Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của suy giảm nhận thức
  • 2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của suy giảm nhận thức
  • 2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Triệu chứng của sa sút trí tuệ: biểu hiện bệnh lý trên người bệnh

Sa sút trí tuệ được biết đến là bệnh lý tuổi già, thường hay xuất hiện ở những người cao tuổi. Nhưng trong xã hội ngày nay, cũng không hiếm những trường hợp mắc bệnh ở người trưởng thành. Vậy nên không thể chủ quan ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày nghiêm trọng nếu các triệu chứng bệnh nặng dần về mặt thời gian.
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng của suy giảm nhận thức
  • 2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức

Triệu chứng của sa sút trí tuệ

Triệu chứng của sa sút trí tuệ gồm các lĩnh vực: định hướng, trị nhở, tri giác, khả năng suy luận, quyết định... Các chức năng này bị suy giảm ngày càng rõ rệt và trầm trọng theo tiến triển của bệnh.

Các thay đổi về cảm xúc, hành vi thường gặp.

Các thay đổi về cảm xúc, hành vi thường gặp.

Sa sút trí tuệ gây các biến đổi về nhân cách cũng rõ rệt ở các giai đoạn sau của bệnh,

1. Các triệu chứng của suy giảm nhận thức

a. Sự suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là một triệu chứng đặc trưng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ. Trong các bệnh lý do chấn thương sọ não, tai biến mạch não... quên xuất hiện nhanh chóng và trầm trọng sau một thời gian ngắn. Trong các bệnh thoái triển, suy giảm trí nhớ xuất hiện từ từ, kín đáo, khó nhận biết được bởi người thân, đồng nghiệp. Đặc biệt là trong sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer: ở thời kỳ đầu suy giảm trí nhớ có thể còn nhẹ và thường rõ rệt nhất đối với các sự kiện mới xảy ra (quên do ghi nhận kém). bệnh nhân hay quên số điện thoại, không nhỏ được các sự kiện xảy ra trong ngày, không nhớ được nội dung một bài báo vừa đọc, một bản tin vừa xem trên tivi... Theo tiến trình của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn và bệnh nhân quên cả các sự kiện xảy ra ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước... quên tên người quen cũ, đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học... rồi quên cả các sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc sống cá nhân (nơi sinh, năm sinh, tên vợ hoặc chồng...).

b. Rối loạn định hướng

Bởi vì trí nhớ là một nhân tố quan trọng cho việc định hướng, do vậy trong sa sút. trí tuệ khả năng định hướng cũng từng bước bị ảnh hưởng. Trong một số bệnh rối loạn định hướng là những triệu chứng quan trọng trong bệnh cảnh lâm sàng (Ví dụ: rối lon định hướng về không gian, địa lý rất rõ rệt và thường thấy ở bệnh nhân bị bệnh Alzheimer...).

c. Rối loạn ngôn ngữ

Là triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán sa sút trí tuệ do tổn thương ở thủy đỉnh, vỏ não (Alzheimer, mất trí trong bệnh mạch máu não...). Triệu chứng điển hình và được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ trong DSM - IV là Vong ngân (aphasia). Có thể là vong ngôn biểu hiện hoặc vong ngôn tiếp nhận. Các triệu chứng có thể bao gồm: lời nói mơ hồ, nói lặp từ, nói định hình, nói gián tiếp. Bệnh nhân có thể rất khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật,...

d. Vong tri

Giảm hoặc mất khả năng nhận biết, gọi tên đồ vật, đối tượng...mặc dù các cơ quan cảm giác, giác quan không bị tổn thương

e. Vong hành

Rối loạn khả năng hoạt động, làm một việc gì đó, mặc dù các cơ quan chức năng vận động không bị tổn thương. Bệnh nhân không làm được các công việc thông thường như chải tóc, mặc quần áo... hoặc không xếp được, không về được một hình theo yêu cầu của người khám,...

f. Giảm khả năng tư duy trừu tượng

Bệnh nhân thấy khó khăn trong việc khái quát từ một ví dụ đơn giản thành một quan niệm và năm được sự giống nhau, khác nhau trong các quan niệm... Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm theo tiến triển của bệnh, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hằng ngày của bệnh nhân. 

2. Các triệu chứng không thuộc lĩnh vực nhận thức

a. Các triệu chứng loạn thần

- 30-40% các bệnh nhân sa sút trí tuệ có hoang tưởng. Mọi hoang tưởng đều có thể gặp song thường thấy nhất là hoang tưởng bị thiệt hại, bị theo dõi hoặc hoàng tưởng ghen tuông. Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các khoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời.

- Ảo giác có ở 20-30% bệnh nhân sa sút trí tuệ. Các ảo giác được coi là biểu hiện của một giai đoạn bệnh lý nặng. Các ảo giác thị giác được lưu ý là hay gặp trong các bệnh lý thực tổn.

- Hội chứng Capgras: hay gặp nhất là trong bệnh Alzheimer. Bệnh nhân cho rằng có người nào đó đã giả dạng, thay thế cho người thân của mình. Bệnh nhân thấy như có người lạ đang ở trong nhà mình, không nhận ra mình trong gương, đối xử với các nhân vật trong TV như những người trong cuộc sống thực tại,...

b. Các rối loạn cảm xúc

Trầm cảm và lo âu được gặp từ 40-50% các bệnh nhân sa sút trí tuệ,

Trầm cảm xuất hiện từ giai đoạn sớm và chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

Trầm cảm xuất hiện từ giai đoạn sớm và chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

Có thể có các biểu hiện kịch động cảm xúc (cơn kêu khóc ban đêm ...).

c. Các thay đổi về nhân cách

Các thay đổi về nhân cách ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ là những triệu chứng gây khó khăn cho gia đình trong việc chăm sóc và chịu đựng đối với người bệnh, trong đó gồm cả các nét nhân cách tiền bệnh lý được nhấn mạnh. Bệnh nhân trở nên thu minh lại, ít hoặc không quan tâm đến hậu quả của các hành vi mà họ gây ra, mất dần các han thích hứng thú cũ, trở nên cáu kỉnh độc đoán... Có bệnh nhân trở nên bủn xin, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hóa... Tác phong ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng góp nhặt bẩn thỉu. Có bệnh nhân có hành vi thù địch với người thân và người chăm sóc cho họ. Bệnh nhân có tổn thương thùy trán và thái dương có thể có biến đổi nhân cách rõ rệt dưới dạng bùng nổ, kích động, đi lang thang,...

d. Các triệu chứng khác

- Các dấu hiệu thần kinh có thể thấy trong sa sút trí tuệ như: Co giật ở 10% bệnh nhấn Alzheimer và 20% ở bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu não. Các phản xạ nắm, mút, bú, phản xạ gan tay cầm... có thể thấy ở những giai đoạn nặng.

Các dấu hiệu thần kinh tùy thuộc bệnh lý gây bệnh.

Các dấu hiệu thần kinh tùy thuộc bệnh lý gây bệnh.

- Hội chứng hoàng hôn (Sundown) được đặc trưng bởi các biểu hiện rối loạn chu kỷ thức ngủ: ngủ gà ngủ gật ban ngày, thức tỉnh kích động ban đêm. 

- Lú lẫn, kích động, ngã... Các biểu hiện này thường xuất hiện gặp các bệnh nhân sa sút trí tuệ khi điều kiện tri giác các kích thích bên ngoài như ánh sáng, giọng nói quen thuộc... bị cản trở và suy giảm.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/02/2022 - Cập nhật 23/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3078 Lượt xem

4 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1097 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu 5 phân loại bệnh trong bệnh lý tâm thần

Tìm hiểu 5 phân loại bệnh trong bệnh lý tâm thần

Bệnh tâm thần biểu hiện bệnh là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt gây ảnh hưởng và mất khả năng cư xử bình thường. Rối loạn tâm thần có thể chia làm nhiều...

25/03/2022

881 Lượt xem

6 Phút đọc

Bạn hiểu thế nào là tâm thần học?

Bạn hiểu thế nào là tâm thần học?

Bệnh tâm thần là bệnh lý khó chắc chắn có thể ngăn ngừa. Nhưng bệnh có thể ngăn chặn bằng cách thực hiện các bước kiểm soát căng thẳng, giữ vững tâm lý, phục...

25/03/2022

2239 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG