Nội dung chính
  • 1. Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?
  • 2. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nội dung chính
  • 1. Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?
  • 2. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ uống kháng sinh bị phát ban làm gì nhanh hết?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Bé bị nổi mẩn đỏ sau khi uống kháng sinh có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc. Vậy trẻ uống kháng sinh bị phát ban làm gì nhanh hết? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?
  • 2. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

1. Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?

Nếu thấy trẻ uống kháng sinh bị phát ban, bạn nên theo dõi kỹ để xác định nguyên nhân có phải do thuốc hay không. Dị ứng kháng sinh thường gây ra mẩn đỏ hoặc ban sẩn nhỏ như đầu đinh ghim trên thân mình, có thể kết hợp thành mảng lớn và gây ngứa. Các việc cần làm để mẹ tham khảo như:

  • Ban đỏ thường xuất hiện khoảng một tuần sau khi dùng thuốc và có thể kéo dài vài tuần.
  • Khi xác định bé bị dị ứng kháng sinh, việc đầu tiên cần làm là ngừng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Cung cấp cho bác sĩ các thông tin chi tiết về triệu chứng và thời gian kéo dài của mẩn đỏ. Dựa vào tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.
  • Nếu bé có thêm các triệu chứng nghiêm trọng khi bị nổi mẩn đỏ do uống kháng sinh, có thể cần phải nhập viện để được điều trị kịp thời.

Đón đọc: 7 Địa chỉ khám da liễu trẻ em có khám ngoài giờ tại Hà Nội

Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?

Trẻ uống kháng sinh bị phát ban cần làm gì?

Một số cách làm giảm tình trạng phát ban ở trẻ

  • Dùng khăn mát hoặc túi đá bọc trong khăn để nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị phát ban. Điều này có tác dụng giảm ngứa và sưng.
  • Giữ cho môi trường và phòng ở thoáng mát. Tránh đặt quá nhiều đồ đạc, đặc biệt là những vật cản trở luồng không khí.
  • Mặc quần áo thoải mái: Lựa chọn quần áo từ chất liệu mềm mại và thoáng khí như cotton để giảm ma sát và ngứa.
  • Đảm bảo trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Có thể cho trẻ uống nước lọc, nước ép hoa quả, hoặc dung dịch bù điện giải oresol để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tìm hiểu: Trẻ bị dị ứng da phải làm sai? 5+ Cách đơn giản tại nhà

2. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trong trường hợp trẻ uống kháng sinh bị phát ban nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốc phản vệ - một tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Trẻ có triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ.
  • Phát ban lan rộng nhanh chóng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, xuất hiện mủ hoặc vùng da bị phát ban bị viêm đỏ nhiều.

Tham khảo thêm: 10+ phòng khám trẻ em khám ngay không cần lấy số tại Hà Nội

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Bên cạnh việc đến các cơ sở y tế trực tiếp thăm khám, ứng dụng IVIE cung cấp tính năng tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa Nhi, giúp phụ huynh dễ dàng kết nối và thăm khám nhi trực tuyến với các chuyên gia có kinh nghiệm từ 10 đến 30 năm tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ nhi hàng đầu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi như: ThS, bác sĩ nội trú Nguyễn Sỹ Đức, ThS, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, ThS, bác sĩ Nguyễn Duyên

Trên đây là giải đáp thắc mắc về trẻ uống kháng sinh bị phát ban IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu muốn đặt lịch khám, hoặc tư vấn bệnh nhi khoa, hãy liên hệ qua số hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.

1900 3367

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ uống kháng sinh bị phát ban với bác sĩ nhi uy tín


Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
533 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1917 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1238 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2954 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG