Viêm đại tràng giả mạc do vi khuẩn C. difficile gây ra có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi trở nặng như: Cơ thể suy kiệt, giảm kali máu, mất nước do tiêu chảy, thủng ruột kết, nhiễm khuẩn ổ bụng… Do đó, bạn nên chủ động trang bị kỹ cho mình kiến thức và sự hiểu biết trong việc phát hiện và phòng ngừa bệnh.
1. Biến chứng viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc C. difficile nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt như:
a. Mất nước
Tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn tới mất nước và rối loạn các chất điện giải. Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó hoạt động bình thường, có thể gây tụt huyết áp xuống mức thấp nguy hiểm.
b. Suy thận
Trong một số trường hợp, mất nước có thể xảy ra nhanh đến mức gây suy giảm chức năng thận, dẫn tới suy thận.
c. Phình đại tràng nhiễm độc
Trong tình trạng hiếm gặp này, đại tràng không thể trục xuất khí và phân khiến nó trở nên khó chịu (megacolon). Nếu không được điều trị, đại tràng có thể bị vỡ, khiến vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào khoang bụng.
Do đó, phình đại tràng hoặc vỡ đại tràng là cấp cứu khẩn cấp trong y khoa.
d. Thủng ruột
Biến chứng này rất hiếm xảy ra và là kết quả của niêm mạc đại tràng tổn thương nhiều hoặc sau khi phình đại tràng nhiễm độc. Ruột thủng làm tràn vi khuẩn từ ruột ra khoang bụng, gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc, đe doạ tính mạng người bệnh.
e. Tử vong
Ngay cả trong trường hợp nhiễm C. difficile nhẹ đến trung bình cũng có thể nhanh chóng tiến triển thành bệnh nặng và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những biến chứng của bệnh lý này vô cùng nguy hiểm vậy nên hãy theo sát cơ thể mình, nếu có những biểu hiển khác thường hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ kịp thời.
2. Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc
-jpg_42f96f41_9c8c_4b79_812c_76948ab0006f.png)
Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc
Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp với các chỉ định cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm lấy mẫu phân: Phương pháp này sử dụng một số mẫu phân khác nhau nhằm phát hiện vi khuẩn C. difficile lây nhiễm có trong đại tràng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào máu trắng (bạch cầu). Từ đó có thể xác định bạn có mắc phải bệnh lý viêm đại tràng giả mạc hay không.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera thu nhỏ ở đầu để kiểm tra bên trong ruột già. Các bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc đại tràng, trực tràng để phát hiện các dấu hiệu của viêm đại tràng C. difficile, những mảng màu vàng (tổn thương) và vết sưng nếu có.
- Chẩn đoán hình ảnh: Nếu người bệnh có những triệu chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành chụp Xquang hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng, vỡ ruột.
Tìm hiểu thêm về: Những điều cần lưu ý khi bị viêm loét đại tràng tại đây.
3. Phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc
-jpg_20dba6ee_9a17_40b3_98c9_5229078d14ce.png)
Điều trị viêm đại tràng giả mạc
Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường bao gồm việc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một phác đồ điều trị hiệu quả đối với C. difficile. Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ bệnh lý ở từng đối tượng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau.
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
a. Ngừng sử dụng kháng sinh hiện tại
Việc sử dụng kháng sinh được cho là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm đại tràng C. difficile. Do đó, người bệnh nên bắt đầu từ việc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh này để làm giảm bớt các dấu hiệu bệnh.
b. Thay đổi một loại kháng sinh khác
Sau khi ngừng thuốc kháng sinh mà vẫn còn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống một loại kháng sinh khác có tác dụng hiệu quả chống lại C. difficile. Kháng sinh cho phép sự phát triển trở lại của các vi khuẩn bình thường, mang lại sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng.
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm đại tràng giả mạc và thuốc mà thuốc kháng sinh điều trị có thể được đưa vào cơ thể theo các đường: đường uống, tiêm tĩnh mạch, thông qua một ống mũi dạ dày.
c. Cấy ghép phân (FMT)
Nếu tình trạng nghiêm trọng, người bệnh có thể được cấy ghép phân từ một người hiến tặng khoẻ mạnh, nhằm khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột già. Các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị kháng sinh theo sau cấy ghép phân.
d. Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị suy nội tạng, vỡ đại tràng, viêm phúc mạc thì cần phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin cần thiết về cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh lý viêm đại tràng giả mạc. Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế, không nên tự ý điều trị tại nhà. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám cùng bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Viêm đại tràng giả mạcChẩn đoán viêm đại tràng giả mạcĐiều trị viêm đại tràng giả mạc
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.