Nội dung chính
  • 1. Giải thích hiện tượng xuất hiện bầm tím trên da
  • 2. Ai dễ bị xuất hiện hiện vết bầm tím trên da
  • 3. Nguyên nhân phổ biến xuất hiện vết bầm tím trên da
  • 4. Cách chữa vết bầm tím trên da
  • 5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nội dung chính
  • 1. Giải thích hiện tượng xuất hiện bầm tím trên da
  • 2. Ai dễ bị xuất hiện hiện vết bầm tím trên da
  • 3. Nguyên nhân phổ biến xuất hiện vết bầm tím trên da
  • 4. Cách chữa vết bầm tím trên da
  • 5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bị bệnh gì?

Tham vấn y khoa:
BSPHẠM THỊ HÀ TRANG
Chuyên khoa Phụ Sản - KHHGĐ,Sản phụ khoa,Sản phụ khoa
Cơ thể xuất hiện vết bầm là hiện tượng khá phổ biến, tình trạng này xảy ra có thể do cơ thể chịu một số va chạm vật lý như bị ngã, va đập hoặc bị trong lúc tập thể dục. Những va chạm này gây vỡ mạch máu dưới da gây bầm tím. Tuy nhiên, một số người bệnh cũng gặp phải tình trạng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân, không phải do va đập mà có thể là do một số bệnh lý gây nên.
Nội dung chính
  • 1. Giải thích hiện tượng xuất hiện bầm tím trên da
  • 2. Ai dễ bị xuất hiện hiện vết bầm tím trên da
  • 3. Nguyên nhân phổ biến xuất hiện vết bầm tím trên da
  • 4. Cách chữa vết bầm tím trên da
  • 5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

1. Giải thích hiện tượng xuất hiện bầm tím trên da

Trên cơ thể có nhiều mạch máu với chức năng vận chuyển máu qua lại giữa tim, các cơ quan và các mô trong cơ thể. Khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài mạch máu tổn thương hoặc suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, thoái hóa tạo nên các mảng bầm tím, vàng hoặc xanh trên da. Thông thường, các vết bầm tím trên da sẽ biến mất sau một thời gian.

Tuy nhiên, có một vài người gặp tình trạng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân, khi trên da người bệnh có vết bầm tím dù không chịu một tác động nào từ bên ngoài hoặc vết tròn bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.

Tình trạng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân gây đau và mất thẩm mỹ

Tình trạng xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân gây đau và mất thẩm mỹ

2. Ai dễ bị xuất hiện hiện vết bầm tím trên da

Các vết bầm tím có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, ở mọi giới tính, ở mọi độ tuổi nhưng có một số đối tượng đặc biệt dễ xuất hiện vết bầm tím trên d.

- Người lớn tuổi: Những người lớn tuổi có cấu trúc bảo vệ và mô mỡ suy yếu, đây là những phần có chức năng bảo vệ mạch máu. Vì vậy người lớn tuổi thường dễ bị bầm tím dù chỉ bị tác động nhẹ. 

- Phụ nữ: Phụ nữ có làn da mỏng hơn nên cũng dễ bị tổn thương hơn, các vết bầm cũng dễ xuất hiện hơn.

- Di truyền: Một số rối loạn di truyền có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu hoặc làm suy giảm tiểu cầu khiến cho những đối tượng này dễ bị bầm tím hơn những người khác (VD: Von Willebrand)

Phụ nữ có làn da mỏng manh nên dễ xuất hiện vết bầm tím trên da

Phụ nữ có làn da mỏng manh nên dễ xuất hiện vết bầm tím trên da

3. Nguyên nhân phổ biến xuất hiện vết bầm tím trên da

Vết bầm tím có thể là hiện tượng phổ biến và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đối với những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân, xuất hiện trong một thời gian dài, kích thước thay đổi và có hình dáng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Vậy tình trạng xuất hiện vết bầm tím trên da là bị bệnh gì? Dưới đây chính là câu trả lời cho vấn đề này.

  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc chống viêm có thể làm giảm khả năng đông máu của cơ thể. Việc này có thể gây ra tình trạng xuất huyết từ các mạch máu, khi này máu tích tụ dưới da tạo nên những vết bầm tím.

  • Thực phẩm: Một số loại thực phẩm như dầu cá, tỏi hay nhân sâm đã được nghiên cứu và thông báo là có thể gây xuất huyết, tạo nên vết bầm tím trên da.

  • Rối loạn chảy máu hoặc đông máu: Ví dụ như băng huyết, giảm tiểu cầu hoặc thiếu yếu tố đông máu protein V,... Nguyên nhân gây nên những rối loạn này có thể do di truyền khi cơ thể người bệnh thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX, hoặc do bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, tiểu cầu là tế bào giữ vai trò giúp máu đông lại và giúp cầm máu. Các rối loạn này khiến cho cơ thể dễ bị xuất huyết, dễ tạo thành vết bầm tím. Một vài dấu hiệu khác có thể dự đoán tình trạng này như: chảy máu cam, máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu nướu răng.

  • Nhiễm trùng huyết: Bệnh nhiễm trùng huyết hay ngộ độc máu là bệnh cần điều trị khẩn cấp. Tình trạng này gây nên sự tích tụ độc tố trong máu, mô của cơ thể, khiến trên da của người bệnh xuất hiện các cụm đốm máu nhỏ hoặc các vùng màu tím. Nếu không điều trị thì kích thước của các vết bầm tím sẽ ngày càng lớn hơn.

Thiếu hụt vitamin C có thể gây thoái hóa mô, tạo ra các vết bầm tím

Thiếu hụt vitamin C có thể gây thoái hóa mô, tạo ra các vết bầm tím

  • Thiếu hụt vitamin: Chế độ ăn uống kém khoa học, không đủ chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, trong đó việc thiếu vitamin có thể là nguyên nhân gây các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân. Ví dụ thiếu vitamin C có thể gây thoái hóa mô, tạo các vết bầm tím. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác của tình trạng thiếu vitamin C như chảy máu nướu răng, móng tay, mất răng hay suy tim.

  • Bệnh gan thận
    Gan là bộ phận sản xuất ra các protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi bị tổn thương, gan sẽ ngừng sản xuất các protein này làm xuất hiện các vết bầm tím. Các triệu chứng đi kèm thường bao gồm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.
    Khi thận bị tổn thương độ đàn hồi của da cũng suy giảm, các vết bầm tím trên da cũng dễ xuất hiện hơn.
    Nếu có nghi ngờ mắc bệnh gan hoặc thận, người bệnh cần đến tìm bác sĩ để có thể được tư vấn và nhận liệu trình điều trị phù hợp.

Có nhiều bệnh lý nguy hiểm gây nên các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân

Có nhiều bệnh lý nguy hiểm gây nên các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân

4. Cách chữa vết bầm tím trên da

Thời điểm vàng để điều trị vết bầm tím hiệu quả là khi vết bầm còn là một vết đỏ. Ngay sau khi bị va đập hãy nhanh chóng chườm lạnh lên vùng bị tổn thương từ 5 - 10 phút, chườm nhiều lần mỗi lần cách nhau khoảng một giờ. Cách chữa vết bầm tím trên da này chỉ có tác dụng trong 72 giờ kể từ thời điểm vùng da bị tổn thương.

Việc chườm đá giúp những vùng da, mạch máu, mô bị tổn  thương co lại giúp giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng vải hoặc khăn bọc đá trước khi chườm chứ không nên chườm đá trực tiếp. Khi quá đau bạn có thể sử dụng paracetamol để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 

Nếu vết bầm tím gây sưng to thì khi ngồi hoặc nằm bạn có thể kê cao chân để giúp máu dễ lưu thông hơn và giúp giảm sưng. Nên hạn chế vận động đối với chân có vết bầm tím, sưng để chân mau hồi phục.

Những biện pháp trên chỉ đơn giản giúp vết bầm tím tổn thương do va đập mau lành lại. Đối với những vết bầm tổn thương không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím kéo dài, không biến mất sau 2 tuần, có xu hướng lan rộng hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Lúc này bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ để có thể tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi vết bầm tím trên da là bệnh gì và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chườm lạnh chỉ có thể trị vết bầm tím trong vòng 72 giờ kề từ thời điểm da bị tổn thương

Chườm lạnh chỉ có thể trị vết bầm tím trong vòng 72 giờ kề từ thời điểm da bị tổn thương

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Vậy khi nào thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ? 

Khi gặp một trong các biểu hiện sau đây hãy đến tìm bác sĩ để được khám, tư vấn về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

  • Xuất hiện vết bầm tím kèm theo sốt

  • Vết bầm tím xuất hiện gần mắt.

  • Vết bầm từ màu tím chuyển sang màu đỏ rồi sưng lên kèm đau.

  • Vết bầm kéo dài quá 2 tuần không biến mất, thậm chí còn lan rộng.

  • Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân, tái đi tái lại nhiều lần.

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân kèm sốt, lan rộng, tái phát cần đi khám bác sĩ

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân kèm sốt, lan rộng, tái phát cần đi khám bác sĩ

Khi gặp các biểu hiện trên hãy đến các cơ sở y tế gần nhất gặp các chuyên gia da liễu để được khám cụ thể. Dưới đây, IVE - Bác sĩ ơi xin giới thiệu cho bạn một số cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao, dịch vụ tốt trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Giá khám da liễu
Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 300,000đ
Phòng khám ĐK QT Thanh Chân Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội 250,000đ
Phòng khám đa khoa Medelab 86 - 88 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội 150,000đ
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội 200,000đ
Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ

Ngoài ra còn nhiều cơ sở thăm khám da liễu uy tín khác. Bạn có thể gọi tổng đài đặt khám 1900 3367 hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên tại các bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín, đặt khám với bác sĩ giỏi theo yêu cầu.

1900 3367

Đặt khám da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Bạn có thể tư vấn da liễu từ xa ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online sẽ xem tình trạng da, hỏi về lối sống, sinh hoạt, từ đó chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc trực tuyến ngay trên ứng dụng.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám với bác sĩ da liễu online

Tải app

Tư vấn y tế từ xa để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Tư vấn y tế từ xa để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân có thể do sự tác động từ môi trường ngoài gây tổn thương cho cơ thể. Tuy nhiên, vết bầm tím trên da không do tác động vật lý từ bên ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Hãy theo dõi và đi thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp nhất. IVIE - Bác sĩ ơi với bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

Icon thời gian
25/10/2023
7149 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

Icon thời gian
24/10/2023
1419 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

Icon thời gian
24/10/2023
1571 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

Icon thời gian
24/10/2023
10652 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG