giảm đau cho trẻ khi ăn, nhưng cần lưu ý trẻ có thể bị sặc khi dùng loại thuốc này.

Ngoài ra, hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước, sữa, dung dịch bù điện giải hoặc các loại nước ép. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ uống sữa mẹ để bù nước và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch.

Mẹ nên tìm cách hạ sốt, giảm đau cho trẻ

Mẹ nên tìm cách hạ sốt, giảm đau cho trẻ

Cách chăm sóc

Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả:

  • Trẻ bị tay chân miệng dễ mất nước, vì vậy bố mẹ nên đảm bảo trẻ uống đủ nước hoặc dung dịch bù nước hàng ngày để cung cấp đủ nước và điện giải. Trẻ nên uống từng ngụm nhỏ để tránh đau khi nuốt.
  • Các vết phồng rộp và mụn nước nên để khô tự nhiên, tránh làm vỡ để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai tây nghiền, sữa chua,... Tránh đồ ăn chua, cay và nóng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để giữ vệ sinh miệng.
  • Chăm sóc trẻ tại nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác để giảm nguy cơ lây lan bệnh.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao ≥ 39°C.
  • Thở nhanh, khó thở.
  • Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Đi loạng choạng.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Co giật, hôn mê.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bệnh có dấu hiệu nặng

Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bệnh có dấu hiệu nặng

Đảm bảo cho trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Hiện có nhiều phương pháp điều trị tay chân miệng hiệu quả. Tuy nhiên, tốt nhất là đưa trẻ đi khám và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Nếu chưa thể đưa bé đi khám trực tiếp, bạn có thể sử dụng ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám nhi online với các ưu điểm sau:

  • Giúp phụ huynh dễ dàng kết nối và thăm khám nhi khoa trực tuyến với các bác sĩ có kinh nghiệm từ 10 đến 30 năm tại các bệnh viện lớn, như Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức; Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Duyên, và nhiều bác sĩ khác.
  • Qua video call, các bác sĩ có thể quan sát tình trạng của trẻ, đưa ra chẩn đoán ban đầu, hướng dẫn phác đồ điều trị và kê đơn thuốc trực tuyến dựa trên tình trạng sức khỏe của bé.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm mà IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu muốn đặt lịch khám, hoặc tư vấn bệnh nhi khoa, hãy liên hệ qua số hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.

1900 3367

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm với bác sĩ nhi uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/07/2024 - Cập nhật 15/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
49 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
68 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
82 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
105 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG