Nội dung chính
  • 1. Phức hợp nhận thức - vận động liên quan đến HIV (phức hợp nhất tri do bệnh AIDS)
  • 2. Điều trị rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV/AIDS
Nội dung chính
  • 1. Phức hợp nhận thức - vận động liên quan đến HIV (phức hợp nhất tri do bệnh AIDS)
  • 2. Điều trị rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV/AIDS
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Triệu chứng và điều trị rối loạn tâm thần ở người nhiễm HIV/AIDS

Rối loạn tâm thần ở người nhiễm HIV/AIDS nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến ý nghĩ tự sát, tự huỷ hoại bản thân.
Nội dung chính
  • 1. Phức hợp nhận thức - vận động liên quan đến HIV (phức hợp nhất tri do bệnh AIDS)
  • 2. Điều trị rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV/AIDS

1. Phức hợp nhận thức - vận động liên quan đến HIV (phức hợp nhất tri do bệnh AIDS)

Biểu hiện sự suy giảm trí tuệ, kèm theo các rối loạn hành vi vận động.

Biểu hiện sự suy giảm trí tuệ, kèm theo các rối loạn hành vi vận động.

Những bệnh nhân AIDS có tật chứng thần kinh tâm thần nặng. Phức hợp nhận thức vận động liên quan đến HIV biểu hiện trầm trọng bằng mất trí, chủ yếu là mức độ tật chứng vận động đối với đời sống hằng ngày. 

Không giống bệnh Alzheimer - mất trí vỏ não, mất trí xảy ra ở những người nhiễm HIV/AIDS là mất trị dưới vỏ. Những biến đổi lâm sàng chủ yếu xảy ra ở hệ viền và các đường liên lạc của thuỳ trán. Các cấu trúc này có tầm quan trọng trong việc điều chỉnh khí sắc và hành vi nên các biến chứng tâm thần, thần kinh có thể xảy ra khi các cấu trúc đỏ bị tổn thương.

a. Sự thay đổi nhân cách thực tổn

Sự thay đổi nhân cách thực tổn có thể xảy ra theo nhiều cách và tạo thành hội chứng nhân cách thực tổn. Được đặc trưng bởi sự biến đổi đáng kể các mô hình hành vi quen thuộc đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh.

Người bệnh có biến đổi cảm xúc và hành vi, tăng các nét nhân cách tiền bệnh lý dẫn đến hành vi giải ức chế, dễ bị kích thích có thể gây hại cho người khác, đôi khi giống hội chứng hàng cảm nhẹ.

Ở những người mất trí do bệnh AIDS có thể có sự thoái hoá nhân cách. Các triệu chứng vô cảm, mất động cơ và mất sảng kiến phản ánh tổn thương thuỳ trán và các đường liên lạc của chúng.

Một số trường hợp biểu hiện sự suy giảm hoạt động nhận thức, bao gồm suy giảm trí nhớ, khó tập trung suy nghĩ.

b. Trầm cảm thực tổn

- Trầm cảm trong nhiễm HIV pha tạp một số nhân tố:

  • Trầm cảm có thể biểu hiện bằng các triệu chứng giống như mất trí liên quan đến HIV, cần phân biệt với vô cảm. Sự chậm chạp tâm thần vận động và sự né tránh các nhiệm vụ phức tạp là đặc trưng của bệnh não thực tổn. Khí sắc trầm, tự ti và cảm giác tội lỗi thuộc về trầm cảm tiên phát,
  • Các triệu chứng mất ngủ, kém tập trung, chán ăn, giảm trọng lượng và giải dục năng là những biểu hiện thường gặp trong nhiễm HIV tiến triển, có thể làm khó phân biệt với các rối loạn thực vật trong trầm cảm nội sinh.
  • Trầm cảm chẩn đoán nhầm với quá trình mất trí. Trong trường hợp giả mất trẻ do trầm cảm thì lấy việc điều trị trầm cảm có kết quả để xác định chẩn đoán.
  • Trầm cảm và mất trí cùng tồn tại, đặc biệt ở giai đoạn biến đổi của tật chứng nhận thức. Khi đó biểu lộ một bệnh cảnh lâm sàng nặng nề và phức tạp hơn. 

Trầm cảm có biểu hiện bằng các triệu chứng như mất trí.

Trầm cảm có biểu hiện bằng các triệu chứng như mất trí.

c. Các rối loạn tâm thần khác

- Hội chứng khí sắc thực tổn: tăng vận động, hoang tưởng tự cao, dễ kích thích, giảm nhu cầu ngủ, mất sáng tạo, ảnh hưởng đến lao động xã hội.

- Bệnh cảnh loạn thần:

  • Các rối loạn hoang tưởng thực tổn, hoang tưởng bị hại, bệnh nhân đinh ninh rằng cho họ nằm viện là để thực hiện âm mưu lấy cắp tài sản hoặc đầu độc họ.
  • Các rối loạn tri giác thực tổn, thường gặp là ảo giác thính giác, ảo giác thị giác.
  • Các rối loạn này khó phân biệt với loạn thần chức năng xảy ra ở những người không bị nhiễm HIV; nếu không có tiền sử về gia đình, thì cần phải xem xét nguyên nhân thực tổn để chẩn đoán phân biệt.

2. Điều trị rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV/AIDS

a. Liệu pháp hoá dược 

Trong các giai đoạn của nhiễm HIV/AIDS, việc sử dụng các thuốc hướng thần là cần thiết. Điều đáng chú ý, bệnh càng tiến triển thì càng tăng sự nhạy cảm của thuốc, đặc biệt đối với các tác dụng phụ của thuốc. Điều này liên quan đến những thay đổi về dược động học do các bệnh cơ thể gây ra cũng như bệnh thực tổn não, 

  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giải lo âu
  • Thuốc chống AIDS

b. Liệu pháp tâm lý 

- Liệu pháp tâm lý cá nhân đóng vai trò quan trọng. 

Ngay trước khi làm thử nghiệm, người thầy thuốc cần tiếp xúc với người bệnh. Đánh giá nguy cơ lây nhiễm bằng cách thảo luận cởi mở với bệnh nhân về các hành vi tình dục cũng như các hành vi nguy cơ khác. Giải thích cho người bệnh hiểu biết được về sự lan truyền của HIV, sự tiến triển của bệnh, cũng như các cách điều trị và dự phòng khi bị nhiễm HIV.

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp cho bệnh nhân có những hành vi tích cực để vượt qua được sang chấn tâm lý và thích nghi tốt trong cuộc sống. 

- Liệu pháp tâm lý nhóm

Có các tác dụng tốt trong việc giải quyết các phản ứng tâm lý của người bệnh. Các thành viên trong nhóm có các hình thức sinh hoạt đa dạng: trao đổi mạn đàm, nếu các vấn đề khó khăn của mình để các thành viên trong nhóm cùng bàn bạc giải quyết, Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, lao động, văn hoá xã hội để họ cảm thấy cuộc sống còn có ý nghĩa. 

- Liệu pháp tâm lý gia đình.

 Là cần thiết, vì các phản ứng tâm lý nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sự nâng đỡ, sự quan tâm săn sóc của các thành viên trong gia đình. Người thầy thuốc tiếp xúc, trao đổi với họ các cách săn sóc về tâm lý giúp cho người bệnh thích nghi tốt với cuộc sống.

Bệnh nhân nếu không được điều trị có thể có hành vi tự sát.

Bệnh nhân nếu không được điều trị có thể có hành vi tự sát.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/02/2022 - Cập nhật 23/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3056 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6548 Lượt xem

6 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tâm thần

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tâm thần

Nguyên nhân các bệnh tâm thần là một vấn đề hết sức phức tạp. Hiện nay có những bệnh mà căn nguyên đã rõ ràng nhưng vẫn còn một số bệnh mà căn nguyên chưa xác...

27/03/2022

2413 Lượt xem

5 Phút đọc

Mọi người có đang lầm tưởng giữa bệnh tâm thần với bệnh...

Mọi người có đang lầm tưởng giữa bệnh tâm thần với bệnh...

Tâm thần học là một bộ môn riêng biệt trong y học có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng. Bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần đề phòng và chữa...

27/03/2022

1285 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG