Nội dung chính
  • 1. 10+ bài thuốc từ tự nhiên cho trẻ bị nhiệt miệng
  • 2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không ăn gì?
  • 3. Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần khám bác sĩ?
Nội dung chính
  • 1. 10+ bài thuốc từ tự nhiên cho trẻ bị nhiệt miệng
  • 2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không ăn gì?
  • 3. Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần khám bác sĩ?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10+ bài thuốc từ tự nhiên cho trẻ bị nhiệt miệng tại nhà nhanh chóng

Trẻ bị nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, thường không nguy hiểm, lành tính tự khỏi nên bố mẹ dễ chủ quan. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài khiến trẻ đau, khó chịu và thậm chí bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây suy dinh dưỡng trẻ. Vì vậy, chăm sóc và nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em, tìm hiểu kỹ cách chăm sóc trẻ tại nhà cùng các bài thuốc tự nhiên trị nhiệt miệng rất được bố mẹ quan tâm
Nội dung chính
  • 1. 10+ bài thuốc từ tự nhiên cho trẻ bị nhiệt miệng
  • 2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không ăn gì?
  • 3. Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần khám bác sĩ?

1. 10+ bài thuốc từ tự nhiên cho trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc oval đỏ nông hay trắng vàng với viền đỏ xung quanh tại niêm mạc trong má, môi, lợi … khiến trẻ đau, khó chịu, gặp khó khăn khi ăn uống hay nuốt nước bọt cũng đau. Hiện tượng này có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nếu bố mẹ chăm sóc điều trị đúng cách có thể khỏi nhanh hơn.

Hình ảnh đốm trắng nhiệt miệng gây khó chịu ở trẻ

Hình ảnh đốm trắng nhiệt miệng gây khó chịu ở trẻ

Trẻ em bị nhiệt miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (như khi đánh răng hay vô tính cắn vào niêm mạc trong khoang miệng gây tổn thương niêm mạc, do hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện hay suy giảm, do trẻ gặp vấn đề răng miệng, do chế độ ăn nhiều dầu mỡ cay nóng, do trẻ không được bổ sung đủ vi chất dinh dưỡng như vitamin A,C,B…). 

Bố mẹ có thể nhận ra trẻ em bị nhiệt miệng bởi các biểu hiện như trẻ xuất hiện các đốm trắng trong khoang miệng, ban đầu kích thước từ 1 đến 2mm sau tăng lên đến 8 đến 10mm, các đốm vỡ ra hình thành vết loét. Trẻ đau rát, gặp khó khăn trong chuyện ăn uống, bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ thường quấy khóc khó chịu và một số trẻ sốt kèm theo hạch cổ. 

Trong thực tế, hiện tượng nhiệt miệng không nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng khiến trẻ mất ăn mất ngủ trong thời gian bệnh. Vì vậy, câu hỏi “trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?” được nhiều bố mẹ quan tâm trong quá trình chăm sóc trẻ. 

Bố mẹ có thể tham khảo 10+ bài thuốc từ tự nhiên điều trị trẻ bị nhiệt miệng tại nhà nhanh chóng cải thiện:

  • Dùng tăm bông tẩm mật ong: Bố mẹ có thể dùng vào vị trí nhiệt miệng giúp trẻ nhanh khỏi. Mật ong có khả năng diệt một số nấm hay vi khuẩn gây bệnh, vì vậy mỗi ngày bố mẹ có thể bôi từ 1 đến 2 lần. 

Dùng tăm bông tẩm mật ong chấm vào vị trí tổn thương giúp trẻ điều trị nhiệt miệng

Dùng tăm bông tẩm mật ong chấm vào vị trí tổn thương giúp trẻ điều trị nhiệt miệng

  • Dùng nước củ cải súc miệng: hay làm nước ép sẽ góp phần mau lành ở trẻ bị nhiệt miệng vì củ cải thanh nhiệt, bổ sung nhiều vi chất và tăng cường sức đề kháng trẻ. Bố mẹ cho trẻ súc miệng mỗi ngày 3 lần nếu không uống được. 
  • Uống nước ép cà chua: cho trẻ uống mỗi ngày từ 1 đến 2 ly bổ sung vitamin tăng sức đề kháng miễn dịch và giúp trẻ nhanh lành nhiệt miệng, cung cấp thêm vi chất và tăng sức đề kháng giúp trẻ khỏe hơn. 
  • Bổ sung thức ăn đồ uống giàu vitamin, đặc biệt vitamin C như cam, bưởi, chanh mỗi ngày giúp trẻ nhanh khỏi nhiệt miệng vì đây là thời điểm cơ thể trẻ đang thiếu và cần bổ sung vi chất nhất. 
  • Dùng nước sắn làm thức uống giúp nhanh khỏi nhiệt miệng vì bột sắn dây có tính mát, dịu vết rát. Mỗi ngày bố mẹ cho trẻ uống từ 1 đến 2 ly sẽ giúp trẻ nhanh khỏi.

Sử dụng nước ép cà chua giúp giảm nhiệt miệng và cung cấp thêm vi chất ở trẻ

Sử dụng nước ép cà chua giúp giảm nhiệt miệng và cung cấp thêm vi chất ở trẻ

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Bố mẹ cho trẻ súc miệng bằng nước muối trong 15 đến 30 giây rồi nhổ ra và vài giờ súc một lần nếu cần là cách để nhiệt miệng nhanh khỏi. 
  • Thoa dầu dừa: Khi trẻ bị nhiệt miệng, thoa dầu dừa vừa đủ lên vị trí nhiệt 2 đến 3 lần mỗi ngày giúp trẻ tăng kháng khuẩn, giảm sưng đau và đỡ khó chịu do nhiệt miệng. 
  • Đắp túi trà hoa cúc: Bố mẹ đắp túi trà hoa cúc lên vị trí trẻ nhiệt miệng khoảng vài phút có thể làm dịu vết thương hoặc cho trẻ súc miệng 3 đến 4 lần mỗi ngày với trà mới pha giúp chữa lành vết thương và giảm đau vì loại hoa này có thành phần có khả năng chống viêm và sát khuẩn
  • Uống nước rau má: Nước rau má có tính mát, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và giúp làm lành niêm mạc miệng, giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bố mẹ sử dụng rau má tươi nấu canh hay ngâm nước muối loãng và rửa sạch, giã lấy nước cốt uống hoặc súc miệng hàng ngày để giảm đau, làm lành vết thương.
  • Dùng lá trà xanh có thể giúp cơ thể tăng đề kháng, kháng viêm và mau chóng lành vết loét nhiệt miệng. Bố mẹ hái vừa đủ một lượng lá trà, ngâm nước muối để ráo nước, sau đó cho ngâm trà vào nước sôi lấy nước chứa tinh chất tiết súc miệng (khoảng 5 đến 10 phút mỗi lần) chữa nhiệt miệng.

Những phương pháp bài thuốc tự nhiên trên giúp trẻ trị nhiệt miệng vừa phải tại nhà. Nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ bị nhiệt miệng nhiều hay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác ngoài khả năng xử lý cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị hợp lý.  

Cách chữa nhiệt miêng cho bé

Cách chữa nhiệt miêng cho bé

2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không ăn gì?

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và không ăn gì?” được nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm. Các thực phẩm bé nhiệt miệng nên ăn và nên kiêng gồm:

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì

Bố mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp trong chế độ dinh dưỡng góp phần nhiệt miệng nhanh khỏi:

  • Cho trẻ ăn các loại rau củ xanh, trái cây (đặc biệt là cà chua, cà rốt …) vào các bữa ăn gia đình vì nhóm thực phẩm này bổ sung đầy đủ yếu tố vi lượng (nhóm vitamin B, C và khoáng chất) giúp tăng sức đề kháng hệ miễn dịch, nhanh chóng làm lành tổn thương niêm mạc trẻ bị nhiệt miệng. 
  • Tạo thói quen uống nước: Bố mẹ tạo thói quen uống nhiều nước ở trẻ, mỗi ngày bổ sung ít nhất khoảng 1,5 lít nước là vô cùng cần thiết.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt (trứng gà, các loại hạt, thịt bò... chứa nhiều sắt), vì sắt có vai trò trong sản xuất máu nuôi cơ thể, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm lành vết thương như  nhiệt ở niêm mạc miệng. 
  • Cho trẻ ăn sữa chua vừa bổ sung lợi khuẩn chống vi khuẩn gây hại ở miệng, vừa giúp làm lành vết thương và cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. 
  • Bố mẹ cho trẻ uống nước rau má thường xuyên sẽ thấy hiệu quả rõ (cho uống đối với trẻ đủ tuổi ăn dặm) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ quá trình lành tổn thương niêm mạc miệng.

Chế độ dinh dưỡng, các loại thức ăn nên và không nên bổ sung bố mẹ nên tìm hiểu giúp trẻ nhanh khỏi 

Chế độ dinh dưỡng, các loại thức ăn nên và không nên bổ sung bố mẹ nên tìm hiểu giúp trẻ nhanh khỏi 

Trẻ bị nhiệt miệng nên kiêng gì

Trẻ bị nhiệt miệng bố mẹ nên kiêng một số loại thực phẩm để tránh gây tổn thương nặng hơn, tái phát nhiệt ở trẻ:

  • Kiêng đồ chiên rán, dầu mỡ: Bố mẹ không nên để trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ vì những món ăn này háo nước, dễ gây khô miệng, tổn thương niêm mạc miệng. 
  • Trẻ cần tránh thực phẩm nhiều đường (như bánh kẹo, đồ quá ngọt …) vì dễ gây sâu răng khiến vi khuẩn dễ phát triển và vết thương nhiễm khuẩn, lâu lành. 
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn mặn, đồ ăn chua: trong chế độ ăn ở trẻ, vì những loại thực phẩm này dễ khiến trẻ khó chịu khi ăn và tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc.

Bị nhiệt miệng nên cho trẻ kiêng đồ ăn ngọt, đồ chiên rán

Bị nhiệt miệng nên cho trẻ kiêng đồ ăn ngọt, đồ chiên rán

Tìm hiểu thêm:  trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không

3. Khi nào trẻ bị nhiệt miệng cần khám bác sĩ?

Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần và hầu như không để lại sẹo. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng kéo dài, diễn biến và câu hỏi “trẻ bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi” thường được bố mẹ đặt ra và theo dõi trẻ cẩn thận. 

Bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc theo dõi tại nhà, hoặc liên hệ tư vấn từ bác sĩ nhi khám online trên App IVIE - Bác sĩ ơi. Khi trẻ không cải thiện hoặc kèm một trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Vết loét nhiệt miệng ở trẻ nhiều không cải thiện và có kích thước lớn hơn 1 đến 3 cm. 
  • Trẻ bị nhiệt miệng có nhiều vết loét mới xuất hiện (bên cạnh những đốm trắng viền đỏ).
  • Xuất hiện thêm các vết loét nhiệt miệng mới trên nền các vết loét cũ, có thể lan ra môi gây đau nhức, khó ăn uống và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày trẻ. 
  • Trẻ sốt (38 độ C, hoặc hơn) là gợi ý các bệnh lý nhiễm trùng, nếu triệu chứng xu hướng không cải thiện, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được khám, điều trị sớm.
  • Trẻ không xuất hiện triệu chứng kèm theo mới nhưng kéo dài (thường > 2 tuần) không xác định được nguyên nhân bố mẹ cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Trẻ sụt cân, bỏ ăn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. 

Các dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ cần đến bác sĩ

Các dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ cần đến bác sĩ

“IVIE - Bác sĩ ơi” tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, bố mẹ tham khảo đặt lịch thăm khám: 

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, qua tổng đài: 1900 3367 hoặc tải App để được hỗ trợ chi tiết.

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nhiệt miệng ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý, chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ, chuyên gia.

Ngoài ra, nếu chưa thể đến khám tại bệnh viện, bạn có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ dày dặn chuyên môn tại bệnh viện tuyến trung ương để được định hướng sớm nguyên nhân, hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Trong trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, tìm hiểu các phòng khám bệnh viện uy tín một cách dễ hơn với app “ IVIE - Bác sĩ ơi”.

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý bác sĩ khám nhi online uy tín, giàu kinh nghiệm trên ứng dụng: 

  • Thạc sĩ, bác sĩ nội trú - Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;
  • Ths. BSNT Nguyễn Sỹ Đức – Bệnh viện Nhi trung ương với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7000 lượt khám online.
  • BSCKII. Đàm Nhật Thanh - Bệnh viện Tai mũi họng trung ương với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em;
  • Cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm khác tại các bệnh viện phòng khám hàng đầu, tải App ngay dưới đây.

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến cùng các bác sĩ để chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi và tư vấn online nhanh chóng, kê đơn thuốc trực tuyến cùng các bác sĩ để chăm sóc trẻ đúng cách

Trẻ bị nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy tìm hiểu và trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ đúng cách, khoa học tại nhà và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. Để đặt lịch khám, tư vấn online với bác sĩ nhi khoa, hoặc muốn đặt lịch khám bạn tải App ngay dưới đây.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/10/2023 - Cập nhật 12/11/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

39 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Có không ít trẻ em bị nổi hạch ở háng, điều này khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Chắc hẳn...

20/04/2024

39 Lượt xem

6 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Khi phát hiện tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ đã gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, không ít bậc cha mẹ đã tìm hiểu về hạch này...

20/04/2024

40 Lượt xem

4 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

53 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG