Nội dung chính
  • Bệnh lang ben
  • Bệnh bạch biến
  • Bệnh vảy phấn trắng
  • Bệnh rối loạn sắc tố da
  • Lưu ý khi trẻ sơ sinh xuất hiện vết loang trắng
Nội dung chính
  • Bệnh lang ben
  • Bệnh bạch biến
  • Bệnh vảy phấn trắng
  • Bệnh rối loạn sắc tố da
  • Lưu ý khi trẻ sơ sinh xuất hiện vết loang trắng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh là bị làm sao? Cách xử lý

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng con, rất nhiều bậc phụ huynh phát hiện các vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh. Các vết này có thể là dấu hiệu của các bệnh về da liễu như vảy phấn trắng, bạch biến, lang ben, rối loạn sắc tố da. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé!
Nội dung chính
  • Bệnh lang ben
  • Bệnh bạch biến
  • Bệnh vảy phấn trắng
  • Bệnh rối loạn sắc tố da
  • Lưu ý khi trẻ sơ sinh xuất hiện vết loang trắng

Bệnh lang ben

Đây là một tình trạng về da có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Khi da bị nhiễm một loại nấm có tên là pityrosporum ovale. Đây được đánh giá là một bệnh thuần túy ngoài da, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh lang ben được biểu hiện bằng các triệu chứng nổi bật sau:

  • Trên da có những đốm màu bất thường (sáng hoặc tối hơn bình thường) so với vùng da lân cận. Nó có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Lang ben có thể là bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến nhất là trên da mặt, cổ, tay, lưng.

Biểu hiện của bệnh lang ben như thế nào

Biểu hiện của bệnh lang ben như thế nào

  • Trong những trường hợp nặng hơn, đốm lang ben sẽ khô lại, đóng vảy trắng và gây ngứa ngáy.
  • Thời thời gian, các đốm nhỏ sẽ kết hợp lại với nhau thành các mảng trắng và có xu hướng lây lan tương đối nhanh chóng.
  • Khí hậu mùa hè thuận lợi cho sự phát triển của lang ben và giảm bớt khi nhiệt độ giảm xuống vào mùa đông.

Bên cạnh nguyên nhân chính là do vi nấm pityrosporum ovale tì bệnh còn do thời tiết. mồ hôi, lượng dầu  trên da, sự thay đổi nội tiết tố.

Để điều trị bệnh lang ben người ta thường dùng 2 phương pháp chính: Điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

Phương pháp điều trị lang ben tại chỗ

  • Dùng thuốc bôi được chỉ định giới hạn bệnh như các loại kem Miconazole, Econazole,…. Bôi lên toàn bộ vùng da bị lang ben tổn thương và rộng ra vùng da rìa thương tổn 3 – 4 cm, ngày 2 lần sáng – tối.

Phương pháp điều trị lang ben toàn thân

  • Phương pháp này  được điều trị bằng đường uống và thường áp dụng với những bệnh nhân có các vùng tổn thương rộng, không đáp ứng với thuốc  bôi hoặc tái phát.
  • Tùy vào tổn thương và đáp ứng thuốc mà bác sĩ có thể kê cho loại thuốc khác nhau như: Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole,…

Bệnh bạch biến

Bạch biến thường gặp ở mặt sau của bàn tay, ở da mặt và da nách. Bệnh này có thể chữa được nhưng nguy cơ tái phát cao. Có biểu rất rõ rệt trên nền da là các mảng trắng.

Những triệu chứng thường gặp nhất trên bệnh nhân bị bệnh bạch biến:

  • Một số vùng da nhất định dần dần mất màu, nhanh chóng trở thành màu gần như trắng.
  • Khi tiếp xúc vào các vùng da bị bạch biến thì không gây cảm giác bất thường nào. Không hề đau và ngứa.

Xuất hiện trên da là các đốm trắng với kích thước và hình dáng khác nhau

Xuất hiện trên da là các đốm trắng với kích thước và hình dáng khác nhau

  • Xuất hiện trên da với đa dạng các hình dáng, kích thước và thường là khởi phát bởi các đốm trắng.
  • Trong trường hợp nặng hơn, bệnh bạch biến còn có thể khiến co lông tóc của trẻ bị mất sắc tố đen.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị bạch biến. Các bacs sĩ có những cách làm chậm biến đổi và phục hồi sắc tố da. Các bác sĩ thường hướng dẫn một số cách sau:

  • Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF hơn 15 (lưu ý chỉ được áp dụng với trẻ trên 3 tháng tuổi).
  • Thoa thuốc steroid để làm giảm sự lan rộng của bạch biến.
  • Trị liệu bằng ánh sáng PUVA là phương pháp phổ biến mang lại hiệu quả nhất.

Bệnh vảy phấn trắng

Vảy phấn trắng là một bệnh ngoài da khá phổ biến và lành tính, thường gặp ở trẻ từ 7 – 15 tuổi. Bệnh vảy phấn trắng có cá biểu hiện thường gặp như:

Xuất hiện các mảng da bất thường, vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh hoặc dát mỏng có hình tròn hoặc bầu dục.

  • Đôi khi có ban đỏ và ngứa nhẹ và đóng vảy mỏng.
  • Ban đầu các vết có màu đỏ nhẹ sau đó nhạt dần đi theo thời gian.
  • Bệnh có thể đi kèm với triệu chứng khác như dị ứng.
  • Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời các tổn thương do bệnh trở nên rõ ràng hơn.

Biểu hiện của bệnh vảy phấn trắng là gì?

Biểu hiện của bệnh vảy phấn trắng là gì?

Có thể điều trị bệnh vảy phấn trắng bằng một số cách sau:

  • Bôi kem dưỡng ẩm.
  • Dùng thuốc bôi tại chỗ tổn thương.
  • Trị liệu bằng các tia.

Bệnh rối loạn sắc tố da

Rối loạn sắc tố da xảy ra khi các tế bào sản xuất melanin đột nhiên ngừng hoạt động hoặc tăng hoạt động một cách quá mức. Biểu hiện qua việc tăng hoặc giảm sắc tố da gây các hiện tượng: vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh, sạm da, rám má, thâm da hoặc mắc các bệnh như bạch tạng, bạch biến,…

Rối loạn sắc tố da biểu hiện qua việc tăng hoặc giảm sắc tố trên da của trẻ

Rối loạn sắc tố da biểu hiện qua việc tăng hoặc giảm sắc tố trên da của trẻ

Điều trị rối loạn sắc tố da chia làm hai nhóm:

Tăng sắc tố da:

  • Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt quá lâu.
  • Cẩn thận chăm sóc các vết thương ngoài  da, không để trẻ tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng.
  • Sử dụng các loại dược phẩm, thảo dược để điều trị sắc tố
  • Áp dụng phương pháp quang điện, sử dụng các tia

Giảm sắc tố da: 

  • Điều trị bằng thuốc hoặc bằng công nghệ cao, điều trị tâm lý cho trẻ nhỏ.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh xuất hiện vết loang trắng

Dưới đây là một  số lưu ý cho cha mẹ khi gặp các vết  loang trắng trên da trẻ sơ sinh:

  • Không được tự ý xử lý bằng thuốc hay các phương pháp dân gian.
  • Đưa trẻ đi khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi ngay khi trẻ có  các dấu hiệu của các bệnh về da liễu.

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám và tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa Nhi uy tín trên toàn quốc. Hiểu được sự bận rộn của nhiều mẹ bỉm. Khi sử dụng ứng dụng không những hiệu quả mà còn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tham khảo được nhiều dịch vụ khác nhau.

IVIE - Bác sĩ ơi - ứng dụng tư vấn sức khỏe trực tuyến tại nhà

IVIE - Bác sĩ ơi - ứng dụng tư vấn sức khỏe trực tuyến tại nhà

Dưới đây là một số bác sĩ Nhi khoa giỏi mà IVIE – Bác sĩ ơi tổng hợp để cha mẹ tham khảo:

  • Ths.BSNT Nguyễn Sỹ Đức:

Bác sĩ Đức hiện đang là bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung Ương đồng thời cũng là giảng viện tạo trường Đại học Y Hà Nội. Với chuyên môn giỏi và hơn 10 năm kinh nghiệm về khám và điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán và hướng dẫn các mẹ chăm sóc con một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Mẹ có thể tham khảo đặt lịch khám và tư vấn với bác sĩ trong khung giờ 11h00 đến 22h00 hằng ngày.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh với Ths.BSNT Nguyễn Sỹ Đức


  • BSCKI Đặng Thu Hiền

Với tay nghề giỏi và chuyên khoa vững trong nhiều năm kinh nghiệm. Bác sĩ Hiền sẽ tư vấn, điều trị và hướng dẫn cho cha mẹ chăm sóc, chế độ ăn cho trẻ tốt  nhất.

Phụ huynh có thể thảo khảo đặt lịch khám trong khung giờ từ 11h00 – 21h00 hằng ngày.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh với BSCKI Đặng Thu Hiền


  • Ths.BSNT Ngô Thị Huyền Trang

Bác sĩ Trang có gần 10  năm khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa như tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng,…

Cha mẹ có thể đặt lịch khám và tư vấn với bác sĩ vào khung giờ 14h00 – 20h00 hằng ngày.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh với Ths.BSNT Ngô Thị Huyền Trang


IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng, qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tình trạng vết loang trắng trên da trẻ sơ sinh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và cần được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
533 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1917 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1238 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2955 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG