Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong lứa tuổi ăn dặm từ 6 tháng - 2 tuổi. Trẻ bị tiêu chảy nếu không hỗ trợ kịp thời có thể khiến trẻ chán ăn, sụt cân thậm chí là suy dinh dưỡng. Bởi vậy chủ đề “Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?” rất được ba mẹ quan tâm. Cùng bỏ túi ngay 7 thực đơn cho trẻ giảm tiêu chảy hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và nên kiêng gì?
Khi có con bị tiêu chảy thì vấn đề ba mẹ quan tâm nhất đó là trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và nên kiêng gì? Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ ăn hằng ngày của trẻ cũng cần chú ý tới 1 số thực phẩm nên ăn và nên kiêng ăn như sau:
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
-
Gừng: Theo Đông y, gừng có tác dụng giảm nhu động ruột và giúp chất thải đi qua hệ tiêu hóa chậm hơn. Thêm nữa, gừng còn giúp giảm quá trình sinh hơi của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Sử dụng gừng sẽ giúp giảm các triệu chứng đi kèm tiêu chảy như đầy hơi hay buồn nôn.
-
Gạo trắng: Đây là thực phẩm rất thân quen đối với mỗi gia đình Việt. Sử dụng gạo trắng sẽ giúp cung cấp năng lượng cho trẻ vì chúng chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo trắng còn giúp làm đặc phân, giảm nhu động ruột và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi hoạt động bình thường.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gạo trắng, gạo giúp làm đặc phân, giảm nhu động ruột
-
Bánh mì: Tương tự như gạo trắng, bánh mì giúp trẻ lấy lại năng lượng mất do tiêu chảy. Thêm vào đó, chúng còn giúp hút nước, làm đặc phân và giúp trẻ giảm tần suất đi ngoài trong ngày.
-
Cháo hoặc súp gà: Khi trẻ bị tiêu chảy, cháo hoặc súp gà sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Chúng vừa dễ tiêu vừa giúp trẻ lấy lại lượng dịch bị mất vì tiêu chảy nhanh chóng.
-
Khoai tây: Ngoài cung cấp tinh bột, khoai tây còn là thực phẩm rất giàu kali. Bổ sung khoai tây sẽ giúp trẻ lấy lại điện giải bị mất do tiêu chảy.
-
Các loại thịt giàu đạm: Khi bị tiêu chảy, trẻ mất rất nhiều các chất dinh dưỡng trong đó có protein. Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm sẽ giúp trẻ mau khỏe lại. Ba mẹ nên lựa chọn 1 số loại thịt giàu đạm như thịt gà, thịt bò, thịt thăn,..
-
Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tự nhiên rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Chúng sẽ giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ.
-
Hoa quả: Táo, hồng xiêm, chuối, ổi,.. Các loại trái cây này đều rất giàu chất xơ hòa tan và điện giải như kali, photpho giúp trẻ giảm tần suất đi ngoài đáng kể.
Trẻ bị tiêu chảy cha mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả như táo, chuối...
Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì?
-
Thực phẩm chứa đường lactose: Trong 1 số trường hợp, trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp với đường lactose. Do vậy, việc hạn chế các thực phẩm chứa loại đường này sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
-
Nước ép: Các loại nước ép thường chứa rất nhiều đường. Do vậy khi trẻ bị tiêu chảy ba mẹ không nên sử dụng các loại nước ép này. Chúng sẽ là nặng thêm tình trạng tiêu chảy và khiến trẻ đầy hơi.
-
Thủy - hải sản: Các loại thủy - hải sản nếu không bảo đảm sẽ dễ chứa các vi khuẩn gây tiêu chảy cho trẻ như salmonella và shigella. Chúng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khiến trẻ đầy hơi và đau bụng
-
Thực phẩm chiên xào: Dầu mỡ trong các thực phẩm chiên xào dễ làm ảnh hưởng tới hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do vậy, trẻ bị tiêu chảy nên kiêng hoặc tránh những thực phẩm chiên xào này.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn những thực phẩm chiên xào
7 thực đơn ngon miệng cho trẻ bị tiêu chảy
Ngoài vấn đề “Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?” việc lựa chọn thực đơn như thế nào để bổ sung cho trẻ trong giai đoạn tiêu chảy cũng rất được quan tâm. Ba mẹ hãy lưu ngay lại 7 thực đơn ngon miệng cho trẻ bị tiêu chảy sau đây nhé.
1. Nước gạo xay (dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi)
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nước gạo xay là 1 lựa chọn hoàn hảo cho tình trạng tiêu chảy. Đây là món ăn dễ làm, nguyên liệu đơn giản nhưng giúp trẻ lấy lại điện giải nhanh chóng.
Nguyên liệu:
-
2 thìa 10ml bột gạo xay
-
100ml nước
Cách làm:
Ba mẹ hòa phần bột cùng nước lọc đã chuẩn bị theo tỷ lệ trên. Chú ý hòa tan để tránh bột bị vón cục. Đun nhỏ lửa tới khi bột róc đáy nồi thì lấy ra để nguội và đút cho trẻ.
Bổ sung nước gạo xay vào thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy
2. Salad khoai tây (dùng trẻ trên 9 tháng tuổi)
Đây là món ăn giúp trẻ tăng đề kháng, làm đặc phân và hỗ trợ bù điện giải hiệu quả. Ba mẹ chuẩn bị 1 củ khoai tây nhỏ, rửa sạch, cạo vỏ. Sau đó đem đi hấp chín. Ba mẹ cắt chúng thành miếng nhỏ vừa với khả năng ăn thô của con. Cuối cùng có thể thêm 1 chút nước cốt chanh hoặc sữa chua rồi trộn đều cho trẻ.
3. Sữa chua hoặc sữa bơ (dùng trẻ trên 10 tháng tuổi)
Sữa chua hoặc sữa chua bơ cũng là 1 trong 7 lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Món ăn này vừa đơn giản vừa chứa nhiều lợi khuẩn, giúp trẻ giảm ngay tình trạng tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Ba mẹ có thể lựa chọn sữa chua dành cho trẻ 6 tháng - 1 tuổi. Bơ gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn rồi đem trộn cùng sữa chua. Món ăn này sẽ là lựa chọn bữa phụ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ tiêu chảy.
Sữa chua bơ vừa đơn giản vừa chứa nhiều lợi khuẩn giúp trẻ giảm tình trạng tiêu chảy
4. Súp gà khoai tây
Khi bị tiêu chảy, ba mẹ có thể nấu súp gà khoai tây cho trẻ. Đây là 1 thực đơn giàu dinh dưỡng, dễ làm và giúp trẻ giảm tần suất đi ngoài đáng kể.
Nguyên liệu ba mẹ cần chuẩn bị: thịt ức gà, khoai tây, hành tây, hành tím, ngô ngọt và gia vị.
Các bước làm như sau:
-
Thịt ức gà rửa sạch, luộc chín rồi vớt ra để nguội và xé nhỏ. Giữ lại phần nước luộc để làm nước dùng của súp.
-
Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn với trẻ.
-
Ngô ngọt rửa sạch rồi tách riêng lấy hạt.
-
Hành tây, hành tím thái nhỏ sau đó phi thơm.
-
Đổ thêm nước luộc gà sau đó cho khoai tây và ngô ngọt vào hầm trong 20 phút.
-
Cho thêm gà đã xé nhỏ vào nêm nếm vừa ăn lại với trẻ.
Súp gà khoai tây là 1 thực đơn giàu dinh dưỡng, giúp trẻ giảm tần suất đi ngoài đáng kể
5. Cháo trứng gà đậu đỏ (dành cho trẻ trên 1 tuổi)
Cháo trứng gà đậu đỏ là món ăn phù hợp với trẻ trên 1 tuổi bị tiêu chảy. Món cháo này sẽ giúp trẻ lấy lại năng lượng nhanh chóng và làm đặc phân lại. Nguyên liệu và cách làm cũng cực kỳ đơn giản nên ba mẹ tham khảo cho trẻ nhé.
Nguyên liệu: 1 thìa súp gạo lứt giã nhỏ; 1 thìa súp đậu đỏ ngâm mềm; 1 lòng đỏ trứng gà và 2 chén nước lọc.
Cách làm như sau:
-
Bước 1: Ba mẹ ngâm gạo trước với 1 chén nước trong 15 phút cho mềm gạo và nấu chín nhừ cháo.
-
Bước 2: Rửa sạch đậu đỏ và cho vào nồi cháo cùng 1 chén nước còn lại, nấu cho chín mềm đậu.
-
Bước 3: Lòng đỏ trứng ba mẹ hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó thêm vào cháo.
-
Bước 4: Đun cháo thêm 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho ra chén nhỏ để trẻ ăn.
Cháo trứng gà đậu đỏ là món ăn phù hợp với trẻ trên 1 tuổi bị tiêu chảy
6. Cháo ức gà nấm hương (trẻ trên 8 tháng tuổi)
Trẻ bị tiêu chảy ba mẹ có thể nấu cháo ức gà nấm hương để cải thiện nhé. Đây là món cháo vừa giàu dinh dưỡng vừa bổ sung chất xơ tốt cho trẻ.
Ba mẹ chuẩn bị phần ức gà, hấp chín hoặc luộc rồi xay hoặc băm nhỏ tùy vào khả năng ăn thô của trẻ. Nấm hương ngâm sạch rồi luộc chín. Sau đó, thái hoặc băm xay tùy tháng tuổi của trẻ. Gạo ba mẹ sử dụng gạo trắng, nấu chín nhừ rồi thêm ức gà và nấm hương đã sơ chế vào. Với trẻ 8 tháng thì chưa cần nêm nếm thêm gia vị.
Cháo ức gà nấm hương bổ sung chất xơ tốt cho trẻ
7. Cháo chim bồ câu (trẻ trên 6 tháng tuổi)
Món cháo chim bồ câu sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho trẻ trên 6 tháng tuổi gặp phải tình trạng tiêu chảy. Chim bồ câu là thực phẩm rất giàu sắt và đạm, giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy hiệu quả.
Nguyên liệu thì gồm có gạo trắng và chim bồ câu. Phần thịt chim ba mẹ có thể hầm nhừ cùng cháo sau đó gỡ phần thịt đem xay/băm nhỏ cho con. Cháo này mẹ có thể kết hợp cùng 1 số rau củ như cà rốt, bí đỏ,.. cho trẻ ăn đa dạng nhé.
Cháo chim bồ câu tốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi bị tiêu chảy
5 Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Ngoài câu hỏi Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? ba mẹ cũng cần chú ý tới 1 số điểm trong cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn này.
-
Nên cho trẻ uống nhiều nước: Tiêu chảy khiến trẻ mất 1 lượng lớn điện giải. Do vậy, nếu không hỗ trợ trẻ kịp thời và đúng cách sẽ khiến trẻ gặp phải tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ba mẹ nên cho trẻ uống bù nước chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp bổ sung điện giải bằng oresol thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng bù cho hợp lý.
-
Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ cũng bị mất cân bằng nghiêm trọng. Bởi thế, bổ sung men vi sinh sẽ giúp trẻ mau lập lại sự cân bằng này và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ổn định hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước tránh việc mất nước nghiêm trọng
-
Ba mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc tiêu chảy hay kháng sinh. Việc bổ sung này cần có ý kiến chỉ định từ bác sĩ sẽ tốt nhất.
-
Nên kiểm tra và theo dõi số lần đi ngoài cũng như tính chất phân cho trẻ: Việc này sẽ giúp ba mẹ cũng như bác sĩ đánh giá được tình trạng tiêu chảy ở trẻ có giảm đi không.
-
Đặc biệt, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám khi tình trạng tiêu chảy nặng hơn và có đi kèm các triệu chứng như nôn, sốt, trẻ li bì hoặc phân có nhầy dính máu,.. Khi đó ba mẹ nên khám khẩn cấp bằng hình thức online hoặc đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở ý tế gần nhất.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Note |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội |
400,000đ |
|
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS |
Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
350,000đ |
|
Bệnh viện An Việt |
Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân |
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám Nội CCare |
Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội |
350,000đ |
Có Bác sĩ khám tại nhà |
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Bố mẹ có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi online 24/24. Đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa Nhi giỏi để được tư vấn điều trị và chăm sóc bé đúng cách.
Khám nhi online với bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:
Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ
Tải app
Khám nhi online với bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng từ xa
Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp ba mẹ giải đáp băn khoăn “Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?” Tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể nếu như ba mẹ hỗ trợ trẻ chế độ ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng. Chúc ba mẹ thành công nhé.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.