Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần
  • 2. Cách xử lý khi trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần
  • 2. Cách xử lý khi trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần là bị làm sao? Cách xử lý

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Biểu hiện sốt ngắt quãng mặc dù chưa hết tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc chưa đến thời gian uống liều tiếp theo khiến cha mẹ không biết phải làm sao. Bài viết này chúng tôi muốn đưa đến cho các mẹ một sốt nguyên nhân sốt ngắt quãng khiến trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần và một số biện pháp xử trí để hạ sốt cho trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần
  • 2. Cách xử lý khi trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần

1. Nguyên nhân trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần

 Một số nguyên nhân khiến trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần có thể kể đến:

  • Cơ thể trẻ chưa phát triển đủ để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, do đó sẽ dễ bị sốt hơn. Trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ em chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn hơn so với người lớn. Diện tích da so với trọng lượng cơ thể lớn, vì vậy dễ mất nhiệt cũng như dễ tăng thân nhiệt hơn qua tiếp xúc và vui chơi. Thải nhiệt qua bốc hơi (thở nhanh, đổ nhiều mồ hôi …) mạnh hơn. Trẻ em luôn hoạt động, vận cơ nên khả năng sinh nhiệt nhiều hơn, gây cảm giác sốt ở trẻ.

  • Cơ thể trẻ đang chống lại bệnh tật nên thường có những đợt sốt đột ngột để tiêu diệt vi khuẩn, virus trong cơ thể. Thường sốt là một phản ứng giúp làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng huy động tế bào tủy xương nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh.

Thông thường sốt là một phản ứng giúp làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch

Thông thường sốt là một phản ứng giúp làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch

  • Bệnh lý hô hấp: Một số bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan, ung thư phổi... có thể gây ra sốt lên xuống, nghẽn khí và khó thở.

  • Khi tìm hiểu nguyên nhân gây sốt ngắt quãng ở trẻ em, nguyên nhân có khả năng nhất cần xem xét là nhiễm trùng. Đặc biệt ở trẻ em dưới 6 tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều đợt sốt là do nhiễm trùng đường hô hấp trên lặp đi lặp lại. Trong quá trình nhiễm bệnh, nhiệt độ cơ thể thường dao động với những khoảng thời gian sốt ngắn trong ngày.

  • Dị ứng: Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng. Khi trẻ tiếp xúc với các chất dị nguyên như thức ăn, thuốc, hay phấn hoa, lông động vật có thể gây ra việc sốt lên xuống ở trẻ và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như da ngứa, nổi mề đay, viêm mũi họng, …

Các yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Các yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

  • Bệnh lý tiêu hóa: Các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột, táo bón..., chủ yếu thường do đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra sốt lên xuống định kỳ.

  • Các bệnh khác như sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản, sốt rét cũng có thể gây sốt đột ngột và kéo dài. Sốt do virus thường gây sốt cao, đột ngột, có thể sốt tăng lên vào thời điểm nhất định trong ngày. Trẻ bị sốt virus thường mệt mỏi nhiều, quấy khóc do sốt cao gây mất nước và ăn uống kém.

  • Các yếu tố môi trường như thời tiết nóng, độ ẩm cao hoặc sử dụng quần áo quá nhiều làm quá trình thải nhiệt của cơ thể bị giảm đi, có thể làm tăng nguy cơ sốt.

Cha mẹ có thể gọi đến tổng đài đặt khám để được hỗ trợ tư vấn bệnh viện, phòng khám nhi gần nhất, ưu tiên khám bệnh, giảm thời gian xếp hàng chờ đợi và đặt khám nhi với bác sĩ theo yêu cầu.

1900 3367

2. Cách xử lý khi trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần

Sốt là một trong dấu hiệu bệnh lý thường gặp trong chăm sóc nhi khoa, xuất hiện trong hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Sốt có thể là phản ứng sinh lý có lợi đối với quá trình nhiễm khuẩn nhưng nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc khiến nhiều cha mẹ lo lắng.

Cha mẹ thường lo lắng Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ và trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần phải làm sao. IVIE - Bác sĩ ơi mách bạn cách xử trí như sau:

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Acetaminophen (paracetamol) được sử dụng rất rộng rãi như một loại thuốc hạ sốt nhờ hiệu quả cao và tính an toàn tốt. Thông thường, việc giảm nhiệt độ và giảm bớt sự khó chịu xảy ra khoảng 30 đến 60 phút sau khi dùng thuốc hạ sốt và dùng 2 liều cách nhau 4-6 giờ.

Ibuprofen cũng là một hoạt chất giúp hạ sốt, nhưng không phải khuyến cáo hàng đầu cho trẻ nhỏ.

Không nên sử dụng thuốc hạ sốt luân phiên để hạ sốt vì tăng nguy cơ mắc các sai sót về liều lượng và tác dụng phụ, đặt biệt ở trẻ em. Tính liều lượng nên dựa vào cân nặng thay vì tuổi của trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, 2 liêu cách nhau 4-6 tiếng

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, 2 liêu cách nhau 4-6 tiếng

Chườm mát cho trẻ

Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần có thể sử dụng các biện pháp vật lý như chườm mát cho trẻ. Đây là một biện pháp giảm thân nhiệt không dùng thuốc hiệu quả ở trẻ em. Lưu ý không dùng nước đá hoặc cồn để lau hoặc chườm cho trẻ.

Lau người cho trẻ bằng nước ấm

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát và lau người bằng nước ấm cho trẻ giúp giãn nở các mạch máu, giúp hạ thân nhiệt hiệu quả khi trẻ bị sốt. Lau chủ yếu ở các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ, 2-3 phút thay khăn một lần

Chườm ấm và lau người bằng nước ấm để giúp trẻ hạ sốt

Chườm ấm và lau người bằng nước ấm để giúp trẻ hạ sốt

Nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

  • Trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc hạ sốt

  • Trẻ từ 2 tuổi trở xuống bị sốt kéo dài hơn 24 đến 48 giờ.

  • Trẻ sốt kèm phát ban.

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như đau tai dữ dội, đau họng…

  • Bé từ chối uống bất kỳ chất lỏng nào và có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như giảm lượng nước tiểu và khô miệng.

  • Trẻ cực kỳ cáu kỉnh, buồn ngủ và yếu ớt.

  • Sốt kèm bị cứng cổ hoặc nôn mửa.

  • Có tiền sử sốt hoặc các loại co giật khác.

  • Có vấn đề về hệ thống miễn dịch hoặc các bệnh mãn tính khác.

Trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

Trẻ sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Trẻ cứ 4 tiếng sốt 1 lần có thể không nguy hiểm, nhưng cũng không thể lơ là. Khi trẻ có biểu hiện sốt ngắt quãng, bên cạnh các biện pháp giảm triệu chứng thì điều quan trọng nữa là cần tìm nguyên nhân gây ra bệnh để điều trị dứt điểm để bé mau chóng khỏi hoàn toàn.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/05/2023 - Cập nhật 31/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

2887 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

8672 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

8992 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

10741 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG