Nội dung chính
  • 1. Đau dạ dày có nên tập yoga hay không?
  • 2. Bài tập dành cho người bị đau dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Đau dạ dày có nên tập yoga hay không?
  • 2. Bài tập dành cho người bị đau dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

YOGA - phương pháp điều trị bệnh dạ dày “thần thành”

Yoga được biết đến là một loại hình tập luyện mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần đặc biệt là sức khỏe tim mạch và não bộ. Tuy nhiên, có rất ít người biết được tác dụng điều trị bệnh dạ dày của bộ môn này. Để làm rõ thực hư, bạn đọc hãy cùng ISOFH CARE tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Đau dạ dày có nên tập yoga hay không?
  • 2. Bài tập dành cho người bị đau dạ dày

1. Đau dạ dày có nên tập yoga hay không?

Bệnh dạ dày có thể tập yoga?

Yoga có tác dụng tích cực về mọi mặt bao gồm cả dạ dày. Việc tập luyện thường xuyên không những đẩy lùi các bệnh dạ dày, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn giúp hạn chế căng thẳng stress, giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn.

Cơ chế chính của việc tập luyện yoga là điều chỉnh hơi thở một cách đều đặn và nhịp nhàng hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể giúp hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Từ đó, cơn đau dạ dày sẽ bị đẩy lùi một cách hữu hiệu và hạn chế các triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Cơn đau dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Cơn đau dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Việc luyện tập yoga thường xuyên còn có tác dụng kích thích các huyệt vị trên cơ thể hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, thư giãn tinh thần và ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát rất hiệu quả.

2. Bài tập dành cho người bị đau dạ dày

Yoga là một trong những bài tập thích hợp cho người mắc bệnh tiêu hóa. Một chế độ ăn uống và luyện tập khoa học sẽ là “cứu tinh” cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số động tác giúp cải thiện các cơn đau bệnh dạ dày:

a. Bài tập mở đầu trong yoga - hít thở

Đây là bài tập yoga cơ bản nhất nhưng lại quan trọng nhất trong suốt quá trình tập luyện. Bài tập này cũng có nhiều mức độ từ cơ bản đến cao cấp dành cho người mới bắt đầu đến chuyên nghiệp. Dưới đây là một cách tập luyện cơ bản:

- Ngồi trên thảm tập, gập đầu gối chân phải lại để bàn chân phải lên đùi trái và ngược lại, bàn chân phải đặt trên đùi trái, khi thực hiện động tác này.

- Hai tay để lên đầu gối, cong ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, các ngón còn lại duỗi thẳng tự nhiên, lòng bàn tay hướng lên trần nhà.

- Người tập từ từ hít thật sâu và thở ra chậm rãi. Lấy không khí vào, giữ nhịp, đồng thời dùng tay bịt luân phiên mỗi bên mũi bằng ngón cái và ngón áp út và thay đổi luân phiên.

- Thực hiện bài tập thở này làm liên tục trong khoảng từ 1 – 5 phút sẽ giúp cơn đau dạ dày giảm đi nhanh chóng.

b. Tư thế ngồi gập mình

Tư thế ngồi gập mình hay ngồi gập trước (Seated Forward Bend) có tên tiếng Phạn là Paschimottanasana. Đây là một động tác Hatha yoga cổ điển với rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó có thể tác động lên nhiều cơ quan trong đó có cả dạ dày, đồng thời giúp kéo giãn từ bắp chân, gân kheo (mặt sau của đùi) cho đến toàn bộ cột sống.

1900 3367

Đau bụng: triệu chứng đầu tiên hay gặp trong bệnh dạ dày.

Đau bụng: triệu chứng đầu tiên hay gặp trong bệnh dạ dày.

Để thực hiện tư thế ngồi gập mình, bạn hãy:

- Ngồi trong tư thế nhân viên (Dandasana) với hai chân duỗi thẳng về phía trước, thẳng lưng, các ngón chân thả lỏng.

- Di chuyển tay sang 2 bên và giơ thẳng lên cao về phía trần nhà.

- Hít vào và kéo căng cột sống. Thở ra, cúi người về phía trước và gập ở phần hông.

- Mỗi lần hít vào hãy kéo căng cột sống. Mỗi lần thở ra, hãy thực hiện động tác gập người về phía trước sâu hơn. Hãy tưởng tượng bụng nằm trên đùi, điều này giúp bạn kéo căng cột sống tốt hơn.

- Giữ cổ tự nhiên, không ngẩng đầu nhìn lên và không thả lỏng hoàn toàn.

- Kéo căng cánh tay ra xa nhất có thể, bạn có thể nắm lấy mắt cá chân, ống chân hoặc bất cứ chỗ nào bạn có thể với tới. Bạn cũng có thể sử dụng dây tập yoga đã hỗ trợ.

- Giữ tư thế khoảng 5 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.

Xem thêm thông tin về:  Thói quen xấu - kẻ thù gây ra các bệnh dạ dày

c. Tư thế xác chết

Tư thế xác chết được coi là tư thế cơ bản chữa bệnh dạ dày hiệu quả và nhanh chóng. Đây là động tác tưởng đơn giản nhưng lại khó thực hiện chính xác. Bài tập yoga này yêu cầu trạng thái thả lỏng toàn thân, giúp đầu óc thư thái và loại bỏ những “tạp niệm”, “tiêu cực” ra ngoài.

Để thực hiện động tác này, điều đầu tiên là hãy chuẩn bị một chiếc thảm:

- Cho cơ thể ở tư thế nằm ngửa trọn trong thảm, không nên để tay chân chạm ra ngoài mặt sàn.

Bệnh nhân cần giữ một tinh thần thoải mái khi thực hiện các động tác yoga.

Bệnh nhân cần giữ một tinh thần thoải mái khi thực hiện các động tác yoga.

- Tứ chi duỗi thẳng, đầu chi hướng ra ngoài, lòng bàn tay hướng lên trần nhà và ở tư thế thoải mái nhất.

- Hai mắt nhắm hờ, thả lỏng cổ và trán.

- Tập trung vào hơi thở, hít thở đều, nhẹ nhàng, sâu và thư giãn hơi thở. Hơi thở vào giúp nạp năng lượng cho cơ thể, hơi thở ra có tác dụng thư giãn.

- Từ từ loại bỏ hết mọi cảm giác và chỉ tập trung vào chính bản thân mình.

Yoga mang lại tác dụng diệu kỳ lên hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Đây là một phương pháp chữa trị bệnh dạ dày hiệu quả đang được ưa chuộng hiện nay. Mong rằng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về phương pháp trị liệu thú vị này.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/03/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9972 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3121 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3045 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4511 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG