Nội dung chính
  • Trẻ bị thủy đậu nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 7 thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị thủy đậu giúp nhanh khỏi
Nội dung chính
  • Trẻ bị thủy đậu nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 7 thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị thủy đậu giúp nhanh khỏi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? 7 thực đơn bổ dưỡng giúp trẻ nhanh khỏi

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc chăm sóc cũng là điều rất quan trọng. Người chăm sóc cần hiểu rõ việc trẻ bị thủy đậu nên ăn gì, thực đơn như nào là rất cần thiết. Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu về thực phẩm dành cho trẻ bị bệnh thủy đậu ngay nhé>>>
Nội dung chính
  • Trẻ bị thủy đậu nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 7 thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị thủy đậu giúp nhanh khỏi

Trẻ bị thủy đậu nên ăn những loại thực phẩm gì?

Khi điều trị bệnh thủy đậu, bên cạnh những thực phẩm cần kiêng khem. Cha mẹ cần bổ sung cho con thêm các chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng cho con.

Cần cho con uống đủ nước và cung cấp các thực phẩm giàu nước

Giúp tăng cường sức đề kháng, song song với đó còn giúp tạo độ ẩm cần thiết cho làn da. Nhất là những vùng da bị nhiễm trùng do thủy đậu, các triệu chứng ngứa rát, khó chịu được giảm đáng kể. 

Trẻ có thể uống một số nguồn nước có lợi bao gồm: Nước lọc, nước dừa, sinh tố, trà thảo mộc, đồ uống có chất điện giải, nước ép trái cây,…. Ngoài ra, tuyệt đối tránh các loại nước uống có hại cho cơ thể, gây ức chế quá trình hồi phục như rượu bia, nước ngọt, nước đường, cà phê, nước tăng lực,…

Cần cung cấp đủ nước cho trẻ bị thủy đậu

Cần cung cấp đủ nước cho trẻ bị thủy đậu

Theo nhiều nghiên cứu, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, lượng nước cần được cung cấp ít nhất mỗi ngày 0,7 lít. Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần cung cấp ít nhất 0,8 lít nước mỗi ngày. Trẻ từ 1 đến 3  tuổi cần 1,3 lít nước mỗi ngày. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 1,7 lít nước mỗi ngày. Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, lượng nước cũng tăng lên và phân biệt theo giới tính:

  • Trẻ từ 9 – 14 tuổi: Trẻ gái cần ít nhất 2,1 lít nước mỗi ngày và trẻ trai cần 2,4 lít nước mỗi ngày.
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Trẻ gái cần ít nhất 2,3 lít nước mỗi ngày và trẻ trai cần 3,3 lít nước mỗi ngày.

Ăn các loại hoa quả và rau củ không chứa axit

Các loại trái cây, rau củ quả không chứa axit như dưa hấu, chuối, quả mọng, dưa gang, táo, rau chân vịt, bông cải xanh,…. Đây hầu hết đều là những loại thực phẩm tốt, ít gây kích ứng da, dễ nuốt, dễ ăn, rất tốt cho quá trình điều trị, giàu vitamin và nhiều dưỡng chất có lợi khác, phục hồi thủy đậu của trẻ em.

Thức ăn mềm

Vì các loại thức ăn mềm thường dễ nuốt và dễ tiêu hóa, ít gây tác động lên vùng da, niêm mạc, cơ tham gia vào quá trình dung nạp và tiêu hóa cho trẻ. Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và ức chế quá trình phục hồi cơ thể.

Người chăm sóc nên tham khảo chế biến các loại thức ăn mềm cho trẻ gồm có: Canh, súp, khoai tây, cháo, đậu hũ, khoai lang, trứng bác,…

Thực phẩm mát

Những loại thực phẩm mát như kem ít đường, sữa chua, nước ép, sinh tố,…. Góp  phần làm dịu da, giảm triệu chứng ngứa và kích ứng do các nốt phồng rộp thủy đậu gây ra.

Nước ép có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khi trẻ bị thủy đậu

Nước ép có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khi trẻ bị thủy đậu

Thực phẩm nhạt

Các loại thực phẩm nhạt như cháo yến mạch, thức ăn chế biến luộc, hấp, hầm, chè hạt sen,…. Giúp cơ thể dễ hấp thụ, giảm thiểu tình trạng kích ứng, hạn chế tối đa dư lượng gia vị có hại không cần thiết trong cơ thể, gây viêm nhiễm trên các vết thương.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Đặc biệt là trong hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh nhiễm trùng và chữa lành vết thương.

Các loại chứa nhiều kẽm như hàu, sò, thịt bò, cá, trứng, sữa,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Một trong những chức năng quan trọng của vitamin C là miễn dịch và giảm viêm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin C cũng có vai trò trong việc thúc đẩy quá trình hình thành collagen, chữa lành vết thương.

Trẻ bị thủy đậu nên cho ăn những thực phẩm giàu vitamin C

Trẻ bị thủy đậu nên cho ăn những thực phẩm giàu vitamin C

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm trái cây tươi, cà chua, quả mọng, rau xanh,…

Thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và bảo trì các mô. Ngoài ra, protein còn giúp cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Vì vậy, nên cho trẻ ăn những phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt gà, trứng, các loại đậu, cá,…

Trên đây là một số loại thực phẩm nên ưu tiên cho trẻ ăn khi bị thủy đậu. Chắc hẳn rằng đã phần nào giải đáp được thắc mắc trẻ bị thủy đậu nên ăn gì?

7 thực đơn dinh dưỡng cho trẻ bị thủy đậu giúp nhanh khỏi

Để hằng ngày không phải đau đầu nghĩ xem trẻ bị thủy đậu nên ăn gì. Dưới đây là những thực đơn cụ thể mà người chăm sóc có thể tham khảo nấu cho trẻ khi mắc bệnh thủy đậu:

Cháo đậu đỏ ý dĩ

Đây là món rất tốt, có tác dụng giải độc trừ thấp.

Nguyên liệu:

  • 30g đậu đỏ.
  • 20g ý dĩ nhân.
  • 30g thổ phục linh.
  • 100g gạo tẻ.

Cháo đậu đỏ ý dĩ tốt cho người bị thủy đậu

Cháo đậu đỏ ý dĩ tốt cho người bị thủy đậu

Cách nấu: Nguyên liệu đem rửa sạch rồi nấu với lượng nước phù hợp thành món cháo.

Cháo đậu xanh thịt heo

Món này đặc biệt phù hợp với người sốt nhẹ, giúp bổ sung bổ sung các chất cần thiết cho người bệnh trong giai đoạn này.

Nguyên liệu:

  • 30g đậu xanh.
  • 30g đậu đỏ.
  • 50g thịt lợn băm nhỏ.
  • 80g gạo tẻ nấu cháo.

Cách nấu: Sơ chế tất cả các nguyên liệu, để ráo nước. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun đến khi nhừ thì tắt bếp.

Súp gà ngô ngọt

Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguyên liệu:

  • Thịt gà.
  • Trứng gà.
  • Nấm tuyết.
  • Bột năng.
  • Hành tây.
  • Nấm hương.
  • Ngô ngọt.
  • Hành lá, ngò, gia vị.

Súp gà ngô ngọt, món ăn dinh dưỡng cho người bị thủy đậu

Súp gà ngô ngọt, món ăn dinh dưỡng cho người bị thủy đậu

Cách nấu:

  • Sơ chế sạch và để ráo nước tất cả các nguyên liệu.
  • Trần thịt gà qua nước đun sôi có muối, giấm.
  • Cho thịt gà vào một lượng nước vừa phải, thêm hành tây, hành lá, ngò đun sôi 20 phút rồi vớt hết ra. Cho ngô vào nấu.
  • Thịt gà xé sợi, xào chung với nấm hương, nấm tuyết.
  • Cho hỗn hợp vừa xào vào nồi nước, đảo nhẹ, nêm nếm gia  vị.
  • Đập trứng vào chén, đánh tan, rồi khuấy nhẹ vào nồi súp.
  • Cho bột năng, khuấy đều cho đến khi độ đặc vừa tầm, súp sôi thì tắt bếp, thêm hành ngò là có thể dùng được.

Canh rau giải nhiệt

Món canh này có tác dụng hạ hỏa, từ nhuận. Đặc biệt hợp với người mắc bệnh thủy đậu.

Nguyên liệu:

  • Củ năng.
  • Đậu xanh.
  • Đọt tre non.
  • Cà rốt.
  • Rễ tranh.

Cách nấu: Sơ chế sạch, sau đó cho tất cả vào nồi nấu với 1 lít nước, đun tới khi nào còn khoảng 650ml nước thì tắt bếp và để nguội.

Nước rau sam

Nước có tính mát và khả năng kháng viêm, ngăn ngừa mụn nhọt.

Cách chế biến: Lấy khoảng 100g – 200g rau sam tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống sẽ làm dịu các triệu chứng của bệnh thủy đậu.

Nước kim ngân hoa

Giúp hạ sốt, sơ phong, thanh nhiệt, tốt cho người mắc bệnh thủy đậu.

Nguyên liệu:

  • Kim ngân hoa.
  • Nước mía.

Cách nấu: Nấu hỗn hợp nguyên liệu trên với 500ml nước, đun sôi khoảng 10 phút.

Nước đậu kết hợp cam thảo

Nước đậu kết hợp cam thảo có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Tránh để lại sẹo, đặc biệt là ở vùng mặt.

Nguyên liệu:

  • Cam thảo bắc.
  • Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ.

Cách nấu: Đem hết các nguyên liệu đã sơ chế sạch bỏ vào nồi, đun với 1 lít nước. Đun đến khi nào còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Để nguội chắt lấy nước uống.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ mà IVIE – Bác sĩ ơi muốn gửi tới các bạn về vấn đề trẻ bị thủy đậu nên ăn gì. Hy vọng rằng, qua đây cha mẹ hiểu rõ hơn về thực đơn ăn uống hằng ngày của con sao cho tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
527 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1905 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1216 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2894 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG